An Nhiên^^
Moderator
- Xu
- 0
Mộng Điệp thứ phi của vua Bảo Đại
Khi ngỏ ý muốn lấy Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng hậu sau này), vua Bảo Đại đã phải lập thệ, trong đó có nhắc đến việc bãi bỏ tam cung lục viện, duy trì chế độ một vợ một chồng. Thế nhưng Mộng Điệp xuất hiện khiến ông phải lòng phá bỏ hẹn ước…
Thứ Phi Mộng Điệp
Mộng Điệp sinh năm 1924, người Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà được một người bác đón lên Hà Nội ăn học, và sau làm vũ nữ. Mộng Điệp đã trải qua một đời chồng với bác sĩ Phạm Văn Phán, và có một con trai tên là Bùi Hữu Hưng nhưng sau này đã chia tay.
Cuộc tình với cựu Hoàng
Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại chính thức trao lại ấn kiếm và thoái vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cựu hoàng ra Hà Nội giữ chức cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Do một bàn tay sắp xếp, Mộng Điệp và Bảo Đại đã gặp nhau ở sân tennis. Cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại – Vua cuối cùng triều Nguyễn” có nói về buổi tiệc khi Thứ phi Mộng Điệp ở Đà Lạt. Tại buổi tiệc này, bà đã thổ lộ tình yêu với Bảo Đại: “Thật là em có phúc… Em, một gái vừa nghèo, vừa hèn làm nghề vũ nữ được “bóng dương” soi tới”. Em được hầu hạ Theo lời kể của Mộng Điệp, bà từng cùng Bảo Đại sang Pháp, đến Nice chơi bạc; cựu hoàng may mắn thắng cả chục triệu quan. Khi một người Ý thua bạc hết tiền, bán cái hột xoàn 5 triệu, Bảo Đại không ngần ngại mua rồi đeo vào cổ nhân tình. Bảo Đại si mê vẻ đẹp của gái một con, còn người đàn bà đẹp say trước vẻ lịch lãm của cựu hoàng, họ sống cùng nhau trong căn nhà số 51 đường Trần Hưng Đạo.
Tháng ngày làm vợ cựu hoàng
Tháng 3/1946, theo ủy nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo Đại đi Trung Quốc một thời gian để công tác ngoại giao. Tại thủ đô, bà Điệp đã hạ sinh công chúa Phương Thảo, một mình nuôi dạy con trong cô đơn. Kháng chiến chống Pháp lần 2 bùng nổ, nghe tin vợ lẽ bị thực dân bắt giam, cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài, viết thư nhờ can thiệp nên bà được tại ngoại.
Về phía cựu hoàng Bảo Đại, ở nước ngoài đã trở thành Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp theo cựu hoàng lên Đà Lạt, Buôn Mê Thuột. Bà cho sửa sang Dinh công sứ, xây chùa Khải Đoan, mở sân bay Buôn Mê Thuột giúp lưu thông giữa Buôn Mê Thuột với Huế – Sài Gòn được dễ dàng hơn. Trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1953, khi sống ở Buôn Mê Thuột, Mộng Điệp và Quốc trưởng sống với nhau êm ấm. Khéo léo tổ chức đời sống giúp Bảo Đại, lại biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với người chồng ham săn bắn. Tương truyền Bảo Đại từng đi săn và bị lạc, chính Mộng Điệp đã cưỡi voi tìm chồng.
Do Nam Phương Hoàng hậu là người theo đạo Công giáo nên không thể thực hiện các nghi thức lễ tế truyền thống, đặc biệt là lễ tế Nam giao(lễ tế trời đất). Chính vì vậy công việc này đã được giao cho thứ phi Mộng Điệp, bà được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu trong những dịp tế lễ. Phận vợ thứ lại không qua cưới hỏi nhưng nhờ chăm lo việc thờ phụng tổ tiên của hoàng gia rất nhiệt thành nên bà rất được lòng Đức Từ Cung, mẫu thân vua Bảo Đại. Bà thường xuyên nhận được thư thăm hỏi của Từ Cung
Năm 1953, theo ý của cựu hoàng, bà đã sang Pháp, mang theo cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều đình cho Hoàng hậu Nam Phương. Vì chiến tranh tàn khốc, bà định cư luôn ở Pháp.
Do Bảo Đại không còn làm vua nữa, đất nước chiến tranh nên Mộng Điệp rơi vào cảnh túng thiếu nơi đất khách quê người. Dù cho không được học nhiều nhưng vốn có tố thông minh, nhanh nhẹn, lại có tài kinh doanh bất động sản bà đã trở thành người giàu có ở Pháp, trang trải mọi chi phí gia đình cựu hoàng lúc đó.
