• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Một bài phương trình <Căn>

Pucca_127

New member
Xu
0
BÀI TẬP CHỨA CĂN THỨC

Em mới học cái căn kiến thức còn kém mọi người chỉ giùm bài này :D
Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau:

\[\frac{11x}{5} - \sqrt{2x + 1} = 3y - \sqrt{4y - 1} + 2\]
 
mình nghĩ bài này bạn nên khai triển Căn bậc ấy ra và tính bình thường thui.
mimetex.cgi


=11x-5(2x+1)2=15y-5(4y-1)2+2
sau đó nháp một tí là ra mà
 
sao căn chạy đi đâu hết rồi bạn.tui cũng chưa làm đc bài này bạn có thể trình bày ra mọi người cùng xem đc ko?
 
Hic.
Và đây là lời giải. Siêu đơn giản nếu đã làm được TT
\[\frac{11x}{5} - \sqrt{2x + 1} = 3y - \sqrt{4y - 1} + 2
<=> \sqrt{4y - 1} - \sqrt{2x + 1} = 3y - \frac{11x}{5} + 2\]
Do \[x; y \in Z\], Số chính phương chia \[4\] dư \[0\] hoặc \[1\] nên \[4x, 2x\] là số chính phương \[=> \sqrt{4y - 1}; \sqrt{2x + 1}\] là số vô tỉ
Do đó:
\[\left{(4y-1)-(2x+1)=0\\3y-\frac{11x}{5}+2=0\]
\[\left{(4y-1)-(2x+1)=0\\3y-\frac{11x}{5}+2=0\]



\[x=5; y=3\]
 
Ak. Tui còn bài này nữa.
Mọi người chỉ giùm:
So sánh: \[A= 2\sqrt{1} + 2\sqrt{3} + 2\sqrt{5} + ... + 2\sqrt{19}\]
Với \[B= 2\sqrt{2} + 2\sqrt{4} + 2\sqrt{6} +...+ 2\sqrt{18} + \sqrt{20}\]
 
Do \[x; y \in Z\], Số chính phương chia \[4\] dư \[0\] hoặc \[1\]

Lý luận này thì đúng! còn bắt đầu từ ..

nên \[4x, 2x\] là số chính phương \[=> \sqrt{4y - 1}; \sqrt{2x + 1}\] là số vô tỉ

là liên thiên vì:

1/ Tại sao 2x phải chính phương?

2/ Có rất .. rất nhiều số nguyên x để \[\sqrt{2x + 1}\] không là vô tỷ, cụ thể mọi x = 2k(k+1) với k nguyên :D
 
Em mới học cái căn kiến thức còn kém mọi người chỉ giùm bài này :D
Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau:

\[\frac{11x}{5} - \sqrt{2x + 1} = 3y - \sqrt{4y - 1} + 2\]

Bài này giải thế này!

Phương trình tương đương với
\[5\left( \sqrt{2x+1}-\sqrt{4y-1}\right)=11x-15y-10\]

  • Nếu \[11x-15y-10\neq 0\] thì có:
    \[\sqrt{2x+1}+\sqrt{4y-1}=\frac{11x-15y-10}{10x-20y+10}\] và
    \[\sqrt{2x+1}-\sqrt{4y-1}=\frac{11x-15y-10}{5}\] so
    \[\sqrt{4y-1}=\frac{1}{2}\left(\frac{11x-15y-10}{10x-20y+10}-\frac{11x-15y-10}{5}\right)\in \mathbb{Q}\]
    Nhưng 4y-1 không thể là chính phương bởi lẽ nêú điều đó xảy đến thì
    \[4y-1=(2k+1)^2\] với k nguyên tức 1=2y-2k(k+1) là số chẵn! Như vậy không thể xảy ra việc
    \[11x-15y-10\neq 0\] nếu x; y là nghiệm pt.
  • Nếu \[11x-15y-10=0\] thì kéo theo \[\sqrt{2x+1}-\sqrt{4y-1}=0\] tức \[2x+1=4y-1\] nói khác đi x=2y-1 từ đó có y=3 và x=5 là nghiệm cần tìm.

