Mọi người cho em hỏi mấy câu triết ôn thi giữa kì

chochum

New member
Xu
0
1)Em hãy cho biết cơ chế hoạt động của quy luậtlợi nhuận bình quân. Tại sao nói quy luật lợi nhuận bình quân là quy luật kinhtế cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh?'''

2)Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?

3)Vì sao nói rằng sự hình thành lợi nhuận bình quân càng phản ánh sai lệch mối quan hệ bóc lột giữa TBCN và lao động làm thuê

4)hàng hóa là tế bào kinh tế chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa và sx tư bản chủ nghĩa. Phân tích sự vận động của hàng hóa trong 2 kiểu tổ chức kinh tế chính trị trên để thấy đc nhận định này
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1)Em hãy cho biết cơ chế hoạt động của quy luậtlợi nhuận bình quân. Tại sao nói quy luật lợi nhuận bình quân là quy luật kinhtế cơ bản của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh?'''

Bạn tham khảo chúng ta cùng bản luận

1. Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân

2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường

3. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một

4. ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và

5. tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

6. Cạnh tranh trong nội bộ ngành thể hiện: Cải tiến kỷ thuật, hợp lý hoá sản xuất

7. nâng cao chất lượng hàng hoá cải tiến mẫu mã...làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do

8. xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

9. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của

10. hàng hoá (hay giá trị thị trường của hàng hoá) làm cho điều kiện sản xuất trung bình

11. của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống, chất lượng hàng hoá

12. được nâng cao, chủng loại hàng hoá phong phú.

Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh
trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Do điều kiện sản xuất không giống nhau giữa các ngành sản xuất trong xã hội,
vì thế lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của họ thu được cũng không giống nhau nên các
nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.
Ví dụ: Trong xã hội có 3 ngành sản xuất công nghiệp khác nhau: Cơ khí, dệt và
da có tư bản đầu tư đều là 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100% . Tư bản ứng trước
chu chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Do tính chất kinh tế kỹ thuật mỗi ngành khác
nhau nên cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp cũng khác nhau. Nếu lợi nhuận bằng giá trị
thặng dư thì tỉ suất các ngành sẽ khác nhau

Thứ nhất, lợi nhuận ở đây chính là giá trị thặng dư. Người ta dùng từ lợi nhuận để đỡ mang tiếng bóc lột mà thôi.

Thứ hai, giữa các ngành khi cạnh tranh với nhau thì hình thành nên một thuật ngữ gọi là lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân này cũng chính là giá trị thặng dư bình quân mà nhà tư bản bóc lột được.

Thứ ba, trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, sự hình thành lợi nhuận bình quân làm cho quy luật giá trị thặng dư chuyển hoá thành qui luật lợi nhuận bình quân. Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

 
2)Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?

vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động , chỉ khác ở chỗ một bên là tăng năng suất lao động xã hội cá biệt, một bên là tăng năng suất lao động xã hội

ội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ. Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sản xuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào việc mua sắm sức lao động và tư liệu sản xuất. Còn mục đích của nhà tư bản khi chi tiền ra mua sắm các thứ đó chẳng có gì khác hơn là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà mình đã ứng chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.

Các tư liệu sản xuất như nhà xưởng, công trình kiến trúc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,... là tư bản bất biến. Nó không thay đổi lượng giá trị trong quá trình sản xuất mà chỉ chuyển hóa giá trị của nó sang các sản phẩm mới được sản xuất ra. Nó không thể là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Còn sức lao động thì trong quá trình tiêu dùng, tức là trong quá trình sử dụng nó vào lao động sản xuất, nó có khả năng tạo ra giá trị mới mà giá trị mới này lại lớn hơn giá trị của bản thân nó. Sức lao động là tư bản khả biến.

Nhà tư bản sử dụng tính chất khả biến đó vào mục đích tạo ra cho mình giá trị thặng dư. Chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư này là hành vi được gọi đích danh là “bóc lột”. Đó là nói chung, còn cụ thể, trong quá trình sản xuất, hành vi “bóc lột” giá trị thặng dư còn được nhà tư bản thực hiện bằng sự gia tăng giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, tức là kéo dài tuyệt đối thời gian của ngày lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất từng sản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Việc tăng giá trị thặng dư còn được một số nhà tư bản thực hiện bằng cách hạ thấp giá trị của hàng hóa do xí nghiệp mình sản xuất so với giá trị xã hội của hàng hóa đó. Số giá trị tạo ra bằng cách này được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Chỗ khác nhau giữa chúng chỉ là một bên thu được do tăng năng suất lao động xã hội, còn bên kia - bên giá trị thặng dư siêu ngạch - thì được tạo ra nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới, biết áp dụng công nghệ tiến bộ và các phương pháp quản lý hoàn thiện hơn trong tổ chức sản xuất. Trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm đoạt, vì vậy mà luôn luôn có cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê chống lại sự chiếm đoạt đó: Đấu tranh chống kéo dài thời gian làm việc trong ngày để chống bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối; đấu tranh chống việc nhà tư bản rút ngắn thời gian lao động cần thiết và tăng tương ứng lao động thặng dư để chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. Cuộc đấu tranh chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch về thực chất là sự phản ứng lại đối với những cải tiến trong áp dụng kỹ thuật mới, phản ứng lại sáng kiến trong ứng dụng công nghệ tiến bộ và việc áp dụng những phương pháp tổ chức sản xuất hoàn thiện hơn... Thật ra, sự đấu tranh của giai cấp thợ thuyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa để chống lại sự bóc lột giá trị thặng dư nói chung, là nhằm vào một chủ điểm: Chống việc nhà tư bản chiếm đoạt hoàn toàn giá trị thặng dư cụ thể là cả ba thứ giá trị thặng dư vừa nêu trên.
 
3)Vì sao nói rằng sự hình thành lợi nhuận bình quân càng phản ánh sai lệch mối quan hệ bóc lột giữa TBCN và lao động làm thuê

Câu này trên diễn đàn có rùi nhá, bạn tìm bài của ButChi
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top