Giống như tất cả các cơ quan khác, răng được hình thành từ những nhú của phôi. Sự tạo răng được gọi là sự sinh răng, hiện tượng này gồm những nhóm thay đổi
của tế bào và mô, là một chuỗi các giai đoạn. Khởi đầu tạo mầm răng gồm:
1. Sự di cư của những tế bào đến vị trí sẽ là tương lai của cung răng.
2. Các giai đoạn nhân lên của các tế bào.
3. Sự sắp xếp lại ngoại trung bì - biểu mô khởi đầu do một quá trình biệt hoá tạo mầm răng.
A. CẤU TẠO TỔNG QUÁT
Ở người, vào khoảng tuần thứ 5 của thời kỳ phôi, xoang miệng đã biệt hoá và hình thành. Xoang miệng được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô có nguồn gốc từ ngoại bì da. Biểu mô nằm bên trên màng đáy, bên dưới màng đáy là lớp trung mô hay thường gọi là mô liên kết, có nguồn gốc từ ngoại bì.
1. Biểu mô:
Gồm 2 lớp tế bào:
- Lớp căn bản hay lớp mầm:
Gồm một hàng tế bào biểu mô vuông đơn nằm trên màng đáy, có nhiệm vụ phân chia tạo thành những tế bào bên trên.
- Lớp trên:
Là một biểu mô gồm 2 - 3 hàng tế bào có hình khối vuông, về sau hàng trên cùng
dẹt.
1.1. Lớp căn bản:
Tế bào hình khối vuông, nhân nằm ở giữa, bào tương chứa nhiều hạt Glycogene, các bào quan rất phát triển, thường phân bố quanh nhân. Lưới nội sinh chất có hạt phong phú và thường tạo thành những túi lớn. Ngoài ra, bào tương còn có chứa nhiều Ribosome tự do. Ty thể nhỏ nhưng màng trong gấp thành nhiều nhú. Bộ
Golgi phát triển và thường nằm cạnh nhân.
1.2. Lớp trên:
Hàng tế bào trên cùng theo thời gian thường biến thành tế bào lát (dẹt) tạo thành biểu mô lát tầng không sừng hoá. Những tế bào của lớp này có cơ quan nội bào kém phát triển hơn tế bào ở lớp căn bản, chúng thường được gắn với nhau bởi các thể liên kết hoặc liên kết khe.
2. Lớp trung mô: Là một lớp mô liên kết, các tế bào thường đứng tách nhau bởi chất căn bản liên kết.
của tế bào và mô, là một chuỗi các giai đoạn. Khởi đầu tạo mầm răng gồm:
1. Sự di cư của những tế bào đến vị trí sẽ là tương lai của cung răng.
2. Các giai đoạn nhân lên của các tế bào.
3. Sự sắp xếp lại ngoại trung bì - biểu mô khởi đầu do một quá trình biệt hoá tạo mầm răng.
A. CẤU TẠO TỔNG QUÁT
Ở người, vào khoảng tuần thứ 5 của thời kỳ phôi, xoang miệng đã biệt hoá và hình thành. Xoang miệng được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô có nguồn gốc từ ngoại bì da. Biểu mô nằm bên trên màng đáy, bên dưới màng đáy là lớp trung mô hay thường gọi là mô liên kết, có nguồn gốc từ ngoại bì.
1. Biểu mô:
Gồm 2 lớp tế bào:
- Lớp căn bản hay lớp mầm:
Gồm một hàng tế bào biểu mô vuông đơn nằm trên màng đáy, có nhiệm vụ phân chia tạo thành những tế bào bên trên.
- Lớp trên:
Là một biểu mô gồm 2 - 3 hàng tế bào có hình khối vuông, về sau hàng trên cùng
dẹt.
1.1. Lớp căn bản:
Tế bào hình khối vuông, nhân nằm ở giữa, bào tương chứa nhiều hạt Glycogene, các bào quan rất phát triển, thường phân bố quanh nhân. Lưới nội sinh chất có hạt phong phú và thường tạo thành những túi lớn. Ngoài ra, bào tương còn có chứa nhiều Ribosome tự do. Ty thể nhỏ nhưng màng trong gấp thành nhiều nhú. Bộ
Golgi phát triển và thường nằm cạnh nhân.
1.2. Lớp trên:
Hàng tế bào trên cùng theo thời gian thường biến thành tế bào lát (dẹt) tạo thành biểu mô lát tầng không sừng hoá. Những tế bào của lớp này có cơ quan nội bào kém phát triển hơn tế bào ở lớp căn bản, chúng thường được gắn với nhau bởi các thể liên kết hoặc liên kết khe.
2. Lớp trung mô: Là một lớp mô liên kết, các tế bào thường đứng tách nhau bởi chất căn bản liên kết.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: