Mọi người giúp em hai câu hỏi về Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 với

Dinh Bao Tran

New member
Xu
0
Câu 1: " Vàng đúng là một thư kỳ diệu! ai có nó thì người đó sẽ trở thành chu3nhan6 của mọi thứ mà anh ta muốn có". Tiền bạc có đúng là vạn năng không? Rốt cuộc tiền có chức năng nào? Chức năng nào không cần đòi hỏi có tiền vàng? ( Vì sao?)
Câu 2:
Phân tích những tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? Trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta, Đảng ta đã vận dụng nhửng tác động trên như thế nào để phát triển kinh tế hàng hóa?
 
Câu 1: " Vàng đúng là một thư kỳ diệu! ai có nó thì người đó sẽ trở thành chu3nhan6 của mọi thứ mà anh ta muốn có". Tiền bạc có đúng là vạn năng không? Rốt cuộc tiền có chức năng nào? Chức năng nào không cần đòi hỏi có tiền vàng? ( Vì sao?)

Ngay từ đầu thế kỷ XVI, nhà hàng hải Italia đã từng kinh ngạc thốt lên rằng: "Vàng đúng là một thứ kỳ diệu! Ai có nó thì người đó sẽ trở thành chủ nhân của tất cả mọi thứ mà anh ta muốn có". Tôi đã từng tự hỏi liệu rằng vàng bạc, tiền tài có đúng là vạn năng như nhà hàng hải này nói không? Thật sự tôi không thích câu nói của ông ấy, nếu nói như ông thì mọi thứ đều có thể đánh đổi bằng tiền và tiền đúng là vạn năng. Cũng phải nói rằng nếu không có vàng bạc, tiền tài thì người ta khó có thể sống tốt được. Chúng có thể khiến cho một người nghèo khó trở thành tỉ phú chỉ sau một đêm như khi họ trúng vé số chẳng hạn. Chúng cũng có thể giúp cho người ta mua sắm được những thứ mà họ thích. Một ai đó có thể đi khắp mọi nơi chỉ cần trong tay họ có tiền. Qủa thật, tiền đem đến cho con người rất nhiều lợi ích. Có người đã từng nói rằng: "Tiền là tiên là Phật". Họ có quá xem trọng nó không, họ có đề cao vai trò của nó quá không? Để rồi xem nó là vạn năng mà không biết rằng nó vẫn chưa đủ để gọi như vậy!

"Tiền bạc đúng là một thứ kỳ diệu" nhưng nó không thể khiến cho chủ nhân của nó muốn gì cũng được. Người ta đã từng nói rằng: "Có tiền mua tiên cũng được". Theo như câu nói này thì đồng tiền có một mãnh lực thật lớn, có một sức mạnh biến những thứ không thể thành có thể. Nếu nói đồng tiền không thể thay đổi được những thứ trong cuộc sống thì không đúng nhưng nếu nói nó có thể làm thay đổi tất cả, mua được tất cả thì hoàn toàn sai. Cần phải nhấn mạnh rằng: Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó chỉ có thể phục vụ một số nhu cầu của con người, nó chỉ là một công cụ, một phương tiện để con người sử dụng trong quá trình trao đổi và nó không thể làm thay đổi mọi thứ. Mặc dù nó có thể mua được vàng bạc, đá quý, nhà lầu, xe hơi nhưng nó sẽ mãi mãi không bao giờ mua được hạnh phúc. Cho dù một ai đó có vô số tiền bạc, của cải thì anh ta cũng không bao giờ có được nó. Hạnh phúc, một cái gì đó thật khó nắm bắt, một thứ mà ai cũng muốn có được nhưng tiền thì sẽ không mua được. Hạnh phúc chỉ đến với những người có cái tâm lương thiện, luôn sống tốt với mọi người và bản thân. Nếu ai đó muốn dùng đồng tiền để đổi lấy hạnh phúc thì cả đời anh ta cũng không thể có được nó.
Tình yêu cũng vậy, tình yêu là sự hòa điệu giữa một trái tim với một trái tim, thậm chí là một trái tim với nhiều trái tim và ngược lại. Nó là một cái gì đó thật mầu nhiệm, nó có thể giúp cho một con người bước ra từ đau khổ để đi đến hạnh phúc, giúp một trái tim cô đơn được sưởi ấm nhưng cũng có thể làm vỡ vụn một trái tim. Cũng như hạnh phúc, nó không phải là thứ dễ dàng mà có được. Chính vì lẽ đó mà người ta không thể dùng vàng bạc, tiền tài để mua được một tình yêu chân thành. Tôi muốn nói đến tình yêu chân thành chứ không phải là một tình yêu giả tạo, vì có nhiều người muốn mình giàu sang, sung sướng mà sẵn sàng bán rẻ bản thân để cặp với những đại gia chỉ vì để thỏa mãn tham vọng tiền tài của họ. Nhưng với một tình yêu chân thành thì có bao nhiêu tiền cũng không thể nào mua được.


Tiền bạc cũng không thể mua được một gia đình hạnh phúc. Một gia đình cần phải có tình yêu giữa những thành viên với nhau thì nó mới gọi là gia đình hạnh phúc nhưng nếu gia đình đó được dựng nên từ những đồng tiền lạnh lùng, vô cảm thì sẽ chẳng bao giờ có thứ gọi là gia đình hạnh phúc được. Như đã nói, tiền không thể mua được tình yêu, và nếu một gia đình mà không có tình yêu thì làm sao có hạnh phúc. Những gia đình được tạo nên từ tiền bạc như thế cũng sẽ nhanh chóng tan biến theo những đồng tiền ấy.
Và một thứ nữa mà có thể thấy có tiền cũng không mua được đó là sức khỏe. Nó là vốn quý giá mà tạo hóa ban tặng cho mỗi con người, và không phải ai cũng có sức khỏe giống như ai. Mỗi người đều có một sự sắp đặt riêng của tạo hóa. Cho nên một người nào đó dù muốn hay không cũng không thể mua sức khỏe của người khác.
Có thể thấy rằng tiền bạc chỉ có thể mua được những thứ thuộc về vật chất còn tinh thần thì không. Hạnh phúc, tình yêu, gia đình, sức khỏe, may mắn...còn rất nhiều thứ mà cho dù có bao nhiêu tiền cũng không mua được. Tiền bạc vẫn rất kỳ diệu nhưng nó không phải là vạn năng vì ngoài nó ra thì vẫn còn rất nhiều thứ quý giá hơn mà nó không thể nào so sánh được!

chức năng tiền tệ

- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một đô-la Mỹ vẫn bằng 10 xen.

- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ
giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận
trong phạm vi quốc gia.

- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu
người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ
gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top