Ở Pháp, bà tiếp tục có với cựu hoàng hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (chết yểu khi mới được 1 năm tuổi) và Bảo Sơn. Bảo Sơn học rất giỏi tốt nghiệp các trường hàng đầu kỹ thuật của Pháp nhưng lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi trong một chuyến bay đi nghỉ mát từ Pháp qua Anh. Con gái đầu Phương Thảo thì lại bị bệnh tim
Khi cựu hoàng Bảo Đại bị phế truất chức Quốc trưởng vào khoảng cuối năm 1955, ông bị ‘sốc’, lúc này cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốn gặp ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa tiền đi vài ngày, có khi đi cả tuần đến khi bệnh hoặc hết tiền mới trở về nhà. Khi hết đau ốm ông lại đi tiếp, bà có hỏi ông đi đâu thì ông cũng chỉ nói đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và anh Jean Bui (con riêng của bà với chồng trước ) theo dõi cựu hoàng xem ông đi đâu, thì ông giận bà suốt 2 tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốt nằm trên băng ghế, dưới hầm tàu điện ngầm, cảnh sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long (con bà Nam Phương) đến bảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”
Bà nói với Bảo Ân (Con của bà Phi Ánh): “Nhà dì giống như cái trạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương qua đời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài ở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”
Chia tay và sống cô đơn những ngày cuối đời
Năm 1971, Bảo Ðại bắt đầu sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Từ đó quan hệ giữa Bảo Đại và các con rạn nứt. Có người nói Bảo Đại hoàn toàn bị người đàn bà này kìm kẹp
Vốn là một người phong lưu, đa tình, cựu hoàng không thể dừng chân bên Mộng Điệp suốt đời. Khi chồng đi với tình nhân mới thì con cái là động lực sống của bà. Số phận trêu ngươi khi bà mất nốt người con trai Bảo Sơn qua đời trong một tai nạn máy bay năm 1987, lúc tuổi đời chỉ ngoài 30. Con gái lớn lại mắc bệnh tim. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, những ngày cuối đời, bà Mộng Điệp làm bạn với quạnh hiu. Bà tha thiết về Việt Nam để khi về cõi vĩnh hằng sẽ được táng gần lăng mộ của Từ Cung, nhưng không thành. Khi bị ngã gây chấn thương ở cổ phải đưa vào Bệnh viện Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không thành công. Mộng Điệp tạ thế vào ngày 26/6/2011, được an táng trong nghĩa trang Thiais, ở Paris, nơi yên nghỉ của hai người con trai…
Từ một vũ nữ, Mộng Điệp đã trở thành thứ phi của cựu hoàng. Hết mực yêu thương chồng nhưng rồi bà cũng bị đấng lang quân quên lãng, chung cảnh với Nam Phương Hoàng hậu… mộng uyên ương hồ điệp không tròn!
Khi ngỏ ý muốn lấy Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng hậu sau này), vua Bảo Đại đã phải lập thệ, trong đó có nhắc đến việc bãi bỏ tam cung lục viện, duy trì chế độ một vợ một chồng. Thế nhưng Mộng Điệp xuất hiện khiến ông phải lòng phá bỏ hẹn ước…
Thứ Phi Mộng Điệp
Mộng Điệp sinh năm 1924, người Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà được một người bác đón lên Hà Nội ăn học, và sau làm vũ nữ. Mộng Điệp đã trải qua một đời chồng với bác sĩ Phạm Văn Phán, và có một con trai tên là Bùi Hữu Hưng nhưng sau này đã chia tay.
Cuộc tình với cựu Hoàng
Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại chính thức trao lại ấn kiếm và thoái vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cựu hoàng ra Hà Nội giữ chức cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Do một bàn tay sắp xếp, Mộng Điệp và Bảo Đại đã gặp nhau ở sân tennis. Cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại – Vua cuối cùng triều Nguyễn” có nói về buổi tiệc khi Thứ phi Mộng Điệp ở Đà Lạt. Tại buổi tiệc này, bà đã thổ lộ tình yêu với Bảo Đại: “Thật là em có phúc… Em, một gái vừa nghèo, vừa hèn làm nghề vũ nữ được “bóng dương” soi tới”. Em được hầu hạ Theo lời kể của Mộng Điệp, bà từng cùng Bảo Đại sang Pháp, đến Nice chơi bạc; cựu hoàng may mắn thắng cả chục triệu quan. Khi một người Ý thua bạc hết tiền, bán cái hột xoàn 5 triệu, Bảo Đại không ngần ngại mua rồi đeo vào cổ nhân tình. Bảo Đại si mê vẻ đẹp của gái một con, còn người đàn bà đẹp say trước vẻ lịch lãm của cựu hoàng, họ sống cùng nhau trong căn nhà số 51 đường Trần Hưng Đạo.
Tháng ngày làm vợ cựu hoàng
Tháng 3/1946, theo ủy nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo Đại đi Trung Quốc một thời gian để công tác ngoại giao. Tại thủ đô, bà Điệp đã hạ sinh công chúa Phương Thảo, một mình nuôi dạy con trong cô đơn. Kháng chiến chống Pháp lần 2 bùng nổ, nghe tin vợ lẽ bị thực dân bắt giam, cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài, viết thư nhờ can thiệp nên bà được tại ngoại.
