• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mối tình Nguyễn Du- Hồ Xuân Hương

Tamduongkhach

New member
Xu
0
Hai đại thi hào VN này đã từng có một mối tình thắm thiết thời tuổi trẻ khi Nguyễn Du ở kinh thành Thăng long.
Trong tập Lưu hương kí, nữ sĩ họ Hồ có bài thơ Gửi Cần chánh điện đại học sĩ Nguyễn và ghi chú: Hầu- Nghi xuân, Tiên điền nhân.

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phấn son riêng tủi phận long đong
Biết còn mảy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong

Có vẻ như Nguyễn thi sĩ cũng nhắc đến mối tình với Hồ nữ sĩ trong một bài thơ của mình, bài Hái sen hồ Tây:

Khẩn thúc phù điệp quần
Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thuỷ hà xung dung
Thuỷ trung hữu nhân ảnh

Kim thần thái liên hoa
Nãi ước đông lân nữ
Bất tri lai bất lai
Cách hoa văn tiếu ngữ

Thái thái Tây hồ liên
Hoa thực thượng cụ thuyền
Hoa dĩ tặng sở uý
Thực dĩ tặng sở liên

Cộng tri lân liên hoa
Thuỳ tri lân liên cán
Kỳ trung hữu chân ti
Khiên liên bất khả đoạn

Liên diệp hà doanh doanh
Liên hoa hà thanh thanh
Thái liên vật thương ngẫu
Minh niên bất phục sinh

Có thể phân tích bài thơ ở nhiều khía cạnh, VD tính nhân văn
Nhưng một câu hỏi 'đông lân nữ' mà chàng trai trẻ Nguyễn ước hẹn cùng đi hái hoa sen là ai?
Phải chăng là thiếu nữ họ Hồ lúc ấy nhà ở phường Khán xuân trên bờ Tây hồ
Trong bài thơ dường như có ẩn ý trả lời câu hỏi ây:

Hồ thuỷ hà xung dung
Thuỷ trung hữu nhân ảnh

Chữ Hồ họ của HXH gồm bộ cổ+nguyệt (Cổ nguyệt đường). Chữ Hồ (hồ nước) có thêm bộ thuỷ. Vậy 'Thuỷ trung hữu nhân ảnh' phải chăng ám chỉ 'đông lân nữ' ấy họ Hồ?

Một điều đặc biệt nữa, chàng trai trẻ Nguyễn viết 'Hoa dĩ tặng sở uý' (hoa để tặng người ta sợ) chứ k0 phải tặng 'sở ái'. Vậy là chàng cũng sợ người yêu? Chắc vậy, có lẽ chỉ có Chiêu Hổ là k0 sợ HXH mà thôi. Nhưng Chiêu Hổ có thật k0?

Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ năm 1813, khi ông đã gần 50 tuổi. Khi đó HXH chắc cũng đã trải qua vài lần đò và trở về sống nơi đất cũ. Một bài thơ khác của bà có lẽ viết vào thời điểm này:

Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nọ vực Trâu vàng trăng lạt bóng
Kìa non Phượng đất khói tuôn mờ....

'Người đồng châu' (cùng thuyền) ấy là ai? Phải chăng là Nguyễn, đã cùng nàng ước hẹn 'thái liên trạo tiểu đĩnh' ngày xưa
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top