Nằm trong chương trình hợp tác giáo dục quốc tế, “Viện nghiên cứu phát triển thần đồng” đã mời một giáo sư từ trường đại học danh tiếng nhất nhì thế giới đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.
Để chứng tỏ nền “công nghiệp sản xuất thần đồng” của nước ta cũng tiên tiến không kém, thậm chí là vượt trội, ông viện trưởng lập một kế hoạch “mở mắt” cho vị khách mời.
Đến phòng kia, thấy một đứa bé chừng năm - sáu tuổi đang say sưa dạo piano, từ các tác phẩm của Beethoven, Mozart đến nhiều tác phẩm cổ điển nổi tiếng khác, vị giáo sư ngạc nhiên thốt lên: “Làm cách nào đứa bé ấy làm được thế?”
Ông viện trưởng tự hào nói:
- Có gì đáng ngạc nhiên đâu! Ngay từ trong bụng mẹ, em này đã được cho nghe các bản nhạc nổi tiếng. Để con trở thành thần đồng âm nhạc, gia đình đã cho em học piano từ lúc hai tuổi, một tuần bảy ngày và một ngày 16 giờ.
Vị giáo sư tỏ ý muốn giao lưu với thần đồng, ông viện trưởng ngăn lại:
-Không được! Lúc đang “phiêu” như thế, ai làm ngắt quãng là em giãy ra bất tỉnh ngay.
Tiếp tục đến một phòng khác, giáo sư nọ thấy một đứa bé sáu tuổi đang hì hục giải các bài toán cao cấp của sinh viên đại học, thỉnh thoảng hét to: “Euréka! Tìm ra rồi!”. Dù đã chuẩn bị tinh thần, vị khách vẫn thảng thốt: “Làm cách nào đứa bé ấy làm được thế?”.
Lần này, ông viện trưởng thủng thỉnh:
- Cũng không có gì lạ! Đó là nhờ cha mẹ em vun đắp tài năng từ bốn tháng tuổi. Năm tuổi em đã học xong chương trình toán phổ thông. Đến nay đã gần hoàn thành bậc đại học. Em có thể giải toán liên tục 20 giờ một ngày, không ăn uống!
Vị giáo sư không khỏi toát mồ hôi hột.
Ông viện trưởng tiếp tục đưa đoàn tham quan đi khắp các phòng: từ “thần đồng vi tính” đến “thần đồng ngoại ngữ”, “thần đồng bóng đá”… Đến phòng nào cũng đều nhìn thấy những đứa bé thần đồng với những biểu hiện rất ư… “thần đồng”. Đúng lúc thần kinh căng thẳng cực độ, vị giáo sư nhìn thấy một đứa bé đang ngồi khóc. “Cuối cùng cũng có một đứa trẻ biểu hiện bình thường”, ông này vui mừng nghĩ.
Bất chợt, đứa bé quay lại nhìn ông đầy căm thù, tay lăm lăm con dao nhọn, miệng lẩm bẩm: “Chính ngươi đã giết cha ta! Chính ngươi đã giết cha ta!”, và từ từ tiến lại gần giáo sư.
Hoảng hồn, giáo sư kêu cứu thất thanh. Lúc này, ông viện trưởng mới chạy đến trấn an:
- Đừng sợ! Đó là “thần đồng điện ảnh”! Em đang tập một vai diễn trong bộ phim bạo lực học đường.
Vẫn chưa hoàn hồn, vị giáo sư lắp bắp: “Làm…làm… thế nào… mà…?”.
Không để ông nói hết câu, vị viện trưởng giải thích:
- Từ lúc lọt lòng, em này đã có vai trong một bộ phim tình cảm. Còn nằm trong nôi em đã đóng một bộ phim truyền hình 100 tập. Lên ba tuổi tham gia một bộ phim hành động võ thuật. Tính đến nay, em đã có vai trong khoảng 500 bộ phim lớn nhỏ. Chắc chắn Oscar năm nay sẽ…
Ông viện trưởng chưa nói xong, vị giáo sư đã lăn đùng ra, bất tỉnh nhân sự.
Khi tỉnh lại, vị giáo sư thều thào: “Một công nghệ đào tạo thần đồng siêu việt. Xin ngả mũ!”.
Ông viện trưởng như mở cờ trong bụng. Tuy nhiên, để tỏ ra cầu thị, ông hỏi:
- Thế theo ông còn điều gì mà các em ở đây thiếu hoặc chưa có không? Ông cứ thẳng thắn chia sẻ để chúng tôi rút kinh nghiệm.
