Có người đã nói đùa: kể về sách triết học, thì Flancois Jullien là người được in nhiều thứ ba ở Việt Nam, sau Mác và Lê nin. Quả vậy, đến nay đã có tới hơn 10 tác phẩm của ông ra mắt ở nhà xuất bản Đà Nẵng, nhiều cuốn khác sắp xuất bản, và điều khá lạ: những cuốn sách không hề dễ đọc ấy lại bán rất chạy, thậm chí đã có đến 5 cuốn được tái bản, và đến nay cũng không dễ tìm. Đúng là ở nhà triết học này có điều gì đó rất hấp dẫn. Rất có thể ông thuộc một lớp những nhà triết học kiểu mới, những vấn đề của ông, dù rất khó (mà biết học thì bao giờ chả khó!) lại cũng rất gần với đời sống qua mọi người, và có sức lay động lớn. Trước hết về cách tư duy mà các tác phẩm của ông gợi cho ta.
Đi vòng xa một bên ngoài thật xa
Vấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suy nghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài, thực hiện đối với nó một cuộc giải cấu trúc từ bên ngoài. Bởi khi còn ở bên trong nó, thì chính vì quá gần gũi, quá quen thuộc, ta không thể nào nhận ra được những định kiến lâu đời của nó, vẫn được coi là những chân lý đương nhiên rồi. Phải lạ hoá tư duy đó đi, đẩy nó vào một hoàn cảnh lạ để cho những gì tưởng là đương nhiên trong nó bỗng trở thành không còn là đương nhiên nữa, gây hoang mang cho nó, khiến nó cảm thấy mất an toàn, khiến nó cảm thấy bỡ ngỡ, khiến nó phải tự đặt vấn đề lại, nghẹn nói rằng những định kiến của một nền văn hoá vừa là những điểm xuất phát đồng thời cũng vừa là những điểm mù của nó. Ông muốn phá vỡ những điểm mù đó trong triết học phương Tây.
Đọc F. Jullien trước khi gặp ông, nhiều lần tôi đã nghĩ: tại sao Jullien không hề nói đến Phật giáo, nền triết học cũng là của châu Á và cực kỳ thâm thuý? Về sau tôi hiểu ra: ông không quan tâm đến chỗ nền triết học nào từ âm thấy hơn triết học nào, vấn đề của ông là tìm đến một nơi nào đó thật xa, để cho sự lạ hoá được thật mạnh, càng xa hơn thì hiệu quả càng mạnh hơn. Phật giáo là Ấn Độ, mà Ấn Độ thì vẫn còn thuộc thế giới ngôn ngữ Ấn - Âu, nghĩa là vẫn còn gần châu Âu quá. Ông cố tìm đến một nơi cực xa, đến Viễn Đông, đến minh triết Trung Hoa, nơi không còn chút dính dáng gì vời phương Tây nữa cả về lịch sử, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ... Đẩy triết học phương Tây (mà tiêu biểu, ngọn nguồn Hy Lạp cổ) vào giữa cái phương Đông cực xa ấy, làm một cuộc đối mặt cực đoan nhất: đưa Viễn - Tây đối mặt với Viễn- Đông, khiến nó lạ hoá hoàn toàn, khiến nó bị rúng động, bị lay chuyển cực độ, đến mức phải tự đặt vấn đề lại về những gì nó từng hàng nghìn năm đinh ninh là vĩnh cửu, chẳng còn phải suy nghĩ, bàn cãi gì nữa.
F. Jullien vừa nhà Trung Hoa học, nhà triết học và nhà ngôn ngữ học. Ông hết sức quan tâm đến ngôn ngữ. Ông nêu ví dụ: chẳng hạn quan niệm về cái Nhạt (la Fadeur). Đối với phương Tây, nhạt bao cũng là xấu: một vở kịch nhạt, một tác phẩm nhạt, một cuộc nói chuyện nhạt, một con người nhạt nhẽo… Trong khi đó, đối với phương Đông, Nhạt lại là một đức tính, thậm chí đức tính đó rất cao quý đức tính rất cao quý (đúng ra trong từ Hán - Việt, đây là khái niệm “Đạm”'). Jullien phân tích: Cái Nhạt là ở trên thương nguồn của Vị, khi Vị còn chưa bị phân rẻ ra thành chua, đắng, ngọt, bùi... phương Tây nắm lấy sự vật khi nó đã bị phân hoá ra thành những thành phần nhỏ cụ thể, nắm lấy chi tiết. Phương Đông, ngược lại, muốn tiếp cận sự vật khi nó còn là cái toàn thể, nắm lấy cái tổng thể, trên ngọn nguồn của sự sống.
Bằng lời nói triết học giữ một mối quan hệ siêu nghiệm với thế giới mà nó lấy làm khách thể, nó thiết lập khách thể ấy bằng lời nói. (Kinh Thánh: “ Khởi đầu là lời", “lời chúa là lẽ thật"). Trong khi đó bậc minh triết lại cần sự im lặng để cho cái hiển nhiên cứ thế hiện ra đấy là “cái vốn nội sinh", "cái tự nó vốn vậy", nên chẳng có gì để nói về nó cả. Bằng cách im lặng ta ngộ ra nó.
Một ví dụ khác: người phương Tây nói Sự vật, một cái đồng nhất, tiếng Trung Quốc hiện đại gọi một sự vật là một cái "đông-tây” (dong xi), tức đối với họ một sự vật bao giờ cũng là một "quá trình” từ Đông sang Tây, một sự vật là một cái đang chuyển từ Đông sang Tây, từ chỗ này sang chỗ khác, trạng thái này sang trạng thái khác, họ nắm sự vật trong mối quan hệ, trong sự thông lộ...
