Hoàng Xuân Bách
Moderator
- Xu
- 0
1.1. Môi trường
1.1.1. Khái niệm
Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh, các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, chương I).
Để thống nhất về mặt nhận thức và ngôn từ, chúng ta sử dụng khái niệm môi trường đã được giải thích trong Luật bảo vệ môi trường.
1.1.2. Thành phần môi trường
Theo giải thích trong Luật bảo vệ môi trường (2005): "Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác".
Thành phần môi trường cực kỳ phức tạp với sự có mặt của vô số các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Dựa trên các đặc trưng cơ bản, các nhà khoa học đã chia thành phần môi trường làm 5 quyển là khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và trí quyển.
a. Khí quyển
Khí quyển là lớp khí bao phủ quanh bề mặt Trái đất với chiều cao từ 0 đến 100 km đóng vai trò duy trì, bảo vệ cuộc sống của con người và sinh vật. Khí quyển được chia làm 5 tầng phân tách từ mặt đất lên bao gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly (hình 1.1). Ở tầng đối lưu, thành phần khí quyển gồm Nitơ, Oxi, khí Cacbonic, hơi nước và một số khí khác như Acgon, Heli, Hydro… và bụi.
Khí quyển duy trì sự sống bằng việc cung cấp O2 và CO2 cho quá trình hô hấp, quang hợp của con người và sinh vật. Tham gia vào việc giữ cân bằng nhiệt lượng của Trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn ngăn chặn các tia tử ngoại, tia hồng ngoại và các tia nhìn thấy khác có những tác động nguy hại với con người và hệ sinh thái.
1.1.1. Khái niệm
Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm cụ thể về môi trường. Đứng ở mọi phương diện, chúng ta thấy rằng môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới (các yếu tố vô sinh và hữu sinh, các dạng vật chất và phi vật chất) tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Đối với cuộc sống của con người, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên, các hệ thống do con người tạo ra và các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
Luật bảo vệ môi trường (2005), khái niệm môi trường được nêu rõ:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, chương I).
Để thống nhất về mặt nhận thức và ngôn từ, chúng ta sử dụng khái niệm môi trường đã được giải thích trong Luật bảo vệ môi trường.
1.1.2. Thành phần môi trường
Theo giải thích trong Luật bảo vệ môi trường (2005): "Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác".
Thành phần môi trường cực kỳ phức tạp với sự có mặt của vô số các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Dựa trên các đặc trưng cơ bản, các nhà khoa học đã chia thành phần môi trường làm 5 quyển là khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, sinh quyển và trí quyển.
a. Khí quyển
Khí quyển là lớp khí bao phủ quanh bề mặt Trái đất với chiều cao từ 0 đến 100 km đóng vai trò duy trì, bảo vệ cuộc sống của con người và sinh vật. Khí quyển được chia làm 5 tầng phân tách từ mặt đất lên bao gồm: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly (hình 1.1). Ở tầng đối lưu, thành phần khí quyển gồm Nitơ, Oxi, khí Cacbonic, hơi nước và một số khí khác như Acgon, Heli, Hydro… và bụi.