dulichfidi
New member
- Xu
- 0
Từ TP.HCM, chúng tôi quyết định chọn con đường hiện đại nhất để về miền Tây. Nghĩa là xuất phát từ đại lộ Đông Tây, lên đường cao tốc Tham Lương, rồi qua cây cầu dây văng đầu tiên, đẹp nhất Việt Nam, cầu Mỹ Thuận...
"Việt Mép" và khách sạn mười em phục vụ 24/24
Ấy vậy mà người tính không bằng… đường tính. Bởi vì người và xe thì đi nhưng đường thì mịt mù bảng chỉ dẫn! Căn bệnh kinh niên của đường sá giao thông Việt Nam, báo chí kêu la hoài, vẫn tiếp tục lây lan sang những con đường hiện đại bậc nhất. Đầu tiên là con đường tai tiếng do liên can tới ông giám đốc vừa lĩnh án chung thân: đại lộ Đông Tây, mới thông xe chừng năm nay. Nếu vẫn giữ được phong độ hiện tại, không mắc phải điệp khúc lún như đường Nguyễn Hữu Cảnh, con đường từng được xem là đẹp nhất TP.HCM khi mới khai thông, thì đại lộ Đông Tây sẽ chiếm danh hiệu này. Thẳng băng, hiện đại, lao từ quận nhất trung tâm tới tận quốc lộ 1A huyện Bình Chánh, cắt qua toàn bộ quận 3, quận 5, quận 6, quãng đường mà trước đây phải rồng rắn có khi tới hai tiếng đồng hồ, nay chỉ cần đạp mát chân ga chừng 30 phút là xong. Nhưng “đi hết con đường”, chúng tôi ngắc ngứ vì không thể tìm thấy bảng chỉ dẫn lối lên đường cao tốc Trung Lương. Về sau này mới biết, đường dẫn vào đường cao tốc là một con đường nhỏ, lắt léo, xấu kinh và dĩ nhiên là chẳng có một bảng chỉ dẫn nào (đường Trần Đại Nghĩa)! Cũng về sau mới biết, hầu hết những xe lần đầu tiên về miền Tây theo ngả hiện đại này đều không tìm ra con đường “bí mật” ấy. Bảng chỉ dẫn giao thông ở ta luôn luôn là một ma trận. Sau này, khi về tới Cần Thơ, phát hiện thêm ra kiểu biển báo nữa là biển báo chỉ dựng một chiều, nghĩa là bạn phải đi vượt qua biển báo, ngoái cổ lại dòm xem trên biển báo chỉ tên phố gì, nếu đúng phố bạn cần tìm thì… tạt ngay xe lại. Công ty Vietmap chuyên bán các loại bản đồ định vị, chỉ đường bằng vệ tinh nhân cơ hội này phát triển, bản đồ giá bán vài trăm đô la, lâu lâu lại cập nhật một lần. Nhưng nghe nói bản đồ Vietmap vẫn không cập nhật kịp tốc độ thay đổi của ngành đào đường và sửa đường, bởi vậy mấy người bạn khuyên thay vì dùng Vietmap, hãy cứ xài “Việt mép” cho nhanh gọn (tức là hỏi đường bằng miệng! nhanh gọn thật, nhưng cũng rất nguy hiểm).
Cơm bình dân miền Tây rất thực chất
Nhưng cũng phải cám ơn bảng chỉ đường không chỉ, nên chúng tôi lỡ hẹn với đường cao tốc Tham Lương - gần 50 km “free way” duy nhất ở miền Tây này, thành ra đi lại trên con đường 1A cũ để thấy một miền Tây thật ngộ trên các bảng hiệu! Lại vẫn chuyện bảng hiệu, nhưng không phải tác phẩm của ngành giao thông công chính, mà của người miền Tây chính hiệu.