Không suy nghĩ, vị giáo sư nói luôn:
- Có! Có! Thiếu sự phát triển cân bằng và thiếu… bình thường!
Để chứng tỏ nền “công nghiệp sản xuất thần đồng” của nước ta cũng tiên tiến không kém, thậm chí là vượt trội, ông viện trưởng lập một kế hoạch “mở mắt” cho vị khách mời.
Đến phòng kia, thấy một đứa bé chừng năm - sáu tuổi đang say sưa dạo piano, từ các tác phẩm của Beethoven, Mozart đến nhiều tác phẩm cổ điển nổi tiếng khác, vị giáo sư ngạc nhiên thốt lên: “Làm cách nào đứa bé ấy làm được thế?”
Ông viện trưởng tự hào nói:
- Có gì đáng ngạc nhiên đâu! Ngay từ trong bụng mẹ, em này đã được cho nghe các bản nhạc nổi tiếng. Để con trở thành thần đồng âm nhạc, gia đình đã cho em học piano từ lúc hai tuổi, một tuần bảy ngày và một ngày 16 giờ.
Vị giáo sư tỏ ý muốn giao lưu với thần đồng, ông viện trưởng ngăn lại:
-Không được! Lúc đang “phiêu” như thế, ai làm ngắt quãng là em giãy ra bất tỉnh ngay.
Tiếp tục đến một phòng khác, giáo sư nọ thấy một đứa bé sáu tuổi đang hì hục giải các bài toán cao cấp của sinh viên đại học, thỉnh thoảng hét to: “Euréka! Tìm ra rồi!”. Dù đã chuẩn bị tinh thần, vị khách vẫn thảng thốt: “Làm cách nào đứa bé ấy làm được thế?”.
Lần này, ông viện trưởng thủng thỉnh:
- Cũng không có gì lạ! Đó là nhờ cha mẹ em vun đắp tài năng từ bốn tháng tuổi. Năm tuổi em đã học xong chương trình toán phổ thông. Đến nay đã gần hoàn thành bậc đại học. Em có thể giải toán liên tục 20 giờ một ngày, không ăn uống!
Vị giáo sư không khỏi toát mồ hôi hột.
Ông viện trưởng tiếp tục đưa đoàn tham quan đi khắp các phòng: từ “thần đồng vi tính” đến “thần đồng ngoại ngữ”, “thần đồng bóng đá”… Đến phòng nào cũng đều nhìn thấy những đứa bé thần đồng với những biểu hiện rất ư… “thần đồng”. Đúng lúc thần kinh căng thẳng cực độ, vị giáo sư nhìn thấy một đứa bé đang ngồi khóc. “Cuối cùng cũng có một đứa trẻ biểu hiện bình thường”, ông này vui mừng nghĩ.
Bất chợt, đứa bé quay lại nhìn ông đầy căm thù, tay lăm lăm con dao nhọn, miệng lẩm bẩm: “Chính ngươi đã giết cha ta! Chính ngươi đã giết cha ta!”, và từ từ tiến lại gần giáo sư.
Hoảng hồn, giáo sư kêu cứu thất thanh. Lúc này, ông viện trưởng mới chạy đến trấn an:
- Đừng sợ! Đó là “thần đồng điện ảnh”! Em đang tập một vai diễn trong bộ phim bạo lực học đường.
Vẫn chưa hoàn hồn, vị giáo sư lắp bắp: “Làm…làm… thế nào… mà…?”.
Không để ông nói hết câu, vị viện trưởng giải thích:
- Từ lúc lọt lòng, em này đã có vai trong một bộ phim tình cảm. Còn nằm trong nôi em đã đóng một bộ phim truyền hình 100 tập. Lên ba tuổi tham gia một bộ phim hành động võ thuật. Tính đến nay, em đã có vai trong khoảng 500 bộ phim lớn nhỏ. Chắc chắn Oscar năm nay sẽ…
Ông viện trưởng chưa nói xong, vị giáo sư đã lăn đùng ra, bất tỉnh nhân sự.
Khi tỉnh lại, vị giáo sư thều thào: “Một công nghệ đào tạo thần đồng siêu việt. Xin ngả mũ!”.
Ông viện trưởng như mở cờ trong bụng. Tuy nhiên, để tỏ ra cầu thị, ông hỏi:
- Thế theo ông còn điều gì mà các em ở đây thiếu hoặc chưa có không? Ông cứ thẳng thắn chia sẻ để chúng tôi rút kinh nghiệm.
Không suy nghĩ, vị giáo sư nói luôn:
- Có! Có! Thiếu sự phát triển cân bằng và thiếu… bình thường!