rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
Ask For Help: Why People Are Twice as Likely to Assist as You Think
Các nhà nghiên cứu tâm lý học luôn luôn yêu cầu mọi người giúp đỡ. Làm nghiên cứu có nghĩa là yêu cầu mọi người trả lời bảng hỏi, bấm vào những cái nút trong chương trình máy tính và ngồi trong máy scan fMRI - với rất ít hoặc không có phần thưởng khi tham gia.
Để đáp ứng những yêu cầu này, nói chung mọi người rất hợp tác ( một cách bất ngờ ). Khi những sinh viên tâm lý tiến hành một vài nghiên cứu đầu tiên của họ, họ thường bất ngờ. Những yêu cầu giúp đỡ của họ, thay vì nhận được những khuôn mặt lạnh lùng, họ thường gặp những nụ cười và sự đồng ý.
Trong cuộc sống hằng ngày, yêu cầu người khác giúp đỡ có thể là một trải nghiệm bối rối, thậm chí là đau đớn. Yêu cầu sự giúp đỡ có khả năng bộc lộ những điểm yếu của chúng ta và đối mặt với sự bị từ chối. Thật là nhẹ nhõm khi mọi người đồng ý.
Nghiên cứu mới được xuất bản trong tờ 'Journal of Personality and Social Psychology' phát hiện thấy chúng ta đánh giá thấp sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác.
Trong một loạt nghiên cứu, Francis Flynn và Vanessa Lake của trường đại học Columbia đã kiểm tra sự đánh giá của mọi người về khả năng người khác sẽ giúp đỡ họ. Họ yêu cầu người tham gia hãy đề nghị những người khác trả lời bảng hỏi, mượn điện thoại và dẫn đường cho họ đến phòng tập thể dục.
Qua các nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mọi người đánh giá thấp khả năng người khác sẽ giúp đỡ họ lên đến 100%.
Tại sao lại như vậy ?
Bối rối khi nói 'không'
Một phần của câu trả lời, đó là khuynh hướng cho mình là trung tâm của chúng ta ( egocentric bias )- Chúng ta thấy khó khăn để hiểu những gì người khác suy nghĩ và cảm nhận bởi vì chúng ta đang mắc kẹt trong đầu óc của mình.
Nhưng nó còn hơn cả thế, Flynn và Lake lập luận , thực tế là chúng ta đánh giá thấp về sức ép của xã hội lên người khác để nói ' vâng'. Khi bạn yêu cầu ai đó giúp bạn, họ sẽ cảm thấy nhiều bối rối và khó xử khi nói 'không' hơn là bạn nghĩ.
Trong 2 nghiên cứu tiếp, Flynn và Lake yêu cầu những người tham gia đặt mình vào 2 vai : người yêu cầu sự giúp đỡ và người bị yêu cầu giúp đỡ. Họ phát hiện thấy khi mọi người là những người tìm kiếm sự giúp đỡ, họ đã hạ thấp phí tổn xã hội của việc nói 'không'. Nhưng khi họ là người giúp đỡ, họ đã nhận ra thật khó khăn để nói 'không'.
Yêu cầu sự giúp đỡ, nhưng đừng yêu cầu quá nhiều.
Có 2 thông điệp rất thiết thực đến từ nghiên cứu này:
Nếu bạn muốn được giúp đỡ, hãy yêu cầu. Mọi người có nhiều khả năng sẽ giúp bạn nhiều hơn bạn nghĩ, đặc biệt nếu yêu cầu giúp đỡ tương đối nhỏ. Phần lớn mọi người thỉnh thoảng có được sự vui vẻ trong việc giúp đỡ người khác
Hãy tạo thuận lợi để người khác nói 'không'. Phần lớn chúng ta không nhận ra rằng thật khó khăn để nói 'không' trước một lời đề nghị giúp đỡ. Những người khác cảm thấy bị nhiều sức ép phải nói 'có' trước lời đề nghị giúp đỡ hơn chúng ta nghĩ. Nếu sự giúp đỡ mà bạn cần khá là phiền toái, hãy suy nghĩ về những cách làm cho người khác dễ dàng nói 'không'.
