Mộng Liên Đường

Mộng Liên Đình

Từ những năm 1960, trong cuốn sách “Lược truyện các tác gia Việt Nam” do Trần Giáp chủ biên, đã nói đến Mộng Liên Đường.
Trong bộ sách này, phần “Lược truyện về tác gia Hán Nôm”, số 636 có viết :

Nguyễn Đăng Tuyền (thế kỉ XIX) hiệu Tiên Phong và Mộng Liên Đình, người làng Hoài Thượng , huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, không rõ năm sinh năm mất. Ông đậu tú tài năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), là Quốc Tử Giám giám sinh, rồi Hộ bộ chủ sự , thăng lên thị độc và làm Sử quán biên tu. Sau ông làm Tri phủ Thuận Thành rồi về tri sĩ. Tác phẩm của ông có: Sứ ca, Đào hoa mộng kí, Quốc phong thi hợp thái, Tiên phong Mộng Liên Đình, Yên đài anh thoại diễn âm (dẫn theo Lược truyện các tác gia Việt Nam , tập 1, bản in lần 2, tr 464)

Trong bộ “Đại Nam liệt truyện” (sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, tập nhị, quyển 33, tờ 13, được dịch in năm 1993) : Nguyền Đăng Tuyền có ông nội đỗ tiến sĩ , làm quan đến hàm Thiếu bảo, cha đỗ Hương cống (cử nhân), làm quan đến Hồng lô tự khanh; cuối thời Lê tránh loạn làm nhà ở Sơn Tây. Đăng Tuyền từng đỗ tú tài, được bổ làm Giám sinh ở Quốc Tử Giám ; năm Ninh Mệnh 17 (1836) làm Hậu bổ ở Tuyên Quan, rồi Tri huyện Vị Xuyên, sau chuyển vào Kinh (Huế) làm Chủ sự bộ Hộ, thăng Thừa chỉm Thị độc. Ông được ghi nhận là “vì văn học được vua biết đến” , cụ thể là năm Tự Đức thứ nhất (1848) thường được ứng chế thơ văn (tức là các kì thi do vua chủ trì) , lại soạn các quyển “Đào hoa mộng kí” (tác phẩm được mệnh danh là Hậu Đoạn trường tân thanh), “Nam thi quốc phong”, dâng vua xem, được chuyển là trữ tác, sung chức Biên tu sử quán. Năm 1856 được bổ đi Tri phủ Thuận Thành rồi xin hưu trí. Khi đã về hưu vẫn được vua cho người đến thăm hỏi, lại được vua sai vịnh sử xa, vào dịp “ngũ tuần đại khánh” (vua Tự Đức trong 50 tuổi), tức là năm 1878, ông dâng thơ tụng, được vua ban thưởng, vài năm sau thì mất, thọ 86 tuổi.

Cố nhiên là người đời nay sẽ thắc mắc vì chữ “Đình” (trong Mộng Liên Đình) chứ không phải là chữ Đường như tên hiệu mà ông được nhắc đến trong hiện tại. Đó là vì hệ quả của việc áp dụng lệnh kiêng húy cuối năm Ất Dậu năm 1885, theo đó chữ “Đình” phải đổi thành chữ “Đường”.

Tác gia Nguyễn Đăng Tuyển hiệu Mộng Liên Đường (Đình) được nói đến khá rõ trong các cuốn sách biên khảo như “Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX”, “Lục bát hậu Truyện Kiều”, “Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam” .
Theo Lại Nguyên Ân
:kiwi-fruit:Posted by Phong Cầm
Nguồn: vnkienthuc.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top