Nhớ lần xem bộ phim Mùa len trâu, tôi, dân Bắc kỳ chính gốc, chắc lưỡi thán phục, sao "nó" ra chất miền Tây thế, thì đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con trai ông miền Tây "gộc", nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cười cười: Chả thấy "nó" miền Tây chút nào. Ơ, thế miền Tây là thế nào nhỉ? Cứ đi thì biết...
Bảng hiệu là cả một câu chuyện văn hóa của người Việt, tôi chắc thế. Hơn nửa thế kỷ trước, nhà văn Thạch Lam đã có cả một nghiên cứu về chuyện đặt tên cửa hàng cửa hiệu trên các bảng hiệu ở Hà Nội cũ, được ông viết rất thú vị trong Hà Nội băm sáu phố phường. Ông nhận ra sự thay đổi của đời sống Hà Nội trong sự biến đổi cách đặt tên trên bảng hiệu, từ Con gà vàng, Trâu vàng,…, đến những Salon de coiffeur, Bonlangerie elegant,…Tất nhiên bây giờ còn khác nữa, từ tiếng Pháp đã đổi qua tiếng Anh, từ chữ Hán Việt đã đổi sang chủ nghĩa lãng mạn với những Thu vàng, Chiều tím, Không tên, hoặc “mô đéc” hơn là những biển hiệu “hậu hiện đại” kiểu như Ối giời ơi… Ấy vậy mà tôi vẫn bị bất ngờ với biển hiệu miền Tây. Nhan nhản dọc theo quốc lộ 1A ngang qua Long An, Tiền Giang, những quán cơm Ông Mập, Đực Em đã quen rồi, nhưng bia Bảy Mảnh, khách sạn “Mười Em phục vụ 24/24” thì quả là…choáng! Nhớ lại lần đi tìm đất bên Thủ Đức hồi Thủ Đức chưa phải là quận 2 sầm uất như bây giờ, nói chuyện với một người dân địa phương có cái tên rất ngộ là ông Hai Bong Bóng. Hỏi sao ông có cái tên kỳ vậy, ông thủng thẳng: Gọi là Hai, bán bong bóng nên gọi Hai Bong Bóng. Ông gọi thêm người nữa vào hỏi chuyện đất cát, anh tên Út Cu, chưa vợ. Buồn cười là, trong khi chúng tôi cố chỉ gọi anh là anh Út, thì anh nhắc đi nhắc lại cho chúng tôi nhớ anh là Út Cu…Hồn nhiên và chân chất lắm. Chả biết bia Bảy Mảnh, khách sạn bình dân Mười Em kèm theo dòng chữ chua thêm Phục vụ 24/24, có còn sự hồn nhiên chân chất ấy không nhưng xét từ “kênh PR” thì ấn tượng còn hơn khối sáng tạo trị giá hàng chục ngàn đô la của những công ty Communication ở Sài Gòn.
Cơm Oanh…
Nhưng tôi đồ rằng người miền Tây chả quan tâm tới gì PR. Bằng chứng là cơm cô Oanh, chợ nổi “xịn” và một số chuyện khác.
Tiệm cơm Oanh
Tìm kiếm đỏ mắt trên wikitravel và các trang du lịch miền Tây, chả thấy cơm cô Oanh ở đâu. Nếu đi xa lộ Hà Nội thì ai cũng biết cơm tấm Kiều Giang, dù ở đó không chỉ bán cơm tấm, quán to vật vã, sạch sẽ đúng phong cách phục vụ du lịch, còn in tờ rơi, quảng bá rất chuyên nghiệp. Cơm Oanh miền Tây tôi chỉ tình cờ biết được khi lang thang trên mấy diễn đàn của dân du lịch caravan và du lịch bụi. Ấn tượng nhất là có anh, chỉ nghe nhắc tới cơm tấm sườn Oanh mà đã không kìm được… nuốt nước miếng vì nhớ, kèm theo chỉ dẫn rất chi tiết: qua cầu An Hữu 1 cây số, trước khi lên cầu Mỹ Thuận, cơm Oanh nằm bên tay mặt.
