Môn Văn, cần bổ sung kiến thức gì?
Ở chương trình phân ban, Ngữ văn là một trong những bộ môn có nhiều thay đổi và bổ sung kiến thức, nội dung mới, lên đến 30 phần trăm so với chương trình, sách giáo khoa, hệ cải cách trước đây.
Cụ thể, thí sinh thi lại tốt nghiệp THPT và thi lại tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay cần phải tiếp thu, nắm bắt, bổ sung kịp thời kiến thức, nội dung, bài học của chương trình, sách giáo khoa mới này.
Thời gian làm bài đề thi của môn Ngữ văn, trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là 150 phút.
Nên nhớ, thời gian 150 phút ấy, người ra đề đã tính đến thời gian để thí sinh suy nghĩ, đọc kỹ đề, lập dàn ý, viết nháp. Vì vậy, bạn nên dành khoảng 25 - 30 phút cho việc làm trên.
Cấu trúc đề thi môn ngữ văn, trong thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH, CĐ gồm có ba câu:
Câu 1 ( 2 điểm): Nếu như trong đề tốt nghiệp chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả văn học nước ngoài, ở đề thi tuyển sinh lại có thêm yêu cầu suy luận, sáng tạo về các kiến thức trên.
Câu hỏi này là câu hỏi ngắn, bạn cần trình bày mạch lạc, gãy gọn, trong khoảng 2/3 trang hoặc một trang giấy thi là đủ, tránh viết dông dài, lan man đến mấy trang.
Tuy nhiên, phải chú ý cách diễn đạt bằng lời văn của mình và tốt hơn nữa là nên viết nó như một bài văn nhỏ, ngắn, có kết cấu ba phần, mở bài, thân bài, kết bài.
Thầy cô giáo dạy ở trường, cũng như các vị giám khảo rất có tình cảm và đánh giá cao với những bài làm, cách trả lời bài bản, công phu, đúng đặc trưng môn ngữ văn như vậy của thí sinh.
Câu 2 ( 3 điểm), theo cấu trúc đề thi của Bộ, đây là điểm mới, nếu như đề thi của hàng chục năm vừa qua là thuộc về nghị luận văn học, xoay quanh các tác phẩm trong chương trình, sách giáo khoa, đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ là nghị luận xã hội.
Có ba dạng bài cụ thể: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Đề cũng không làm khó học sinh nên sẽ ra những vấn đề, hiện tượng gần gũi, quen thuộc, phổ biến trong đời sống xung quanh ta.
Chẳng hạn, an toàn giao thông, thực phẩm, bảo vệ môi trường, về đạo đức, lí tưởng, lẽ sống, tình bạn, tình yêu....dưới dạng nghị luận giải thích, làm sáng tỏ, anh/ chị nghĩ gì, bày tỏ thái độ như thế nào....
Về mức độ yêu cầu cơ bản, chỉ cần giới thiệu, giải thích, nêu rõ vấn đề cần bàn luận, biết phân tích những mặt đúng - sai, lợi - hại có liên quan đến vấn đề, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức, hành động, biết chỉ nguyên nhân, biện pháp và bày tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng xã hội đó.
Để làm tốt đề nghị luận xã hội, ngoài việc rèn luyện kĩ năng, lập luận, các bạn cần cập nhật, siêng năng đọc, nghe, thu thập tài liệu, số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài..., giúp cho bài viết có thêm những luận cứ phong phú, xác đáng, thuyết phục.
Về mặt hình thức, mức độ trình bày, cũng giống như câu 1, câu 2 này, cần viết thành bài văn hoàn chỉnh, có mở bài - thân bài - kết bài. Trong ba phần, phần kết thúc bài nghị luận xã hội là khó viết nhất, nhiều bài thường rơi vào công thức, lối mòn “bằng lời hứa hoàn thành nhiệm vụ học tập, tư dưỡng này nọ trong khi đó chủ đề bàn luận rất ít liên quan đến hai nhiệm vụ kia.
Tránh điều này, bạn cần bám sát đề bài, chủ động bộc lộ những suy nghĩ của mình, trình bày cả những điều mình đang băn khoăn, trăn trở, bằng lí lẽ chân thành và thuyết phục. Nếu như đề thi không khống chế số lượng từ và trang thì các em nên viết khoảng hai trang hoặc hơn một chút là đủ.
Câu 3 (5 điểm) là phần riêng cho từng chương trình, sách giáo khoa. Đây là phần ăn nhiều điểm nhất, nên thời gian suy nghĩ, làm bài của câu này phải nhiều hơn, công phu hơn, chiếm một nửa hoặc nhiều hơn thế.
Dạng bài cho câu 3 thường là phân tích, cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ, một hay vài nhân vật, hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm ( ví dụ như giá trị nhân đạo, tính dân tộc, huynh hướng sử thi, thân phận và vẻ đẹp của con người...).
Đứng trước nghị luận về thơ ca, phải biết cách phân tích, cảm nhận thơ, về mặt hình thức, nghệ thuật trên các khía cạnh sau: thể loại, từ ngữ hay, đắt, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ, hình ảnh thơ tiêu biểu, giàu ý nghĩa, hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, giá trị của các biện pháp tu từ, giọng điệu, lời thơ....
Từ đó có thể dẫn dắt, lập luận chỉ ra nội dung, tư tưởng, ý nghĩa biểu hiện của đoạn thơ, bài thơ. Tốt nhất, nên lồng ghép, phối hợp phân tích giữa nội dung và nghệ thuật với nhau.
Ở chương trình phân ban, Ngữ văn là một trong những bộ môn có nhiều thay đổi và bổ sung kiến thức, nội dung mới, lên đến 30 phần trăm so với chương trình, sách giáo khoa, hệ cải cách trước đây.
Cụ thể, thí sinh thi lại tốt nghiệp THPT và thi lại tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay cần phải tiếp thu, nắm bắt, bổ sung kịp thời kiến thức, nội dung, bài học của chương trình, sách giáo khoa mới này.
Thời gian làm bài đề thi của môn Ngữ văn, trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là 150 phút.
Nên nhớ, thời gian 150 phút ấy, người ra đề đã tính đến thời gian để thí sinh suy nghĩ, đọc kỹ đề, lập dàn ý, viết nháp. Vì vậy, bạn nên dành khoảng 25 - 30 phút cho việc làm trên.
Cấu trúc đề thi môn ngữ văn, trong thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH, CĐ gồm có ba câu:
Câu 1 ( 2 điểm): Nếu như trong đề tốt nghiệp chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả văn học nước ngoài, ở đề thi tuyển sinh lại có thêm yêu cầu suy luận, sáng tạo về các kiến thức trên.
Câu hỏi này là câu hỏi ngắn, bạn cần trình bày mạch lạc, gãy gọn, trong khoảng 2/3 trang hoặc một trang giấy thi là đủ, tránh viết dông dài, lan man đến mấy trang.
Tuy nhiên, phải chú ý cách diễn đạt bằng lời văn của mình và tốt hơn nữa là nên viết nó như một bài văn nhỏ, ngắn, có kết cấu ba phần, mở bài, thân bài, kết bài.
Thầy cô giáo dạy ở trường, cũng như các vị giám khảo rất có tình cảm và đánh giá cao với những bài làm, cách trả lời bài bản, công phu, đúng đặc trưng môn ngữ văn như vậy của thí sinh.
Câu 2 ( 3 điểm), theo cấu trúc đề thi của Bộ, đây là điểm mới, nếu như đề thi của hàng chục năm vừa qua là thuộc về nghị luận văn học, xoay quanh các tác phẩm trong chương trình, sách giáo khoa, đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ là nghị luận xã hội.
Có ba dạng bài cụ thể: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Đề cũng không làm khó học sinh nên sẽ ra những vấn đề, hiện tượng gần gũi, quen thuộc, phổ biến trong đời sống xung quanh ta.
Chẳng hạn, an toàn giao thông, thực phẩm, bảo vệ môi trường, về đạo đức, lí tưởng, lẽ sống, tình bạn, tình yêu....dưới dạng nghị luận giải thích, làm sáng tỏ, anh/ chị nghĩ gì, bày tỏ thái độ như thế nào....
Về mức độ yêu cầu cơ bản, chỉ cần giới thiệu, giải thích, nêu rõ vấn đề cần bàn luận, biết phân tích những mặt đúng - sai, lợi - hại có liên quan đến vấn đề, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức, hành động, biết chỉ nguyên nhân, biện pháp và bày tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng xã hội đó.
Để làm tốt đề nghị luận xã hội, ngoài việc rèn luyện kĩ năng, lập luận, các bạn cần cập nhật, siêng năng đọc, nghe, thu thập tài liệu, số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài..., giúp cho bài viết có thêm những luận cứ phong phú, xác đáng, thuyết phục.
Về mặt hình thức, mức độ trình bày, cũng giống như câu 1, câu 2 này, cần viết thành bài văn hoàn chỉnh, có mở bài - thân bài - kết bài. Trong ba phần, phần kết thúc bài nghị luận xã hội là khó viết nhất, nhiều bài thường rơi vào công thức, lối mòn “bằng lời hứa hoàn thành nhiệm vụ học tập, tư dưỡng này nọ trong khi đó chủ đề bàn luận rất ít liên quan đến hai nhiệm vụ kia.
Tránh điều này, bạn cần bám sát đề bài, chủ động bộc lộ những suy nghĩ của mình, trình bày cả những điều mình đang băn khoăn, trăn trở, bằng lí lẽ chân thành và thuyết phục. Nếu như đề thi không khống chế số lượng từ và trang thì các em nên viết khoảng hai trang hoặc hơn một chút là đủ.
Câu 3 (5 điểm) là phần riêng cho từng chương trình, sách giáo khoa. Đây là phần ăn nhiều điểm nhất, nên thời gian suy nghĩ, làm bài của câu này phải nhiều hơn, công phu hơn, chiếm một nửa hoặc nhiều hơn thế.
Dạng bài cho câu 3 thường là phân tích, cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ, một hay vài nhân vật, hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm ( ví dụ như giá trị nhân đạo, tính dân tộc, huynh hướng sử thi, thân phận và vẻ đẹp của con người...).
Đứng trước nghị luận về thơ ca, phải biết cách phân tích, cảm nhận thơ, về mặt hình thức, nghệ thuật trên các khía cạnh sau: thể loại, từ ngữ hay, đắt, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ, hình ảnh thơ tiêu biểu, giàu ý nghĩa, hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, giá trị của các biện pháp tu từ, giọng điệu, lời thơ....
Từ đó có thể dẫn dắt, lập luận chỉ ra nội dung, tư tưởng, ý nghĩa biểu hiện của đoạn thơ, bài thơ. Tốt nhất, nên lồng ghép, phối hợp phân tích giữa nội dung và nghệ thuật với nhau.