• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mổ xẻ bất cập của giáo dục đại học

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Chất lượng giáo dục đại học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận định này được đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nêu ra trong buổi thảo luận về báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học), ngày 16/4.

Quy mô vượt xa năng lực


Theo báo cáo, trong thời gian gần đây, Chính phủ và ngành giáo dục có nhiều chỉ đạo mạnh mẽ về công tác quản lý giáo dục nên đã tạo được chuyển biến bước đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy vậy, trong việc thành lập ĐH, CĐ cũng như đầu tư cho giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều bất cập. Đặc biệt, chất lượng đào tạo là vấn đề đáng quan ngại khi quy mô đào tạo đã vượt xa năng lực đào tạo. Cụ thể là từ 1987 đến 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng ba lần. Bên cạnh đó, do chú trọng phát triển quy mô đào tạo nên giáo dục đại học nước ta chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng đầu vào của sinh viên các trường trong khi cơ sở vật chất ở phần lớn các ĐH, CĐ vẫn ở trong tình trạng yếu kém.

gd174gddh-ro.jpg


Từ 1987 đến 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng ba lần. Ảnh: Trung Kiên​

Mặt khác, nội dung, phương pháp đào tạo và công tác quản lý giáo dục đại học nhìn chung còn lạc hậu với những biểu hiện: việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình chưa được quân tâm đúng mức; việc mở ngành còn có biểu hiện dễ dãi; phương pháp dạy và học chậm được đổi mới; việc kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện nghiêm túc; hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học chậm hình thành. Hoạt động nghiên cứ khoa học cũng được đánh giá là chưa gắn kết với công tác đào tạo trong khi việc đào tạo lại chưa gắn với thị trường lao động và các đơn vị sử dụng lao động.

Tỉnh nào cũng có trường ĐH?

Góp ý cho báo cáo này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận đề nghị cần đánh giá quy hoạch mạng lưới ĐH hiện nay đã đúng hay chưa. “Phải chăng chúng ta đang tiến tới mỗi tỉnh có một trường ĐH. Theo tôi hiểu, quy hoạch là theo vùng chứ không phải tỉnh nào cũng phát triển trường ĐH”, ông Thuận nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giáo dục đại học và cho rằng để giải bài toán này, vấn đề chính là quản lý nhà nước. “Hệ thống quản lý giáo dục đại học hiện nay còn cồng kềnh, phân tán do vậy phải tổ chức lại bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý”, bà Mai nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền đề nghị đoàn giám sát làm rõ thêm hàng loạt vấn đề như: có bao nhiêu trường không đủ điều kiện nhưng vẫn giảng dạy; việc nâng cấp các trường từ cao đẳng lên ĐH quá nhiều có phù hợp không; việc phân cấp quản lý (Bộ GD-ĐT chỉ quản 14% số trường ĐH) có hợp lý không…? “Phải làm rõ mới đề ra giải pháp được”, ông Hiền nhấn mạnh.


Theo Đất việt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top