Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trong hoàn cảnh Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết đã tan vỡ như hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 (thế kỷ XX) ?
1. Mối quan hệ hợp tác giữa LX VÀ các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
a. Hoàn cảnh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống XHCN đang hình thành và phát triển. Các nước XHCN đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu chung là đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước XHCN đã hình thành và phát triển
b. Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật:
- Ngày8/1/1949, các nước XHCN Ở Châu Âu là: Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.
– Mục tiêu: tăng cường hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, phối hợp các nước XHCN trong những kế hoạch kinh tế dà hạn, phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh buôn bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học - kĩ thuật. Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
- Thành tựu: Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu những năm 70, hội đồng tương trợ kinh tế đã đạt được những thành tưu to lớn, tốc độ sản xuất công nghiệp các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản xuất đạt 33% thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 7,3 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong hoạt động của khối SEV từ 1949 đến 1970 LX đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
- Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
- Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa: Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên. Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
c. Quan hệ chính trị – quân sự
- Ngày – Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ.
– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa.
- Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.
2. Trong hoàn cảnh Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết đã tan vỡ như hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 (thế kỷ XX).
- Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại nữa, nhưng những thành tựu nói trên vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử phát triển của Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung
.- Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh, nâng cao đời sống của của nhân dân.
- Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng cố hoà bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành tựu mà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ định được.
1. Mối quan hệ hợp tác giữa LX VÀ các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
a. Hoàn cảnh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống XHCN đang hình thành và phát triển. Các nước XHCN đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu chung là đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước XHCN đã hình thành và phát triển
b. Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật:
- Ngày8/1/1949, các nước XHCN Ở Châu Âu là: Liên Xô, Ba Lan, Anbani, Bungary, Hungary, Rumani, Tiệp khắc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối này. Năm 1950 thêm Cộng hoà dân chủ Đức, 1978 Việt Nam tham gia khối này.
– Mục tiêu: tăng cường hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, phối hợp các nước XHCN trong những kế hoạch kinh tế dà hạn, phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh buôn bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học - kĩ thuật. Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
- Thành tựu: Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nửa đầu những năm 70, hội đồng tương trợ kinh tế đã đạt được những thành tưu to lớn, tốc độ sản xuất công nghiệp các nước trong khối SEV đã tăng 10%, sản xuất đạt 33% thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 7,3 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong hoạt động của khối SEV từ 1949 đến 1970 LX đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
- Hạn chế: khép kín, không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới; chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
- Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa: Thông qua việc hợp tác, tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên. Củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới.
c. Quan hệ chính trị – quân sự
- Ngày – Ngày 14/5/1955, tại cuộc họp ở Vácsava, các nước Anbani, Balan, Bungary, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Liên Xô, Rumani và Tiệp khắc kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ.
– Mục tiêu: chống lại âm mưu của Mĩ và phương Tây muốn tiêu diệt phe xã hội chủ nghĩa.
- Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trở thành một đối trọng với NATO.
2. Trong hoàn cảnh Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết đã tan vỡ như hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 (thế kỷ XX).
- Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại nữa, nhưng những thành tựu nói trên vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử phát triển của Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung
.- Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòng vững mạnh, nâng cao đời sống của của nhân dân.
- Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng cố hoà bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành tựu mà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ định được.