Hàng loạt các nguyên nhân dẫn tới bạo lực ở môi trường học đường được chuyên gia tâm lý, thầy cô mang ra “mổ xẻ” tại buổi hội thảo Phòng chống bạo lực trong nhà trường do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức ngày 9/4 vừa qua.
Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM: “Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em không gần gũi, chia sẻ”.
PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ”.
Học sinh dễ bị “đầu độc” bởi những trò game bạo lực. (Ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến khác cho rằng giáo dục trong nhà trường hiện thiên về dạy chữ hơn dạy làm người. Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những hành vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng.
Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ thành phố, chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
TS Đinh Phương Duy phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vân Sơn)
Theo TS. Đinh Phương Duy, biện pháp tốt nhất để “tiêu diệt” tận gốc nạn bạo lực ở trẻ cần thiết phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó cần nghiên cứu bài bản tâm sinh lý lứa tuổi của học trò ngày nay, những nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp với các em trong một điều kiện xã hội mới.
Còn TS. Bích Hồng nhấn mạnh: “Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con và trực tiếp bảo vệ con mình bằng cách trang bị cho các em có được những kỹ năng sống cơ bản. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ”. Cũng theo TS Bích Hồng thì, tránh việc đưa những trẻ quá cá biệt vào các Trung tâm giáo dưỡng vì “cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy rằng chúng ta cần cảm hóa chứ không phải trừng phạt.”
Theo ý kiến của ông Lê Ngọc Trung, trợ lý thanh niên Trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi, thì: Nhà trường cần phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Gia đình cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại nhà.
Những gia đình có con em vi phạm cần thiết phải xử lý hành chính. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh của từng gia đình có con em đang theo học tại các trường trên địa bàn.
Theo Dân trí
Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM: “Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em không gần gũi, chia sẻ”.
PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ”.
Học sinh dễ bị “đầu độc” bởi những trò game bạo lực. (Ảnh minh họa)
Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ thành phố, chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
TS Đinh Phương Duy phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vân Sơn)
Còn TS. Bích Hồng nhấn mạnh: “Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con và trực tiếp bảo vệ con mình bằng cách trang bị cho các em có được những kỹ năng sống cơ bản. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ”. Cũng theo TS Bích Hồng thì, tránh việc đưa những trẻ quá cá biệt vào các Trung tâm giáo dưỡng vì “cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy rằng chúng ta cần cảm hóa chứ không phải trừng phạt.”
Theo ý kiến của ông Lê Ngọc Trung, trợ lý thanh niên Trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi, thì: Nhà trường cần phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Gia đình cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại nhà.
Những gia đình có con em vi phạm cần thiết phải xử lý hành chính. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh của từng gia đình có con em đang theo học tại các trường trên địa bàn.
Theo Dân trí