Mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học phương Tây về mặt phương thức tư duy triết học

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Dưới đây mời bạn đọc tham khảo bài viết về mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học phương Tây cận đại và hiện đại về mặt phương thức tư duy triết học.

Sự chuyển hình cận hiện đại của triết học phương Tây, với triết học mácxít, trên bình diện sự thay đổi cách mạng trong triết học cùng là sự phủ định và vượt qua triết học phương Tây cận đại, có sự giống nhau về bối cảnh điều kiện lịch sử xã hội văn hoá tư tưởng; xu thế chấm dứt triết học cận đại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai cái sau. Quan điểm của giới triết học về điều này không có bất đồng nghiêm trọng. Cần tiến thêm xem xét vấn đề chủ yếu là; đối với việc phủ định và vượt qua triết học cận đại, như cầu xây dựng nền lý luận mới, hai cái đó chỉ có sự đối lập căn bản, hay là còn có điểm giống nhau đáng kể?

Quan điểm phổ biến trước đây là: triết học mácxít đã loại trừ chủ nghĩa duy tâm và siêu hình của triết học truyền thống cận đại, kế thừa một cách có phê phán chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, đã xây dựng hệ thống triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Còn triết học phương Tây hiện đại, thì do nó bái xích chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nên suy cho cùng tất nhiên là quay về chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Do vậy, mặc dù hai cái đều phủ định và vượt qua triết học cận đại, nhưng phương hướng phủ định và vượt qua của mỗi bên không giống nhau, nên tất nhiên ở thế đối lập căn bản với nhau. Cái trước (triết học mácxít) là sự thay đổi cách mạng trong triết học; còn cái sau (triết học phương Tây hiện đại) không phải là bước tiến trong sự phát triển triết học, thậm chí là phản động so với truyền thống tiến bộ của triết học cổ điển.

Mây năm qua, tuy có ngày càng nhiêu người thừa nhận triết học phương Tây hiện đại có chứa đưng nhân tố hợp lý, song quan điểm vừa trình bày vẫn được đa số kiên trì. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thường vẫn chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét sự thay đổi của hai cái này.

Như trên đã đề cập, xét từ phương thức tư duy triết học cận đại, thì sự hình thành của triết học phương Tây hiện đại quả thật khó được coi là tiến bộ của triết học, bởi lẽ họ không chỉ phản bác chủ nghĩa duy vật, mà còn thông qua yêu cầu vượt qua phân lập nhị nguyên mà căn bản thủ tiêu vấn đề quan hệ chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, là tiêu chuẩn phân biệt duy tâm, duy vật, điều này phủ định cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật. Nếu chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét triết học mácxít, quy kết sự thay đổi cách mạng mà nó thực hiện trong triết học là để xây dựng một hệ thống lý luận duy vật chủ nghĩa triệt để, thì dĩ nhiên cũng sẽ cho rằng, nó đối lập căn bản vơi triết học phương Tây hiện đại. Nếu ai đó muốn thông qua việc phát hiện nhân tố duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại và triết học mácxít, thì rất khó thu được kết quả đáng kể, thậm chí còn dễ bị hiểu lầm. Bởi vì, vượt qua việc lấy phân lập nhị nguyên chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, tiêu chuẩn phân biệt duy tâm vật, làm một phương thức tư duy triết học mới, chính là một đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại khác với triết học cận đại. Ở mức độ nhất định có thể nói rằng, ai khẳng định càng nhiều thành phần duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại, thì người ấy càng thoát ly xa hơn thực tế.

Nhưng chiều theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít tất sẽ bóp méo chủ nghĩa Marx chân chính. Dù cái sau có sự khác biệt nguyên tắc với triết học phương Tây hiện đại nhưng cả hai đều vượt qua phương thưc tư duy triết học cận đại. Muốn kiên trì lập trường triết học mácxít chân chính và lý giải mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học Phương Tây hiện đại phù hợp thực tế, cần phải vượt qua phương thức tư duy triểt học cận đại, chuyển hướng sang phương thức tư duy triết học hiện đại mà triết học mácxít đề xướng.

