• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Món ngon Hưng Yên

small star

Moderator
Xu
94
Chả gà Tiểu Quan-Đặc sản của Khoái Châu-Hưng Yên



Ở thôn Tiểu Quan xã Phùng Hưng- Khoái Châu có món chả gà nổi tiếng một vùng.

Cách làm chả rất công phu. Khi thịt con gà, phải chọn chỗ thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã. Khi giã gần được thì trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp. Giã thịt cũng phải cách, nhát nào chắc nhát ấy không để thịt bắn ra ngoài. Giã xong lấy miếng mo cau phết thịt lên phên để nướng. Việc phết thịt lên phên cũng không phải dễ dàng, nếu phết quá mỏng thịt sẽ chảy sệ và rơi xuống hoả lò, nếu dày quá thịt sẽ không chín đều.

Nướng chả phải nướng bằng tha hoa, than củi, nếu là than nhãn thì tốt. Nếu kiếm được quả thông khô cho vào than thì càng thơm. ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn lạ độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các thứ khác. Khi ăn ta nhấm nháp từ từ để các giác quan cảm nhận được vị ngọt béo, thơm cay của chả.

Ăn chả gà thích nhất là vào dịp tết, trời se lạnh, có điều kiện ngồi lai rai. Ngoài trời mưa phùn mờ sương, bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá ăn với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay…

Sưu tầm
 
Giò bì phố Xuôi - món ngon của người Hưng Yên

Người Hưng Yên trong mâm cỗ ngày Tết không bao giờ thiếu một món ngon đặc trưng trước là bày trên mâm cúng tổ tiên sau là món lai rai của các quý ông. Đó chính là món giò bì nổi tiếng của người phố Xuôi.
Những chiếc giò bì xinh xắn gói trong tấm lá chuối xanh xanh không chỉ được lòng người dân Hưng Yên mà còn vang danh ra bên ngoài, trở thành một đặc sản mà ai đến với phố Xuôi đều mua bằng được. Để có được những chiếc giò ngon người phố Xuôi phải chọn da heo thật trắng, sạch, thịt phải tinh nạc, nước mắm nhỉ thật ngon. Bì heo sau khi làm sạch, luộc chín rồi xắt thật mỏng. Mỏng tựa như là sợi chỉ. Thịt nạc mua về rửa sạch, để ráo, xắt nhỏ bỏ vô cối quết nhuyễn. Phải quết bằng tay thì giò mới ngon được. Sau đó trộn cả bì lẫn thịt với gia vị và nêm nước mắm.
Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô rồi hơ qua lửa cho héo để công đoạn gói được dễ dàng. Mỗi cái giò thường chỉ nhỏ cỡ hai ngón tay người lớn. Mười cái cột lại làm một xâu, trước khi bỏ vô nồi luộc chín. Những chiếc giò vừa luộc nóng, thơm nhưng mềm ăn chưa được ngon lắm. Khi nguội sẽ săn chắc, giòn và dai, vị thơm sẽ nhẹ hơn. Cái thơm của thịt, bì, gia vị và lá chuối quyện vào nhau thoang thoảng, tạo nên nét đặc trưng thật lạ.


gio-bi2.jpg


Ảnh: blogspot
Ngày nay về phố Xuôi chắc hẳn du khách sẽ không được thưởng thức chiếc giò bì quết tay như xưa nhưng có lẽ hương vị này vẫn đọng lại qua cách nêm nếm gia vị, những bí quyết gia truyền qua nhiều đời làm du khách bao giờ ăn cũng thấy ngon, đậm đà và không lẫn vào đâu được.


Sinh viên Việt Nam
 
Về Hưng Yên thưởng thức đặc sản cá mòi

5.jpg



Ngoài nhãn lồng Phố Hiến, tương làng Bần, nhắc tới Hưng Yên nhiều người nghĩ ngay tới món cá mòi - một thứ đặc sản dân dã chỉ sẵn có vào những ngày xuân.


