Một góc nhìn khác và một quan điểm mới trong nhận thức bản chất ánh sáng

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Một góc nhìn khác và một quan điểm mới trong nhận thức bản chất ánh sáng phi Einstein với các quan điểm vật lí truyền thống.

2269621608_f7d34c5331.jpg

Do có ý định viết một bài dưới tiêu đề có thể lượng tử hóa mô hình vũ trụ (cấp vĩ mô), không phải lượng tử(cấp vi mô) xảy ra bên trong các thiên vân, thiên thể; dể giải thích hiện tượng quang doppler tương ứng với nghiệm của các phương trình vũ trụ giãn nở đều và gần đây qua kính thiên văn hiện tượng này đang gia tốc. Bài viết này làm nền, sơ lược một số khái niệm cho bài viết trên.

Trước đây, trong 1 số bài viết khoa học, sách giáo khoa vật lí đã mô tả các phương trình sóng điện từ của Maxwell và các phương trình vật lí của nhà toán học Poincaré. Hai ông này cho rằng vũ trụ tràn ngập 1 loại vật chất vô hình, siêu cứng, nhờ có nó sóng điện từ(ánh sáng) mới có thể lan truyền trong không gian. Einstein cho là không; thêm nữa gần đây lại xuất hiện các quan điểm về vật chất tối, phản vật chất. Nó quả thực có thật hay không hoặc vốn tự nó đã là như vậy, nhưng chưa được chứng minh và định nghĩa cụ thể. Bài viết này được xây dựng trên một giả thuyết và xem như một tiên đề. Có một môi trường vật chất tỉnh tại, đẳng hướng trong một khu vực rộng lớn được xem là đối tượng quan sát. Hệ quy chiếu và trục tọa độ gắn vào bất cứ một điểm nào trong đó được xem là tuyệt đối phi quán tính. Môi trường này được đặt tên là trường Néo (mới) giá trị vật lí của điểm trường có thể lấy theo giá trị của một dây (lý thuyết dây) hoặc tương đương với một hạt Neutrino hay đúng nghĩa hơn là hạt có khối lượng ảo-năng lượng ẩn. Bản thân các hạt Néo này không có các giá trị tương tác vật lí, có thể xem như không vật chất (vật chất tối). Giá trị vật lí của trường Néo không thể đo đạc trực tiếp hoặc thể hiện cụ thể (đấy chỉ là ý nghĩa tương đối vì khi đặt nó vào khái niệm lượng tử hóa mô hình vũ trụ sẽ có một sai biệt rất nhỏ tương ứng với một miền trong chuyển động sóng vĩ đại mà một chu kì sóng có thể đến nhiều triệu năm ánh sáng, sóng mật độ trường Néo khác với sóng từ trường hay còn gọi là sóng điện từ; có một quan điểm cho rằng điện trường được giả định xem như là môi trường cho Electron chuyển dịch). Và vũ trụ ngày nay hình thành với khối lượng (năng lượng) tương ứng với sự sụt giảm giá trị vật lí (năng lượng) của trường Néo này. Sự sụt giãm lớn nhất nằm tại tâm khối lượng vật thể; sự hiện diện của trường Néo có trong nguyên tử (bên ngoài hạt nhân) nhưng không tạo nên khối lượng nguyên tử. Mặt lõm cong của khái niệm không thời gian cong trong hấp dẫn lớn mà Einstein phát biểu nằm trong khái niệm sự sụt giảm này của trường Néo tại vùng biên của các thiên thễ lớn.

Trường Néo theo quan điểm của bài viết này chính là vật chất tối hiện hữu, song hành cùng vũ trụ hiện nay và tràn ngập trong nó. Tuy nhiên, qua các tương tác vật lí trường Néo thể hiện dưới dạng có thể quan sát được hay định tính và định lượng như trường điện từ, trường hấp dẫn, các dao dộng sóng điện từ, các hạt cơ bản- lượng tử vật chất và vũ trụ thiên vân, thiên thể. Các giá trị thứ cấp này chuyển động bên trong sự suy giảm của trường. Trường hấp dẫn theo tương quan trên và do vật chất phát ra không có thực, mà chỉ do suy giảm giá trị trường Néo bao trùm xung quanh khối lượng vật chất hiện diện, các thiên thể,… Sự suy giảm tỉ lệ với bình phương khoảng cách tính từ thiên thể đến giá trị cơ bản của miền Néo. Lực hấp dẫn theo quan điểm này được thay bằng lực trượt đẩy có từ bên ngoài nguyên tử-vật thể.(Chi tiết trong bài lượng tử mô hình vũ trụ).