Biểu hiện rõ nhất của việc chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít là quy kết nó vào một hệ thống lý luận có vài quy luật phổ biến đủ khả năng phản ánh mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tinh thần; cho rằng, chỉ cần nắm vững mấy quy luật cơ bản ấy là có thể xuất phát từ đó hoặc dựa trên đó mà phát hiện quy luật đặc thù của mọi lĩnh vực. Kiểu lý giải này có thể lấy triết học mácxít làm cơ sở và bản chất của hết thảy tồn tại và nhận thức, làm hệ thống căn cứ của khoa học và tri thức, mà đây chính là quan niệm cơ bản của triết học cận đại trong việc xây dựng lý luận của nó. Mặc dù người ta nhấn mạnh giữa triết học mácxít và triết học cận đại có sự khác biệt bản chất, việc lý giải của họ về lý luận triết học mácxít đúng là đã khắc phục tính hạn chế của nhiều học thuyết triết học cận đại như của Hegel, Feurbach, song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ lý luận cơ bản do phương thức tư duy triết học cận đại tạo nên, nghĩa là vẫn chiều theo phương thức tư duy siêu hình học truyền thống để lý giải triết học mácxít. Kết quả tất nhiên là xa rời sự thay đổi cách mạng mà chủ nghĩa Marx đã thực hiện, quay trở lại trình độ của siêu hình học truyền thống.

Phương thức tư duy triết học hiện đại mà triết học mácxít thực hiện là như thế nào? Hoặc giả nói, triết học mácxít vượt qua triết học cận đại mà xây dựng nền triết học mới, thực hiện sự thay đổi cách mạng trong triết học ra sao? Đây là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu và thảo luận từ nhiều mặt. Nhưng chúng tôi nói chung, có thể khẳng định: Những gì mà triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại, thì triết học mácxít cũng đã thực hiện sự vượt qua tương tự. Thực tế, khuynh hướng tư biện siêu hình của triết học cận đại (nhất là ý đồ xây dựng một hệ thống bao trùm hết thảy và biến triết học thành khoa hcọ của mọi khoa học), tuyệt đối hoá lý tính, tuyệt đối hoá sự phân lập nhị nguyên chủ thể và khách thể, tâm và vật, tư duy và tồn tại; khuynh hướng bị động tiêu cực và hoài nghi, trừu tượng hoá tồn tại của con người, đặc biệt là khuynh hướng coi con người như thủ đoạn và làm tha hoá con người, đều luôn là những khuynh hướng mà K. Marx kịch liệt phê phán và đòi phải khắc phục.

Sau khi từ bỏ triết học cũ, xây dựng triết học ,mới, K. Marx không chỉ có quan điểm lý luận cụ thể khác với triết học qua khứ, điều quan trọng hơn là K. Marx triệt để đả phá toàn bộ triết học cũ và lấy đó làm tiền đề xuất phát. K. Marx quan tâm không chỉ đi tìm bản chất của thế giới hay nguồn gốc của tinh thần, không chỉ xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh vẽ nên cả thế giới, mà là trực tiếp hướng tới đới sống hiện thực của con người. Quan điểm thực tiễn là quan điểm số một, quan điểm cơ bản của triết học mácxít. Song không phải là lấy nó làm bản nguyên hay bản thể, không dựa trên thực tiễn để xây dựng một hệ thống triết học bao la vạn tượng, mà là thông qua việc nhấn mạnh tác dụng hạt nhân của thực tiễn để phát huy đầy đủ tính năng động sáng tạo của con người, thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện cho con người. Về mặt lý giải như thế nào việc triết học macxít coi thực tiễn là khái niệm hạt nhân còn nhiều vấn đề cần thào luận, nhưng tối thiểu chúng tôi cần khẳng định: thực tiễn không phải là hoạt động vật chất hoặc tinh thần đơn thuần, mà là hoạt động năng động thống nhất cảm tính và lý tính; thực tiễn vừa là chủ quan vưa là khách quan; là sự thống nhất chủ khách, Trên ý nghĩa nhất định có thể nói, sở dĩ triết học cận đại sa vào tính phiến diện, mâu thuẫn và sai lầm, nguyên nhân căn bản là đã coi nhẹ hoặc chưa lý giải đúng ý nghĩa của thực tiễn con người; còn chủ nghĩa Marx thì thông qua việc đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của thực tiễn và triệt để vượt qua siêu hình học mà thực hiện sự thay đổi cách mạng trong triết học.

Nguồn: NXB lý luận chính trị

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối quan hệ này về mặt phương thức tư duy triết học. Chúc bạn trong quá trình học triết thật tốt !
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top