Tóm lại cặp nghiệm cần tìm là:
\[(x;\;y)=(5;\;3).\]
 
Một số VD cho thấy khá đơn giản: 2.3.4 = 24; 2.4.5 = 40; 2.6.7 = 84
Căn 24, 40, 84 đâu là số hữu tỷ ???

Cậu có vấn đề về suy diễn logic rồi :D Tôi đâu có nói là \[\sqrt{2x+1}\] luôn là hữu tỷ! mà là tồn tại vô số x nguyên để \[\sqrt{2x+1}\] là hữu tỷ! Lý lẽ của cậu ở trên là ép \[\sqrt{2x+1}\] luôn là số vô tỷ đúng chưa? Mà \[\sqrt{2x+1}\] đâu có luôn là vô tỷ..

PS: Tóm lại cứ tự xem xét kỹ các lý luận của mình đi bé nha :D
 
Ak. Tui còn bài này nữa.
Mọi người chỉ giùm:
So sánh: \[A= 2\sqrt{1} + 2\sqrt{3} + 2\sqrt{5} + ... + 2\sqrt{19}\]
Với \[B= 2\sqrt{2} + 2\sqrt{4} + 2\sqrt{6} +...+ 2\sqrt{18} + \sqrt{20}\]

Nè, Tui làm được rùi pà kon :D. Mãi mới ra :))
Ta có: \[( \sqrt{a}+\sqrt{a+2})^2 = 2a + 2 + 2\sqrt{a^2+2a)} = 2(a+1) + \sqrt{(a+1)^2 - 1} < 2(a+1) + 2(a+1) = 4(a+1) = ( 2 \sqrt{a+1})^2\]
Suy ra: \[\sqrt{a} + \sqrt{a+2} < 2 \sqrt{a+1}\]

Thay vào ta đựoc A>B ^^

 
Có bài mới nè mọi người
Giải pt:
\[13\sqrt{x-1} + 9\sqrt{x+1} = 16x\]

pt \[ \Leftrightarrow \\] \[256{x^2} = 250x - 88 + 234\sqrt {{x^2} - 1} \\]

đặt t =\[ \sqrt {{x^2} - 1} \\]

\[ \Leftrightarrow \\] \[{x^2} = {t^2} + 1\\]

phân tích\[ 256{x^2} = 400{x^2} - 144{x^2}\\]

\[= 400{x^2} - 144({t^2} + 1)\\]

-->\[{t_1} = \frac{{ - 21 - 120x}}{{72}}\\] --> cái này giải ra vô nghiệm

\[{t_2} = \frac{{ - 12 + 15x}}{9}\\] --> x = 1,25
 
Có bài mới nè mọi người
Giải pt:
\[13\sqrt{x-1} + 9\sqrt{x+1} = 16x\]

cách 2:

đặt\[ \sqrt {x - 1} = a\\]
\[\sqrt {x + 1} = b\\]
-->\[x = {a^2} + 1\\] (1)

\[x = {b^2} - 1\\](2)
phân tích 16x=13x+3x
thay (1) và (2) vào ta có:
\[13({a^2} + 1) + 3({b^2} - 1) = 13{a^2} + 3{b^2} + 10\\]
pttt:\[13a + 9b = 13{a^2} + 3{b^2} + 10\\]
\[ \Leftrightarrow 13({a^2} - a) + 3({b^2} - 3b) + 10 = 0\\]
\[ \Leftrightarrow 13[{(a - \frac{1}{2})^2} - \frac{1}{4}] + 3[{(b - \frac{3}{2})^2} - \frac{9}{4}] + 10 = 0\\]

\[\Leftrightarrow 13{(a - \frac{1}{2})^2} + 3{(b - \frac{3}{2})^2} = 0\\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a - \frac{1}{2} = 0 \\ b - \frac{3}{{2 = 0}} \\ \end{array} \right.\\]
==> x= 5/4
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top