Thực sự đây là vấn đề khó mà nói theo kiểu dài dòng kể chuyện, đó là vấn đề nghiêm túc Người ta vốn quen biết những thuật ngữ chuyên môn và tên một vài người, nếu bạn muốn nói đến đề tài này. Tôi đang nói về triết học.
Tối nay, tình cờ tôi đọc một bài viết về tình hình kinh tế hiện nay của ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Lời lẽ ông dùng hết sức là đơn giản, nếu không muốn nói theo kiểu bình dân tin học của E-chip, tạp chí có slogan rất ấn tượng là tin học như cơm bình dân. Các chi tiết này khiến tôi liên tưởng đến Francis Bacon, và Will Durant, một người thể hiện hệ tư tưởng của mình hết sức đơn giản, và một người viết lịch sử triết học cho tầng lớp bình dân trong xã hội.
Tôi không nói đến hai ông này. Nói chung, mấy ổng có những điểm khuyến khích tôi viết bài này, chứ không phải khiến tôi muốn nghiên cứu các ông ấy, có thể, nằm ở một bài khác.
Tôi muốn nói về con đường vào triết học có dễ không? Nó có phải như một cuốn sách mở sẵn trên bàn và rồi bạn đến bạn mở ra bất kì trang nào bạn xem từ trang 1 đến trang n không? Hay nó đòi hỏi bạn phải xem những cuốn sách hướng dẫn như 101 triết gia - Mai Sơn biên soạn và bác Bùi văn Nam Sơn hiệu đính? Hoặc bạn theo dõi những bài giới thiệu trên trang SGTT dạo gần đây bác Sơn đang viết bài? Cái nào thì dễ?
Nhưng nói riêng về cái đường vào thì các bác nhà mình cũng có vài cuốn các bác ấy viết. Một là Đường vào triết học của bác Dương Ngọc Dũng. Với cuốn sách có bìa trang trí theo kiểu Hi lạp cổ đại, gợi nhớ cho các bạn tiền thân của triết học nằm ở đâu, với quảng trường Athena nổi tiếng của Socrates và một vài người học trò xuất sắc của ông. Thường các trang về triết học vẫn lấy bối cảnh những cuộc tranh luận diễn ra ở đó làm nền cho trang web của mình. Trong tác phẩm này, bác Dũng có một chi tiết thú vị là liệt kê những đặc điểm nhận dạng một vài kẻ xem triết học là đồ trang sức cho tri thức của mình. Tôi đồ rằng đôi lúc tôi có ý đó thật. Và ông chia quan điểm về triết học trước năm 1975 và sau năm 1975. Không biết rằng có những gì thực sự thay đổi ở thế giới về quan điểm duy vật hay quan điểm duy tâm, hay các trường phái không, nhưng với cách chia mốc thời gian như thế khiến cho người ta muốn mua về đọc một cuốn sách dày chừng hơn 100 trang của bác ấy.
Còn một cuốn sách khác cũng viết về đường vào triết học, nhưng có tên gọi là Hành trình vào triết học của ông Trần văn Toàn. Nhìn vào bản câu hỏi, người ta cũng nhận ra rằng so với ông Dũng, ông Toàn đặt triết học ở khía cạnh mô phạm hơn, với những câu hỏi có chương hồi, logic, nên đọc sách của ông Toàn cũng như đọc một cuốn giáo khoa vậy.
Tôi nói có lan man qua sách vở quá không.
Trong một chủ đề nào đó để mở cánh cửa bước vào triết học, ngoài việc có tố chất suy tư, tìm hiểu sự vật, còn đòi hỏi óc phản biện, khách quan, những điều nằm giữa khoa học và không khoa học.
Nên qua cuốn Triết học nhập môn của Karl Jasper, một triết gia, nhà thần học người Đức, ông phân tích ngay từ đầu quyển sách của mình về vấn đề khởi thuỷ suy nghĩ của con người sẽ có những thứ gì đang diễn ra trong quá trình đó. Nói cách khác, đọc tác phẩm này, người đọc có được tấm gương phản chiếu tâm tư của mình. Đó là mức độ thông minh của người viết, bao quát, nắm bắt được người đọc.
Mở cánh cửa vào triết học không phải là chuyện khó, không e ngại lĩnh vực triết vốn khô khan và hàn lâm, phải nhìn nhận nó như một môn bình thường, có những điều cũng cần công cụ, tham cứu, và thời gian. Thế nào rồi thì cũng sẽ bước vào con đường đó với một niềm vui không sợ sệt.