Về phía cựu hoàng Bảo Đại, ở nước ngoài đã trở thành Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp theo cựu hoàng lên Đà Lạt, Buôn Mê Thuột. Bà cho sửa sang Dinh công sứ, xây chùa Khải Đoan, mở sân bay Buôn Mê Thuột giúp lưu thông giữa Buôn Mê Thuột với Huế – Sài Gòn được dễ dàng hơn. Trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1953, khi sống ở Buôn Mê Thuột, Mộng Điệp và Quốc trưởng sống với nhau êm ấm. Khéo léo tổ chức đời sống giúp Bảo Đại, lại biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với người chồng ham săn bắn. Tương truyền Bảo Đại từng đi săn và bị lạc, chính Mộng Điệp đã cưỡi voi tìm chồng.
Do Nam Phương Hoàng hậu là người theo đạo Công giáo nên không thể thực hiện các nghi thức lễ tế truyền thống, đặc biệt là lễ tế Nam giao(lễ tế trời đất). Chính vì vậy công việc này đã được giao cho thứ phi Mộng Điệp, bà được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu trong những dịp tế lễ. Phận vợ thứ lại không qua cưới hỏi nhưng nhờ chăm lo việc thờ phụng tổ tiên của hoàng gia rất nhiệt thành nên bà rất được lòng Đức Từ Cung, mẫu thân vua Bảo Đại. Bà thường xuyên nhận được thư thăm hỏi của Từ Cung
Năm 1953, theo ý của cựu hoàng, bà đã sang Pháp, mang theo cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều đình cho Hoàng hậu Nam Phương. Vì chiến tranh tàn khốc, bà định cư luôn ở Pháp.
Do Bảo Đại không còn làm vua nữa, đất nước chiến tranh nên Mộng Điệp rơi vào cảnh túng thiếu nơi đất khách quê người. Dù cho không được học nhiều nhưng vốn có tố thông minh, nhanh nhẹn, lại có tài kinh doanh bất động sản bà đã trở thành người giàu có ở Pháp, trang trải mọi chi phí gia đình cựu hoàng lúc đó.
Ở Pháp, bà tiếp tục có với cựu hoàng hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (chết yểu khi mới được 1 năm tuổi) và Bảo Sơn. Bảo Sơn học rất giỏi tốt nghiệp các trường hàng đầu kỹ thuật của Pháp nhưng lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi trong một chuyến bay đi nghỉ mát từ Pháp qua Anh. Con gái đầu Phương Thảo thì lại bị bệnh tim
Khi cựu hoàng Bảo Đại bị phế truất chức Quốc trưởng vào khoảng cuối năm 1955, ông bị ‘sốc’, lúc này cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốn gặp ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa tiền đi vài ngày, có khi đi cả tuần đến khi bệnh hoặc hết tiền mới trở về nhà. Khi hết đau ốm ông lại đi tiếp, bà có hỏi ông đi đâu thì ông cũng chỉ nói đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và anh Jean Bui (con riêng của bà với chồng trước ) theo dõi cựu hoàng xem ông đi đâu, thì ông giận bà suốt 2 tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốt nằm trên băng ghế, dưới hầm tàu điện ngầm, cảnh sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long (con bà Nam Phương) đến bảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”
Bà nói với Bảo Ân (Con của bà Phi Ánh): “Nhà dì giống như cái trạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương qua đời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài ở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”
Chia tay và sống cô đơn những ngày cuối đời
Năm 1971, Bảo Ðại bắt đầu sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Từ đó quan hệ giữa Bảo Đại và các con rạn nứt. Có người nói Bảo Đại hoàn toàn bị người đàn bà này kìm kẹp
Vốn là một người phong lưu, đa tình, cựu hoàng không thể dừng chân bên Mộng Điệp suốt đời. Khi chồng đi với tình nhân mới thì con cái là động lực sống của bà. Số phận trêu ngươi khi bà mất nốt người con trai Bảo Sơn qua đời trong một tai nạn máy bay năm 1987, lúc tuổi đời chỉ ngoài 30. Con gái lớn lại mắc bệnh tim. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, những ngày cuối đời, bà Mộng Điệp làm bạn với quạnh hiu. Bà tha thiết về Việt Nam để khi về cõi vĩnh hằng sẽ được táng gần lăng mộ của Từ Cung, nhưng không thành. Khi bị ngã gây chấn thương ở cổ phải đưa vào Bệnh viện Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không thành công. Mộng Điệp tạ thế vào ngày 26/6/2011, được an táng trong nghĩa trang Thiais, ở Paris, nơi yên nghỉ của hai người con trai…
Từ một vũ nữ, Mộng Điệp đã trở thành thứ phi của cựu hoàng. Hết mực yêu thương chồng nhưng rồi bà cũng bị đấng lang quân quên lãng, chung cảnh với Nam Phương Hoàng hậu… mộng uyên ương hồ điệp không tròn!