Mùa xuân, khi cái lạnh đã tan dần, khí trời ấm áp hơn và dòng sông Hồng nước chảy hiền hoà, không còn buốt giá nữa thì cá mòi về. Cá mòi là giống cá sinh sống ở vùng biển và vùng nước lợ cửa sông, nhưng tới mùa sinh sản chúng lại ngược về sông Hồng để đẻ trứng.

Cá mòi cũng xuất hiện rải rác ở một số sông khác nhưng những người sành về ẩm thực đều khẳng định rằng cá mòi ở sông Hồng mới là ngon nhất. Cá mòi chỉ lớn hơn cá diếc một chút, màu trắng bạc, vây lưng lại có chiếc “cờ” dài nhô lên nên rất dễ nhận biết. Mình cá dày, nhiều thịt, xương nhỏ nhưng có nhiều xương răm, đầu rất nhỏ, vảy bạc li ti.

Thịt cá mòi ngọt và thơm, trứng cá lại càng ngon hơn, những người đã một lần được nếm thử thì không thể quên, thậm chí, nhiều người đâm “nghiện” loài cá bé nhỏ này. Người Hưng Yên đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng Hai, tháng Ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để thưởng thức. Sau rằm tháng Giêng là lúc cá lên rộ, con nào cũng béo và còn nguyên buồng trứng, những lứa cá đầu tiên là những lứa ngon nhất.

Vào mùa này ở Hưng Yên thực khách có thể dễ dàng tìm được những con cá mòi tươi ngon ở khắp các chợ cá. Cá mòi sau khi đưa lên mặt nước sẽ chết ngay chứ không giữ lâu được như các loại cá khác. Tuy nhiên khi chọn mua cũng chỉ cần để ý mắt cá có trong không, thân cá có chắc không là được, bởi cá mòi rất đắt hàng, hiếm khi nào lại có cá ế.


Chỉ từ 30 đến 40.000 đồng là sẽ có một kg cá mòi loại to. Xung quanh chuyện con cá mòi còn có hẳn một “truyền thuyết” kỳ lạ. Chuyện kể rằng cá mòi là do chim ngói hoá thành, khi mùa thu chim ngói bay từ rừng ra biển và hoá thành cá mòi. Đến mùa xuân năm sau thì cá mòi mới bơi ngược về rừng để biến thành chim ngói. Truyền thuyết này lý giải cho việc vì sao mà cá mòi lại vất vả bơi từ biển vào để đẻ trứng và vì sao khi mổ cá lại thấy cá có cái “mề” như mề của loài chim ngói vậy
Nhưng chính xác thì cá mòi có một đồng hồ sinh học đặc biệt, khá giống với loài cá hồi của phương Tây. Chúng được cá bố, mẹ sinh ra ở sông nhưng lại bơi ra biển để sống, chỉ tới mùa xuân, mùa sinh sản chúng mới trở về. Như một quy luật sinh tồn, cá cái phải vượt dòng nước chảy và về đúng nơi mình sinh ra trước kia vào đúng mùa xuân để đẻ trứng. Và đó cũng là mùa mà các ngư dân vùng sông Hồng có thể đánh bắt món quà thú vị này của thiên nhiên.


Nhưng để có một bữa cá mòi khó quên thì chế biến cũng khá công phu. Làm cá mòi không mổ dọc bụng như các loại cá khác, sau khi đánh sạch vảy cá chỉ cần cắt ngang một lát vừa tầm ở phía dưới mang rồi moi mật, ruột ra, dùng tay móc mang cá, và tiện dao khía những đường nhỏ quanh sườn cá. Con cá không to nhưng phải làm nhiều công đoạn và phải rất khéo léo để mật không vỡ, trứng còn nguyên, mình cá sạch vảy.

