Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, nhìn từ thực tiễn việt nam "

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ, NHÌN TỪ THỰC TIỄN VIỆT NAM "

[h=1] Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực trọng yếu nhất của đời sống xã hội. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng là những nội dung quan trọng và nổi bật nhất trong tiến trình đổi mới ở nước ta trong hơn 20 năm nay và chắc chắn còn diễn ra lâu dài về sau.[/h][h=1] Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ cốt lõi, chẳng những thuộc về lý luận đổi mới, phát triển và hiện đại hoá xã hội mà còn là nội dung hợp thành lý luận chủ nghĩa xã hội Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hiểu đúng thực chất và giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong thực tiễn là vấn đề phức tạp, khó khăn nhất.[/h][h=1] Tình hình kinh tế và chính trị nước ta trước đổi mới (75-85)[/h][h=1] Sau giải phóng miền Nam (30-4-1975), Tổ quốc đã thống nhất, cả nước cùng quá độ tới chủ nghĩa xã hội. Đại hội IV của Đảng (1976) đã thông qua Nghị quyết quan trọng về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, bao gồm đường lối chung và đường lối xây dựng phát triển kinh tế.[/h][h=1] Các văn kiện Đại hội nhấn mạnh tới những quan điểm lớn có tác dụng chỉ đạo và định hướng phát triển đất nước như xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, trong đó cách mạng quan hệ sản xuất đi trước một bước, xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt và công nghiệp hoá là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Đại hội IV (và tiếp theo là Đại hội V vào năm 1981) còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cách mạng tư tưởng văn hoá nhằm xây dựng con người mới, lối sống mới xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng lý tưởng, thực hiện chế độ làm chủ tập thể, coi đó là mục tiêu, động lực của phát triển, thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Kèm theo đó là một hệ thống chỉ tiêu phát triển để phấn đấu thực hiện trong kế hoạch 5 năm (76-81), điển hình là sau kế hoạch 5 năm sẽ đạt 21 triệu tấn lương thực.[/h]
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/de an/doi%20moi.pdf[/PDF]​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top