Nguồn: spring.org.uk
Ask For Help: Why People Are Twice as Likely to Assist as You Think
Các nhà nghiên cứu tâm lý học luôn luôn yêu cầu mọi người giúp đỡ. Làm nghiên cứu có nghĩa là yêu cầu mọi người trả lời bảng hỏi, bấm vào những cái nút trong chương trình máy tính và ngồi trong máy scan fMRI - với rất ít hoặc không có phần thưởng khi tham gia.
Để đáp ứng những yêu cầu này, nói chung mọi người rất hợp tác ( một cách bất ngờ ). Khi những sinh viên tâm lý tiến hành một vài nghiên cứu đầu tiên của họ, họ thường bất ngờ. Những yêu cầu giúp đỡ của họ, thay vì nhận được những khuôn mặt lạnh lùng, họ thường gặp những nụ cười và sự đồng ý.
Trong cuộc sống hằng ngày, yêu cầu người khác giúp đỡ có thể là một trải nghiệm bối rối, thậm chí là đau đớn. Yêu cầu sự giúp đỡ có khả năng bộc lộ những điểm yếu của chúng ta và đối mặt với sự bị từ chối. Thật là nhẹ nhõm khi mọi người đồng ý.
Nghiên cứu mới được xuất bản trong tờ 'Journal of Personality and Social Psychology' phát hiện thấy chúng ta đánh giá thấp sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác.
Trong một loạt nghiên cứu, Francis Flynn và Vanessa Lake của trường đại học Columbia đã kiểm tra sự đánh giá của mọi người về khả năng người khác sẽ giúp đỡ họ. Họ yêu cầu người tham gia hãy đề nghị những người khác trả lời bảng hỏi, mượn điện thoại và dẫn đường cho họ đến phòng tập thể dục.
Qua các nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mọi người đánh giá thấp khả năng người khác sẽ giúp đỡ họ lên đến 100%.
Tại sao lại như vậy ?
Bối rối khi nói 'không'
Một phần của câu trả lời, đó là khuynh hướng cho mình là trung tâm của chúng ta ( egocentric bias )- Chúng ta thấy khó khăn để hiểu những gì người khác suy nghĩ và cảm nhận bởi vì chúng ta đang mắc kẹt trong đầu óc của mình.
Nhưng nó còn hơn cả thế, Flynn và Lake lập luận , thực tế là chúng ta đánh giá thấp về sức ép của xã hội lên người khác để nói ' vâng'. Khi bạn yêu cầu ai đó giúp bạn, họ sẽ cảm thấy nhiều bối rối và khó xử khi nói 'không' hơn là bạn nghĩ.
Trong 2 nghiên cứu tiếp, Flynn và Lake yêu cầu những người tham gia đặt mình vào 2 vai : người yêu cầu sự giúp đỡ và người bị yêu cầu giúp đỡ. Họ phát hiện thấy khi mọi người là những người tìm kiếm sự giúp đỡ, họ đã hạ thấp phí tổn xã hội của việc nói 'không'. Nhưng khi họ là người giúp đỡ, họ đã nhận ra thật khó khăn để nói 'không'.
Yêu cầu sự giúp đỡ, nhưng đừng yêu cầu quá nhiều.
Có 2 thông điệp rất thiết thực đến từ nghiên cứu này:
Nếu bạn muốn được giúp đỡ, hãy yêu cầu. Mọi người có nhiều khả năng sẽ giúp bạn nhiều hơn bạn nghĩ, đặc biệt nếu yêu cầu giúp đỡ tương đối nhỏ. Phần lớn mọi người thỉnh thoảng có được sự vui vẻ trong việc giúp đỡ người khác
Hãy tạo thuận lợi để người khác nói 'không'. Phần lớn chúng ta không nhận ra rằng thật khó khăn để nói 'không' trước một lời đề nghị giúp đỡ. Những người khác cảm thấy bị nhiều sức ép phải nói 'có' trước lời đề nghị giúp đỡ hơn chúng ta nghĩ. Nếu sự giúp đỡ mà bạn cần khá là phiền toái, hãy suy nghĩ về những cách làm cho người khác dễ dàng nói 'không'.
Nguồn: spring.org.uk