Bản chất ánh sáng là gì? Có trừu tượng với khái niệm các định luật lý là như nhau trong các hệ quy chiếu như quan điểm của Einstein hay không? (riêng về phần tốc độ ánh sáng).

Trong quá trình hấp thụ nhiệt (vật đen) hoặc tương tác với từ trường (vật nguồn, vật bức xạ) các nguyên tử của vật chất dao động các Eletron của nó cũng dao động và thăng giáng qua các quỹ đạo (hấp thụ => max; bức xạ => min các gói lượng tử lan truyền đi theo quan điểm Planck) theo quan điểm bài viết này. Sự thăng giáng trên các quỹ đạo của Electron tạo nên sự thăng giáng từ trường được cho là gắn liền với nó đã từ hóa (cảm từ) các hạt của trường Néo gần sát biên của nó, giống như hiện tượng cảm ứng từ trong điện học tạo nên sự thăng giáng cường độ từ trên mỗi màng hạt từ (tính đồng thời-mặt đẳng thế từ độ-số lượng hạt từ-biên độ) qua thời gian và làm cho các hạt này định dạng theo chiều của một moment từ xác định có tính lưỡng cực như một nam châm, đồng thời đổi chiều moment từ theo chiều thăng giáng của Electron. Hiện tượng này làm mất năng lượng trường sơ cấp làm cho nó trở lại định dạng các hạt Néo cơ bản. Sự phục hồi giá trị cũ được cung cấp bởi năng lượng hấp thụ. Hiện tượng cảm từ (và mất từ) được truyền đi với tốc độ ánh sáng. Các hạt Néo được từ hóa có tính lưỡng cực vì vậy được xem là trung tính nên nó không tương tác với từ trường vốn cùng bản chất với nó. Hiện tượng bẻ cong ánh sáng khúc xạ khi đi từ vùng mật độ đậm đặc cơ bản theo miền của trường Néo đến vùng loãng có trường hấp dẫn cận biên các thiên thể lớn là do sự thay đổi mật độ hạt Néo này. Sự thăng giáng nhanh hay chậm đúng bằng một chu kì của một bước sóng tương ứng với tần số ánh sáng đơn sắc hoặc sóng viba. Các màng từ hóa với cường độ từ dao động tăng giảm, cảm từ các hạt Néo cơ bản ở cận biên và cứ như thế lan truyền đi. Dao động này có dạng hàm Sin. Cụ thể hơn qua một mặt cắt S có sự tăng giảm cường độ từ theo hàm Sin giống như tăng giảm áp suất của sóng âm- sóng nước với các phân tử vật chất chỉ dao động tại chỗ nhưng sóng áp suất vẫn lan truyền như một quán tính.Có thể xem xét lại thí nghiệm kinh điển của Michelson-Morley mặc dầu vận tốc quán tính được tách ra lúc ánh sáng phãn xạ qua gương bán mạ nhưng các vạch giao thoa vẫn đồng pha đưa đến quan điểm nhận thức tương đối tính trong vận tốc ánh sáng. Photon được tạo nên bởi sự giao thoa ngang của các sóng chung tần số; Cường độ trường cực đại nằm giữa một bước sóng của các lớp sóng, thì mô hình Photon xem như 1 khối mà cường độ từ trường cực tiểu ở bên ngoài và cực đại ở tâm, năng lượng được xem như tập trung ở nơi này. Khi dịch chuyển qua một mặt cắt S giá trị cường độ từ trường được biểu diễn qua hàm Sin. Các Photon có năng lượng khi di chuyển nhưng không thể hiện khối lượng, mặc dù là có (do mật độ hạt trường đã được từ hóa), vì có tính lưỡng cực, trung tính nên không tương tác nhiều trong hấp dẫn(có trọng lượng). Các Photon trong trạng thái tĩnh đã thể hiện tính sóng qua mô hình cường độ tăng giảm và tính hạt qua cường độ từ trường cực đại tại tâm(giữa một lớp sóng) dưới góc nhìn năng lượng và toàn khối dưới góc nhìn biểu hiện tính trực xạ. Vì vậy nó phù hợp với thuyết lưỡng tính sóng- hạt của Louis de Broglie. Khi lan truyền, ánh sáng chỉ là các Photon này, không có sóng điện từ nào kèm theo nó, đồng nghĩa là có hai giá trị đồng thời trong một cụ thể chứ không phải là một hạt di chuyển cùng với một sóng điện từ(sóng từ) hay là hạt di chuyển và dao động theo kiểu sóng. Hiện tượng cảm từ các hạt của trường Néo thứ cấp không tiêu tốn năng lượng do bản thân trường này có giá trị tương tác vật lí tương đương bằng không. Nó chỉ chuyển năng lượng(từ trường) từ bản thân qua hạt khác ở lớp trước và hấp thụ lại ở lớp sau với tốc độ ánh sáng.Hình ãnh này có phần nào giống như bãng đèn led với các hạt Néo là các bóng led và ánh sáng di chuyễn tuần tự như trên. Nếu không có trường Néo thì một bóng đèn điện có điện cũng không phát sáng tương tự như nếu không có không khí loa cũng không phát âm dù đang dao động. Ánh sáng hay các bức xạ điện từ(bức xạ từ) theo quan điểm này không phải là bức xạ vật chất phát ra từ nguồn nên không có sự sụt giảm về khối lượng vì nó được tạo ra và truyền đi từ môi trường bên ngoài vật nguồn(vật đen) vật nguồn chỉ kích thích và tương tác cho nên nó di chuyển với tốc độ là hằng số trong một hệ quy chiếu với trục tọa độ tuyệt đối((tính tương đối được xét với giá trị rất nhõ ở chuyễn động sóng vĩ đại và đây cũng là sự chuyễn hệ quy chiếu quán tính từ trường cơ bãn Néo sang hệ quy chiếu lượng tử-từng photon)) không phụ thuộc vào bất kì hệ quy chiếu quán tính nào vì vậy không cần dùng phép biến đổi Lorentz trong các phương trình của Einstein.(có thể đặt trường Néo trong hệ thống không-thời gian khác với hệ th! ống không – thời gian của vũ-trụ hiện nay).Tính tương-đối không-thời gian Einstein chỉ có giá trị trong một lượng tữ theo tốc độ thăng giáng cường độ từ trường cúa từng màng(tính đồng thời-số lượng các hạt cãm từ-biên độ sóng)trong một bước sóng theo hàm sin.Sự chuyễn động photon trong môi trường có các giá trị đại lượng về thời gian như truyền thống.Do loại được lực hấp dẫn trong vật chất cho nên có thể thống nhất ba lực tương tác còn lại trong nguyên tữ . Lực hấp dẫn trong bài viết này chỉ là tương tác trượt đẩy trong môi trường Néo của vật chất từ vùng mật độ cao giãm dần đến vùng mật độ thấp và có gia tốc. Việc đưa ra ánh sáng bãn chất tối của ánh sáng và vật chất đã phần nào xây dựng nhận thức tương quan luận hư vô và hiện thực trong triết học vũ trụ quan.Vì cùng một bản chất cho nên thế giới tự nhiên có những thể hiện một mặt nào giống nhau, bất biến và có lẽ không thể sáng tạo thêm một cách riêng nào cho mình.

Ea-H’leo, Đăklăk, 7/9/2009


Bài viết này đã gởi cho vn-physics với vật lý Việt-Nam và VACA ngày 3-7/9/2009. Để giải thích những khác biệt cơ bản của trường N (Néo) với các lý thuyết vật lý cổ điển, tôi (tác giả) xin chú giải thêm những yếu tố như sau:

Việc gây dựng trường N và phương thức phát sáng theo cách này tất nhiên có mâu thuẩn với hầu hết lý thuyết cổ điển, mặc dầu vẩn dựa trên nhửng phần của lý thuyết cổ điển đã được thực nghiệm chứng minh.

Với Newton: đã trã lời câu hỏi của Newton dành cho thế hệ sau là: tại sao hai vật thể gián cách với nhau lại có thể tương tác được với nhau không qua môi trường trung gian và thông tin tức thời(chuyển động của hệ) vượt qua tốc độ ánh sáng để tương tác hấp dẫn? có lẻ lúc xây dựng thuyết hấp dẫn Newton còn ảnh hưởng bởi thuyết lực hút của kepler và trực quan; thêm nửa nếu đặt lực hấp dẫn trong vật chất-nguyên tử thì một viên bi nằm tại trung tâm quả đất áp lực đặt lên nó sẽ bằng không do sự cân bằng lực hút (hấp-dẫn) hai bên trái- phải của khối lượng quả đất, đồng thời lực hấp dẫn mạnh nhất ở trên mặt biển , dưới đáy biển nhẹ dần. Thực tế lại ngược lại, vì tại trung tâm quả đất giá trị của trường Néo là thấp nhất, tổng vec-tơ lực đẩy (áp lực tĩnh) nơi này là cao nhất phù hợp với thực tế và dưới đáy biển áp suất cao hơn mặt biển. Tại nơi này mặt dầu nhiệt độ rất cao nhưng kim loại sắt vẫn không ở thể lỏng vì áp suất quá lớn. Đây là kiểm chứng rỏ ràng và đơn giản nhất cho lý thuyết nhưng ít ai để ý.