Chiến lược của Jullien: ông làm một cuộc đi vòng sang tận Viễn Đông, để từ đó trở lại với phương Tây của ông qua cuộc đối chiếu lớn đó làm lay chuyển tư duy phương Tây, phát hiện ra những điểm mù của nền triết học đó, thực hiện cuộc “giải cấu trúc" có lẽ là lớn và sâu sắc triệt để nhất từ trước đến nay đối với nó.
Đi vòng xa một bên ngoài thật xa
Vấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suy nghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài, thực hiện đối với nó một cuộc giải cấu trúc từ bên ngoài. Bởi khi còn ở bên trong nó, thì chính vì quá gần gũi, quá quen thuộc, ta không thể nào nhận ra được những định kiến lâu đời của nó, vẫn được coi là những chân lý đương nhiên rồi. Phải lạ hoá tư duy đó đi, đẩy nó vào một hoàn cảnh lạ để cho những gì tưởng là đương nhiên trong nó bỗng trở thành không còn là đương nhiên nữa, gây hoang mang cho nó, khiến nó cảm thấy mất an toàn, khiến nó cảm thấy bỡ ngỡ, khiến nó phải tự đặt vấn đề lại, nghẹn nói rằng những định kiến của một nền văn hoá vừa là những điểm xuất phát đồng thời cũng vừa là những điểm mù của nó. Ông muốn phá vỡ những điểm mù đó trong triết học phương Tây.
Đọc F. Jullien trước khi gặp ông, nhiều lần tôi đã nghĩ: tại sao Jullien không hề nói đến Phật giáo, nền triết học cũng là của châu Á và cực kỳ thâm thuý? Về sau tôi hiểu ra: ông không quan tâm đến chỗ nền triết học nào từ âm thấy hơn triết học nào, vấn đề của ông là tìm đến một nơi nào đó thật xa, để cho sự lạ hoá được thật mạnh, càng xa hơn thì hiệu quả càng mạnh hơn. Phật giáo là Ấn Độ, mà Ấn Độ thì vẫn còn thuộc thế giới ngôn ngữ Ấn - Âu, nghĩa là vẫn còn gần châu Âu quá. Ông cố tìm đến một nơi cực xa, đến Viễn Đông, đến minh triết Trung Hoa, nơi không còn chút dính dáng gì vời phương Tây nữa cả về lịch sử, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ... Đẩy triết học phương Tây (mà tiêu biểu, ngọn nguồn Hy Lạp cổ) vào giữa cái phương Đông cực xa ấy, làm một cuộc đối mặt cực đoan nhất: đưa Viễn - Tây đối mặt với Viễn- Đông, khiến nó lạ hoá hoàn toàn, khiến nó bị rúng động, bị lay chuyển cực độ, đến mức phải tự đặt vấn đề lại về những gì nó từng hàng nghìn năm đinh ninh là vĩnh cửu, chẳng còn phải suy nghĩ, bàn cãi gì nữa.
F. Jullien vừa nhà Trung Hoa học, nhà triết học và nhà ngôn ngữ học. Ông hết sức quan tâm đến ngôn ngữ. Ông nêu ví dụ: chẳng hạn quan niệm về cái Nhạt (la Fadeur). Đối với phương Tây, nhạt bao cũng là xấu: một vở kịch nhạt, một tác phẩm nhạt, một cuộc nói chuyện nhạt, một con người nhạt nhẽo… Trong khi đó, đối với phương Đông, Nhạt lại là một đức tính, thậm chí đức tính đó rất cao quý đức tính rất cao quý (đúng ra trong từ Hán - Việt, đây là khái niệm “Đạm”'). Jullien phân tích: Cái Nhạt là ở trên thương nguồn của Vị, khi Vị còn chưa bị phân rẻ ra thành chua, đắng, ngọt, bùi... phương Tây nắm lấy sự vật khi nó đã bị phân hoá ra thành những thành phần nhỏ cụ thể, nắm lấy chi tiết. Phương Đông, ngược lại, muốn tiếp cận sự vật khi nó còn là cái toàn thể, nắm lấy cái tổng thể, trên ngọn nguồn của sự sống.
Bằng lời nói triết học giữ một mối quan hệ siêu nghiệm với thế giới mà nó lấy làm khách thể, nó thiết lập khách thể ấy bằng lời nói. (Kinh Thánh: “ Khởi đầu là lời", “lời chúa là lẽ thật"). Trong khi đó bậc minh triết lại cần sự im lặng để cho cái hiển nhiên cứ thế hiện ra đấy là “cái vốn nội sinh", "cái tự nó vốn vậy", nên chẳng có gì để nói về nó cả. Bằng cách im lặng ta ngộ ra nó.
Một ví dụ khác: người phương Tây nói Sự vật, một cái đồng nhất, tiếng Trung Quốc hiện đại gọi một sự vật là một cái "đông-tây” (dong xi), tức đối với họ một sự vật bao giờ cũng là một "quá trình” từ Đông sang Tây, một sự vật là một cái đang chuyển từ Đông sang Tây, từ chỗ này sang chỗ khác, trạng thái này sang trạng thái khác, họ nắm sự vật trong mối quan hệ, trong sự thông lộ...
Chiến lược của Jullien: ông làm một cuộc đi vòng sang tận Viễn Đông, để từ đó trở lại với phương Tây của ông qua cuộc đối chiếu lớn đó làm lay chuyển tư duy phương Tây, phát hiện ra những điểm mù của nền triết học đó, thực hiện cuộc “giải cấu trúc" có lẽ là lớn và sâu sắc triệt để nhất từ trước đến nay đối với nó.