Mỗi giáo viên, sinh viên sẽ có netbook tích hợp 3G

  • Thread starter Thread starter ButBi
  • Ngày gửi Ngày gửi

ButBi

New member
Xu
0
Đó là tiêu chí mà ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT đưa ra tại cuộc Hội thảo Truyền thông Quốc tế Vietnam Comm 2009 sáng 19/11, theo đó trong tương lai không xa, ngành giáo dục sẽ phấn đấu mỗi giáo viên, học sinh sẽ có một chiếc netbook tích hợp sẵn chip 3G để đi đâu cũng kết nối được với mạng viễn thông không dây tốc độ cao.

img-1258736393-1.jpg

Ông Quách Tuấn Ngọc đang giới thiệu chiếc netbook 3G có giá 299USD và có thể sẽ được trang bị cho giáo viên, sinh viên trong tương lai.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Cũng theo ông Ngọc, sự bùng nổ của CNTT trong những năm qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của ngành giáo dục Việt Nam. Và sự thay đổi này sẽ vấn tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn và mạnh hơn trong các năm tới. Đó cũng là lý do tại sao trong năm học vừa qua (2008-2009), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học”, với mục tiêu tiến hành kết nối mạng Internet, triển khai mạng giáo dục đến tất cả các Sở GD&ĐT, cơ bản phủ Internet đến các trường học trong cả nước.

Ngay từ rất sớm (năm 2000), Bộ GD-ĐT đã có ý tưởng xây dựng mạng giáo dục và đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển CNTT trong ngành giáo dục. Những con số như 1,5 triệu sinh viên, 600.000 sinh viên trường trung cấp chuyên nghiệp, 2,7 triệu học sinh cấp 3 trong năm học vừa qua đã cho thấy phần nào nhu cầu ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là rất lớn. Ông Ngọc cho rằng CNTT và viễn thông đóng một vai trò không hề nhỏ để làm thay đổi diện mạo của toàn ngành trong những năm gần đây.

Ngành giáo dục hướng tới 3G

Hiện nay, ngành giáo dục đã nối cáp quang tới 63 sở, và đang chờ 3G để nâng cao tốc độ đường truyền. Tính tới tháng 9/2009, Việt Nam có 113,5 triệu thuê bao di động, trong đó có một phần không nhỏ của ngành giáo dục. Với tiêu chí trang bị netbook 3G cho mỗi giáo viên và sinh viên, ngành giáo dục hy vọng rằng sinh viên sẽ chủ động hơn với các bài giảng, và có thể tiếp cận kho tài liệu phong phú hơn trên mạng.

Theo ông Ngọc, cuối năm 2010, ngành giáo dục sẽ hoàn thành kết nối băng thông rộng đến tất cả các trường kể cả những trường trên miền núi. Hiện nay, giá của một chiếc netbook còn rất rẻ chỉ có 200-220 USD nhưng có thể đảm bảo được hầu hết chức năng cơ bản. Ngay tại cuộc hội thảo, ông Ngọc cũng đã giới thiệu một máy tính mới mà ngành giáo dục đang trưng cầu để phát triển. Sản phẩm có màn hình 11-inch, webcam, đầy đủ các cổng kết nối, ổ cứng 160 GB, RAM 1 GB với chip khiêm tốn Atom 270 Mobile nhưng có thể cắm chip 3G nên rất tiện dụng. Sản phẩm có giá tổng thể là 299 USD.

Ngoài ra, ngành giáo dục đang có chủ trương tích hợp CNTT vào trong các môn học để CNTT thực sự được triển khai rộng khắp với một mục tiêu tạo ra các chương trình e-learning, lớp học ảo, chính phủ điện tử trong môi trường giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo đã có chỉ đạo các cơ sở phải tận dụng tối đa những dịch vụ email miễn phí như Gmail, Yahoo,... Hiện Gmail đã hỗ trợ và cung cấp miễn phí cho các trường học có hộp thư điện tử mang tên miền là tên trường học và có số lượng account không giới hạn.

Theo ông Ngọc, nếu triển khai email cho giáo viên và sinh viên trong toàn ngành thì phải mất tới 430 triệu đô. Do đó, việc tận dụng các dịch vụ miễn phí sẽ góp phần giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đẩy mạnh được ứng dụng CNTT trong trường học.

Tiến tới mô hình “không giấy”

Ông Ngọc cũng cho biết, Bộ giáo dục đã đặt mục tiêu xây dựng một triệu bài giảng điện tử, một triệu máy tính trong vòng 3 năm và trên nền mã nguồn mở. Hơn nữa, khi mạng Viễn thông không dây tốc độ cao được phủ sóng mọi nơi thì với việc trang bị cho giáo viên, sinh viên những chiếc netbook 3G giá rẻ sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

Với những chiếc máy tính mà ông Ngọc giới thiệu ở trên, mỗi giáo viên, sinh viên và cả học sinh đều dễ dàng có thể mang chúng theo người và ngồi bất cứ đâu cũng có thể truy cập được vào mạng để lấy thông tin. Họ không cần mang bất cứ tài liệu gì theo người, cần gì chỉ cần mở netbook và lên mạng là có.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngành giáo dục đã đưa nhiều thông tin lên web hơn trong bối cảnh việc soạn bài giảng trên máy tính, soạn giáo án điện tử để đổi mới cách dạy và học được nhiều cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Do đó, học sinh và sinh viên sẽ chủ động hơn rất nhiều trong việc cập nhật thông tin một cách dễ dàng và thu lượm được nhiều kiến thức. CNTT sẽ đem lại cho người học cơ hội tiếp cận những nguồn tri thức và tạo ra môi trường giao tiếp tốt hơn.

Việc thay đổi từ mô hình video conference sang web conference dành cho hội họp, đào tạo trực tuyến, giáo dục thường xuyên,... đã tiện dụng hơn rất nhiều. Với video conference, người dùng phải đến tận phòng có trang bị video mới có thể tham gia được vào buổi họp hay học trực tuyến. Nhưng với web conference, người dùng ngồi đâu có mạng và máy tính có webcame là có thể truy cập vào được. Thông qua web conferce, các chương trình đào tạo từ xa có thể phát sóng trực tiếp tới tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

Theo ông Ngọc, hiện ngành giáo dục đang lắp đặt các phương tiện cho web conference và có thể đầu 2010 sẽ phát tới 2500 trường cấp 3, chỉ thông qua webcam và băng thông khoảng 150 kb/giây cho việc truyền hình ảnh. Do đó, với tốc độ phát triển CNTT-VT hiện nay thì trong tương lai không xa, mỗi giáo viên, sinh viên hay học sinh đến trường chỉ cần mang một chiếc netbook giá rẻ tích hợp 3G.
Theo VnMedia​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top