5.1.11
quekhuong
Tối nay, tình cờ tôi đọc một bài viết về tình hình kinh tế hiện nay của ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Lời lẽ ông dùng hết sức là đơn giản, nếu không muốn nói theo kiểu bình dân tin học của E-chip, tạp chí có slogan rất ấn tượng là tin học như cơm bình dân. Các chi tiết này khiến tôi liên tưởng đến Francis Bacon, và Will Durant, một người thể hiện hệ tư tưởng của mình hết sức đơn giản, và một người viết lịch sử triết học cho tầng lớp bình dân trong xã hội.
Tôi không nói đến hai ông này. Nói chung, mấy ổng có những điểm khuyến khích tôi viết bài này, chứ không phải khiến tôi muốn nghiên cứu các ông ấy, có thể, nằm ở một bài khác.
Tôi muốn nói về con đường vào triết học có dễ không? Nó có phải như một cuốn sách mở sẵn trên bàn và rồi bạn đến bạn mở ra bất kì trang nào bạn xem từ trang 1 đến trang n không? Hay nó đòi hỏi bạn phải xem những cuốn sách hướng dẫn như 101 triết gia - Mai Sơn biên soạn và bác Bùi văn Nam Sơn hiệu đính? Hoặc bạn theo dõi những bài giới thiệu trên trang SGTT dạo gần đây bác Sơn đang viết bài? Cái nào thì dễ?
Nhưng nói riêng về cái đường vào thì các bác nhà mình cũng có vài cuốn các bác ấy viết. Một là Đường vào triết học của bác Dương Ngọc Dũng. Với cuốn sách có bìa trang trí theo kiểu Hi lạp cổ đại, gợi nhớ cho các bạn tiền thân của triết học nằm ở đâu, với quảng trường Athena nổi tiếng của Socrates và một vài người học trò xuất sắc của ông. Thường các trang về triết học vẫn lấy bối cảnh những cuộc tranh luận diễn ra ở đó làm nền cho trang web của mình. Trong tác phẩm này, bác Dũng có một chi tiết thú vị là liệt kê những đặc điểm nhận dạng một vài kẻ xem triết học là đồ trang sức cho tri thức của mình. Tôi đồ rằng đôi lúc tôi có ý đó thật. Và ông chia quan điểm về triết học trước năm 1975 và sau năm 1975. Không biết rằng có những gì thực sự thay đổi ở thế giới về quan điểm duy vật hay quan điểm duy tâm, hay các trường phái không, nhưng với cách chia mốc thời gian như thế khiến cho người ta muốn mua về đọc một cuốn sách dày chừng hơn 100 trang của bác ấy.
Còn một cuốn sách khác cũng viết về đường vào triết học, nhưng có tên gọi là Hành trình vào triết học của ông Trần văn Toàn. Nhìn vào bản câu hỏi, người ta cũng nhận ra rằng so với ông Dũng, ông Toàn đặt triết học ở khía cạnh mô phạm hơn, với những câu hỏi có chương hồi, logic, nên đọc sách của ông Toàn cũng như đọc một cuốn giáo khoa vậy.
Tôi nói có lan man qua sách vở quá không.
Trong một chủ đề nào đó để mở cánh cửa bước vào triết học, ngoài việc có tố chất suy tư, tìm hiểu sự vật, còn đòi hỏi óc phản biện, khách quan, những điều nằm giữa khoa học và không khoa học.
Nên qua cuốn Triết học nhập môn của Karl Jasper, một triết gia, nhà thần học người Đức, ông phân tích ngay từ đầu quyển sách của mình về vấn đề khởi thuỷ suy nghĩ của con người sẽ có những thứ gì đang diễn ra trong quá trình đó. Nói cách khác, đọc tác phẩm này, người đọc có được tấm gương phản chiếu tâm tư của mình. Đó là mức độ thông minh của người viết, bao quát, nắm bắt được người đọc.
Mở cánh cửa vào triết học không phải là chuyện khó, không e ngại lĩnh vực triết vốn khô khan và hàn lâm, phải nhìn nhận nó như một môn bình thường, có những điều cũng cần công cụ, tham cứu, và thời gian. Thế nào rồi thì cũng sẽ bước vào con đường đó với một niềm vui không sợ sệt.
5.1.11
quekhuong