• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á



1. Những mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã hình thành giữa nước ta và các nước Đông Nam Á

Cho đến nay, nước ta đã đặt quan hệ ngoại giao và buôn bán với tất cả các nước trong khu vực.

Quan hệ láng giềng thân thiện giữa Việt Nam, Lào và Campuchia đã hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được phát triển trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của mỗi nước và trong công cuộc xây dựng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Việc kí kết các hiệp ước Hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (năm 1977), giữa Việt Nam và Campuchia (năm 1979) là sự thể hiện sáng ngời các mối quan hệ thân thiện giữa ba nước này.

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á bị gián đoạn trong suốt thời gian có cuộc chiến tranh Đông Dương và do chính sách can thiệp của các nước lớn vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á đang được cải thiện, nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển (1).

(1): Ngày 28 – 7 – 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức và đầy đủ của hiệp hội khu vực mạnh này.

Quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước Đông Nam Á được tăng cường và đa dạng hơn kể từ năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị, đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á gắn liền với việc nước ta thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

Hiện nay, trong khu vực, Xingapo là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 1996, giá trị hàng xuất khẩu đến Xingapo là 1290 triệu đôla Mĩ (chỉ sau Nhật Bản), còn giá trị hàng nhập khẩu từ Xingapo là 2032,6 triệu đôla Mĩ (Vượt Nhật Bản). Các nước bạn hàng có vị trí đáng kể khác trong khu vực là Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia.

Việc thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào nước ta cũng bước đầu có kết quả.

2. Những cơ hội cho sự mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á

Việt Nam hiện nay có thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người còn thấp, nhưng lại gần một khu vực kinh tế phát triển năng động vào bậc nhất thế giới trong thập niên 80. Một số nước ASEAN đã vượt xa nước ta về bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người (1). Sự phát triển kinh tế nhanh của một số nước trong khu vực cho phép và đồng thời đòi hỏi nước ta phải tận dụng được lợi thế của mình để vừa hợp tác, vừa cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới.

(1): Năm 1994, GDP theo đầu người của Việt Nam là 240 đôla Mĩ, trong khi đó của Xingapo là 24.900 đôla Mĩ, của Malaixia là 3.520 đôla Mĩ, của Thái Lan 2.600 đôla Mĩ, của Philippin 960 đôla Mĩ, còn của Inđônêxia 860 đôla Mĩ.

Sự diễn biến của tình hình chính trị trên thế giới và trong khu vực cũng thuận lợi cho xu thế hợp tác giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN. Trên thế giới, thời kỳ chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác đang thay thế sự đối đầu giữa các nước. Xu thế tăng cường hợp tác khu vực đang diễn ra trên nhiều vùng lớn của thế giới.

Tác động của các sự kiện chính trị, kinh tế quốc tế và các khu vực khác trên thế giới, những chuyển biến mau lẹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng góp phần thúc đẩy sự nỗ lực của các nước Đông Nam Á trong việc xây dựng khu vực Đông Nam Á ổn định và phát triển, có vị trí ngày càng được củng cố trên thế giới.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta và các nước Đông Nam Á không tách rời với việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia…

3. Về khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á

Khả năng mở rộng các quan hệ kinh tế của nước ta với các nước Đông Nam Á là rất phong phú và rộng mở.

Trước hết, đó là sự hợp tác nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên của khu vực vì quyền lợi của các nước có liên quan, chẳng hạn như việc khai thác tổng hợp sông Mê Công, khai thác các nguồn lợi biển và thềm lục địa của Biển Đông và vịnh Thái Lan…

Sự hợp tác cũng sẽ phát triển trong lĩnh vực đầu tư. Việt Nam có một số khoáng sản quý, trữ lượng khá mà các nước láng giềng không có lợi thế bằng. Lực lượng lao động ở Việt Nam khá lành nghề, lại rẻ hơn so với một số nước Đông Nam Á. Môi trường đầu tư vào Việt Nam thuận lợi. Thị trường Việt Nam có sức mua khá lớn. Điều đó làm tăng thêm sức hấp dẫn với sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là hiện nay, các nước ASEAN đang chủ trương bố trí lại cơ cấu công nghiệp ở nước mình.

Trong quá trình mở rộng các quan hệ kinh tế, nước ta sẽ tham gia tích cực vào sự phân công lao động giữa các nước trong khu vực, hoà nhập nhanh hơn vào đời sống kinh tế quốc tế.




ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top