Bởi vậy các cụ ta ngày xưa thường quan sát người con gái làm cá mòi để xem người con gái ấy có cẩn thận không, khéo tay không. Sau khi làm sạch thì phải ướp muối, gừng, nghệ giã nhỏ cùng dưa chuột thái lát mỏng chà sát lên mình cá để khử sạch mùi tanh. Chế biến cá mòi cũng có nhiều cách: có người thích rán, có người thích nướng, có người lại ưa món cá mòi băm chả. Nhưng có một cách chế biến khá cầu kỳ nhưng lại rất ngon như sau: Sau khi ướp cá nửa giờ, dùng que tre tươi cặp ngang thân cá và đem nướng trên bếp than hoa. Cá đã nướng thơm thì gỡ khỏi que tre và cho ngay vào chảo mỡ nóng, rán nổi trên mỡ.

Mỡ rán cá phải là mỡ lợn chứ không phải dầu thực vật, khi rán phải tập trung để khi cá chuyển màu vàng nâu là vớt ngay. Mùi thơm của cá khiến ai thoáng cảm nhận đã thấy hấp dẫn. Cá rán xong phải ăn nóng mới giữ nguyên được hương vị, kèm theo đĩa rau thơm và chén nước mắm chanh ớt. Nhiều người lại thích chấm cá với tương Bần, thêm chút tỏi băm nhỏ, vị mặn vừa và độ ngọt thơm của tương sẽ càng làm tăng thêm vị ngon ngọt của cá.

Trong bữa cơm gia đình đầm ấm, đông đủ giữa tiết trời xuân se lạnh, đĩa cá mòi đầu mùa nóng hổi mẹ vừa mang lên, cả nhà gỡ những buồng trứng vàng ruộm mời ông bà và cho trẻ nhỏ, ta không chỉ cảm nhận được mùi thơm ngọt của cá, của gừng mà còn cảm nhận được cả vị ngọt của nước sông Hồng quê hương và tình thân quây quần sum họp. Bởi vậy, cá mòi không chỉ là món ngon được nhiều người ưa thích mà còn là món ăn đậm đà hương vị của quê hương, khiến ai xa quê đến ngày xuân lại mong ngóng tìm về.


Vietbao (Theo: queviet.pl)
 
Chả gà Tiểu Quan(Hưng Yên)

ch%E1%BA%A3ga1.jpg




Ở thôn Tiểu Quan xã Phùng Hưng - Khoái Châu có món chả gà, nổi tiếng một vùng.
Cách làm chả rất công phu. Khi thịt con gà, phải chọn chỗ thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã. Khi giã gần được thì trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp. Giã thịt cũng phải đúng cách, nhát nào chắc nhát ấy không để thịt bắn ra ngoài. Giã xong lấy miếng mo cau phết thịt lên phên để nướng. Việc phết thịt lên phên cũng không phải dễ dàng, nếu phết quá mỏng thịt sẽ chảy sệ và rơi xuống hoả lò, nếu dày quá thịt sẽ không chín đều. Nướng chả phải nướng bằng than hoa, than củi, nếu là than nhãn thì tốt. Nếu kiếm được quả thông khô cho vào than thì càng thơm. Ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn lạ độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các thứ khác. Khi ăn ta nhấm nháp từ từ để các giác quan cảm nhận được vị ngọt béo, thơm cay của chả.
Ăn chả gà thích nhất là vào dịp tết, trời se lạnh, có điều kiện ngồi lai rai. Ngoài trời mưa phùn mờ sương, bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá ăn với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay…

Phương Trà(theo Hungyen.vn)


gatrong2.jpg
Gà làm chả phải là gà trống tơ
Tiểu Quan là một thôn nhỏ thuộc xã Nhuế Dương huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Thế nhưng người dân quê ở vùng đất thuần nông này lại làm nên một món ăn rất ngon và cầu kỳ. Vùng Tiểu Quan xã Nhuế Dương huyện Khoái Châu, Hưng Yên từ lâu đã nổi tiếng với món chả gà. Để có được món chả ngon, người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà. Gà thịt để làm chả phải là loại gà trống tơ nặng khoảng 1,2-1,5 kg, chưa thiến và chưa đạp mái. Gà làm sạch, chọn chỗ thịt nạc nhất, bỏ hết gân xương rồi thái miếng nhỏ con chì, sau đó cho vào cối giã như giã giò lụa truyền thống. Khi thịt gần nhuyễn thì trộn thêm lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, bột canh, hạt tiêu, gừng và một chút mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp.
Giã thịt gà cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và công phu. Người giã phải giơ chày thật cao, nhát chày chắc nịch và đặc biệt là không được để cho thịt bắn ra ngoài cối. Giã xong, chọn chiếc mo cau mới rụng, cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi phết thịt vừa giã lên để nướng. Việc phết thịt cũng đòi hỏi người làm phải thật khéo léo bởi vì nếu thịt phết quá mỏng thì sẽ bị chảy xệ xuống bếp than khi nướng, nếu phết dày quá thì khi ăn chả sẽ không ngon bởi thịt sẽ không chín đều.
Nướng chả dùng than hoa, than củi và ngon nhất là nướng bằng than của cành hoặc gốc nhãn khô. Cũng bởi thế mà chả gà Tiểu Quan mới có vị ngon mang đặc điểm của vùng quê xứ nhãn mà các vùng quê khác không sao có được.
Ăn chả gà, đúng hơn là thưởng thức một món ăn lạ độc đáo, vì thế nên khi ăn không thể ăn bỗ bã như những món ăn khác được. Thú nhất là vào dịp những hôm trời mưa xuân se lạnh. Ngoài trời, những hạt mưa bay nhỏ li ti rắc trắng mờ cả một bầu trời, bên trong nhà anh em, bạn hữu có đĩa chả gà cùng với chai rượu làng Trương Xá quây quần với nhau. Gắp miếng chả gà, nhấm nháp từ từ để các giác quan cảm nhận được vị ngậy, ngọt, béo, thơm, cay... của chả.
D.Loan (Tổng Hợp)
 
Bánh dày làng Gàu (Hưng Yên)

Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu (xã Cửu Cao - Văn Giang) đã được xếp ngang với rượu Trương Xã, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hoá ẩm thực của đất Hưng Yên.


banhday.jpg


Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bành dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát. Cái đặc sắc của bành dày làng Gàu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon.Sắc thái văn hoá bản địa ở đây không hề trộn lẫn. Nhìn những chồng bánh dày trắng trẻo xếp đầy trong thúng, dưới nền lá chuối xanh, người ta liên tưởng đến sự hoá thân màu nhiệm của hạt gạo hiến dâng cho đời một món ăn của hương đồng gió nội.
Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên ban thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…


Phương Trà (theo báo HungYen.vn)
 
Thưởng thức bánh răng bừa Văn Giang

Ngoài loại nhãn lồng nổi tiếng chỉ có vào dịp tháng 7, tháng 8 âm lịch, vùng đất Văn Giang - Phụng Công, Hưng Yên còn được mọi người biết đến với loại bánh răng bừa vừa dẻo vừa dai thường được người dân làm cúng vào ngày rằm, giỗ và tết Nguyên Đán.


Banhrangbua.jpg


Bánh còn có tên là bánh tẻ, sở dĩ được người dân nơi đây gọi là răng bừa vì có hình dáng giống chiếc răng bừa vẫn dùng để bừa ruộng. Nguyên liệu để làm bánh là loại gạo tám thơm trồng từ đất làng Phụng Công. Gạo sau khi xay thành bột nước sẽ được đem quấy trên bếp, người quấy bột phải thật khéo sao cho bột không chín cũng không sống mà vừa đủ độ dai, dẻo; tưởng là đơn giản nhưng đấy là cả một kỳ công của người đầu bếp, nó quyết định cả mẻ bánh ngon hay dở.

Để tạo hình chiếc răng bừa, người đầu bếp sẽ chọn chiếc lá dong nhỏ, xanh mướt, đặt lên đó chút bột bánh đã quấy, chút nhân là thịt nạc vai băm cùng mộc nhĩ, quấn lại bằng dây chuối rồi mang hấp chín.

Khác với các loại bánh tẻ nơi khác, chiếc bánh Văn Giang chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay một chút nhưng lại vừa dẻo, vừa dai, vừa giòn và nhất là thơm ngát mùi đồng quê từ màu xanh xanh của lá, màu nâu của mộc nhĩ và thịt cùng mùi ngái ngái của dây chuối cột sẽ làm bạn thú vị khi thưởng thức chiếc bánh nơi đây. Có thể khi ăn bạn chấm cùng chút tương nhất là tương Bần Yên Nhân thì càng tuyệt.


Thúy Vi
 
Món ngon nhớ mãi: Ếch om Phượng Tường

Làng Phượng Tường ở huyện Tiên Lữ, Hưng Yên có món ngon để lại ấn tượng rất sâu đậm trong tâm trí nhiều người, đó là món ếch om. Người đời có câu ca dao: ''Đi thì nhớ vợ cùng con, về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường'' là vì thế.

xalach2.jpg

Ếch om

Đây là món ăn dân dã, có từ nhiều đời nay. Ếch om mang đậm phong vị quê hương vùng đồng bằng Bắc bộ, và sau nhiều năm tháng cùng sự phát triển của lịch sử, cách chế biến món ăn đã được nâng lên tầm nghệ thuậ, hấp dẫn nhiều giới thưởng thức gần xa.



xalach.jpg


Để có được nồi ếch om đúng kiểu cách cũng thật công phu, lắm giai đoạn. Những con ếch tươi, đem mổ bụng lấy hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi. Đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần thật kỹ cho nhuyễn xương mà khi cầm lên vẫn phải còn nguyên con ếch, sau đó ướp với gia vị gồm: mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, ngâm nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm. Đem bó tất cả lại với nhau rồi cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ. Điều chú ý là khi đun nhớ nhỏ lửa để ếch và phụ liệu được chín kỹ, sau đó bắc xuống om cạnh bếp đến khi ếch chín nước chỉ còn vừa một bát và có mầu vàng đậm. Ếch om phải nhừ, dậy mùi thơm. Món này ăn với rau diếp, xà lách vào những ngày đông lạnh thì khó có thể quên được.


Hải Lưu (tổng hợp)
 
Tương bần

Trong các loại tương ngon của Việt Nam thì tương Bần là một loại không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày đến nỗi người con khi xa quê cũng phải thốt lên rằng:
Anh đi, anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.


lotuong.jpg


Chum tương bần
Tương được làm ở làng Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Có lẽ do thổ nhưỡng, dòng nước nơi đây mà tương làm ra sánh vàng, thơm ngậy. Tương được chế biến bằng gạo nếp cái với đỗ tương ta, hạt nhỏ chứa nhiều đạm. Rang đỗ là một nghệ thuật của tài củi lửa. Đỗ phải rang với cát, tay đảo đều, lửa đượm, hạt đỗ chín đều lên màu vàng bốc mùi thơm. Ủ mốc người ta dùng lá khoai, lá sen. Khi mốc lên hoa hòe, cầm nắm mốc xốp nhẹ là được.
Ngày ngả tương là một ngày trọng đại. Chum tương đã được ngâm nước vài lần, cọ rửa sạch sẽ. Nước ngâm đỗ phải là nước giếng đất hoặc giếng xây đá tổ ong, không dùng nước máy. Nước ngâm đỗ có váng bọt vớt bỏ ra ngoài. Vào một buổi sáng mát lành, liều lượng đã thuộc, thì ngả tương cho đến khi mặt trời lên cao nắng nóng thì nghỉ. Sau đó cứ sáng ra người ta lấy gậy khuấy đều rồi đậy bằng chậu sành, tránh nắng chứ không tránh nóng. Tương ngấu càng để lâu càng ngon, người ta san ra hũ, ra chai ăn dần.


D.Loan (Tổng Hơp)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top