Với Maxwell: lý thuyết sóng điện từ chỉ áp dụng cho bức xạ electron trong đó có không gian cho điện tích điểm(đơn cực từ) tương ứng với nó là điện trường,bức xạ này gây ra sụt giảm khối lượng.Trong khi bức xạ photon không gây ra sụt giảm khối lượng qua thực nghiệm gây ra hoài nghi trong giới khoa học, cần phải xây dựng một lý thuyết mới cho nó.Qua bài viết photon không phải là hạt cơ bản(đơn cực từ) sóng photon chỉ là sóng từ.

Với Einstein: lý thuyết tương đối các nhà khoa học xô viết còn hoài nghi vì còn dựa trên ánh sáng phát ra từ nguồn và nhận thức từ thí nghiệm Michelson-Moley mặc kết quả thí nghiệm phản ảnh đúng với tự nhiên.(cần loại ra vận tốc quán tính của nguồn.)

Với Max-Planck: gói lượng tử (rời rạc) không kết hợp được với hấp dẫn bởi vì không có lực này trong nguyên tử, vấn đề các nhà khoa hoc hiện nay còn đang cố gắng kết hợp nhưng hiện tại vẩn không khả quan. Hơn nửa bức xạ của planck(theo Planck) là bức xạ của Maxwell, Einstein kết hợp lượng tử kiểu Maxwell vào bức xạ quang (photon)là chưa chính xác vì không loại điện tích điểm và điện trường.Lượng tử(photon) khác hẳn lượng tử (electron) và Plank có quan điểm bức xạ có quang tử là bức xạ kiểu Maxwell nhưng từng gói rời rạc theo lượng tử.

Sóng điện –từ của Maxwell là sóng có hạt cơ bản (điện tích điểm,electron,điện trường) ,nó di chuyển bên ngoài hạt Néo và phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính, thuyết tương đối hẹp có thể áp dụng trong trường hợp này vì do vật chất bức xạ ra.

Có thể kiểm chứng lý thuyết mới này bằng thí nghiệm Michelson-Moley mới đây được các nhà khoa học Đức thí nghiệm với độ nhạy và chính xác gấp một trăm triệu lần so với lần đầu tiên tại phòng thí nghiệm Stephan Schiller của trường đại học Heinrick-Heine ở Dusseldorf (nguồn-PAC-Thienvanbachkhoa.org – bài ánh sáng là bất biến); nhưng dùng tia electron( đèn diod ,ống phóng điện tử) thay cho tia laser.Nếu kết quả khác nhau(electron so với ánh sáng: đồng pha hoặc khác pha) chứng tỏ lý thuyết mới (Néo) là đúng.Vấn đề này nếu được Viện vật lý quan tâm và đề nghị có thể thực hiện được.Việc thực hiện lại thí nghiệm theo nguồn phát mới có thể dùng để kiểm chứng lại lý thuyết tương đối (nếu xét theo góc độ phi quán tính rất nhỏ của trường Néo và vận tốc trên quỹ đạo nhật tâm (thuyết tương đối rộng) hay quán tính của vận tốc góc tự quay của quả đất(thuyết tương đối hẹp) của Einstein)). Tuy nhiên trong trường hợp nguyên tử ở mức năng lượng rất cao,các electron nhảy mức liên tục lên các quỹ đạo năng lượng cao và có khả năng mất điện tử để trỡ thành ion dương thì hiện tượng từ hóa có tính đơn cực tạo thành các electron bên ngoài(hiện tượng này củng không làm sụt khối lượng ) phần còn lại tạo thành các mây vân đạo positron duy trì liên kết tương tác yếu của điện tử trong nguyên tử. Trong trường hợp ở thể plasma(siêu nhiệt) các electron bức xạ (sụt khối lượng) vẩn phụ thuộc hệ quy chiếu quán tính.

Theo Đặng Ngọc Thủy - Thư viện Vật Lý
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top