Bảng hiệu quán này chỉ gọn lỏn: Tiệm cơm Oanh, mái lá xập xệ, ấy vậy mà xe hơi đời mới xếp hàng dài ngay bên cạnh cái bếp nướng miền Tây rất ấn tượng. Quán cũng chả có me-niu me niếc gì hết, nhưng cậu nhân viên phục vụ sẵn sàng đọc cho bạn nghe tràng giang đại hải các món cơm, canh để chọn mà tôi đoan chắc rằng hiếm có quán cơm nào có “menu miệng” dài như vậy, để rồi khi xong bạn chỉ chọn độc một món đơn giản nhất: cơm sườn nướng! Trái với nỗi lo lắng của tôi, cậu phục vụ này chả có vẻ gì khó chịu, thậm chí còn cười lỏn lẻn và rất nhanh nhảu đặt lên bàn mấy ly trà đá. Phục vụ dễ thương kiểu này từ Thanh Hóa trở ra là hàng hiếm, nếu không nói là “tuyệt chủng” luôn. Cơm Oanh vì vậy ăn rất ngon và nhớ (dù khung cảnh khá tồi tàn). Nhưng cũng phải nói thêm rằng, miền Tây giờ kiếm những quán ngon-thực-chất kiểu cơm Oanh cũng không phải dễ. Thực đơn Sài Gòn về miền Tây, cũng bò La-gu, khoai tây chiên, lẩu gà,… chế biến theo phong cách miền Tây, nửa tỉnh nửa quê, mất duyên.
Cơm Oanh chả biết PR cũng là chuyện dễ hiểu nhưng đến công ty du lịch mà cũng không chèo kéo khách, thậm chí còn khuyên khách du lịch thôi đừng đi tour ấy, vì chả có gì để xem…, thì đúng là nhất miền Tây! Từ tiệm cơm Oanh đi thêm chút xíu, là qua cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên và đến giờ có lẽ vẫn là đẹp nhất miền Tây. Từ dốc cầu, con đường chia hai ngả, một về Vĩnh Long, ngả Cần Thơ, Sóc Trăng; một về Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc. Thường thì khách du lịch sẽ bỏ qua Vĩnh Long để về thẳng Cần Thơ (chỉ cách Vĩnh Long khoảng 50 cây số), hoặc bỏ Sa Đéc để về thẳng Long Xuyên - hai thủ phủ sầm uất nhất của miền Tây. Nhưng trong lịch sử, hai nơi bị bỏ qua lại chính là những vùng đất đáng để nhớ.
"Việt Mép" và khách sạn mười em phục vụ 24/24
Ấy vậy mà người tính không bằng… đường tính. Bởi vì người và xe thì đi nhưng đường thì mịt mù bảng chỉ dẫn! Căn bệnh kinh niên của đường sá giao thông Việt Nam, báo chí kêu la hoài, vẫn tiếp tục lây lan sang những con đường hiện đại bậc nhất. Đầu tiên là con đường tai tiếng do liên can tới ông giám đốc vừa lĩnh án chung thân: đại lộ Đông Tây, mới thông xe chừng năm nay. Nếu vẫn giữ được phong độ hiện tại, không mắc phải điệp khúc lún như đường Nguyễn Hữu Cảnh, con đường từng được xem là đẹp nhất TP.HCM khi mới khai thông, thì đại lộ Đông Tây sẽ chiếm danh hiệu này. Thẳng băng, hiện đại, lao từ quận nhất trung tâm tới tận quốc lộ 1A huyện Bình Chánh, cắt qua toàn bộ quận 3, quận 5, quận 6, quãng đường mà trước đây phải rồng rắn có khi tới hai tiếng đồng hồ, nay chỉ cần đạp mát chân ga chừng 30 phút là xong. Nhưng “đi hết con đường”, chúng tôi ngắc ngứ vì không thể tìm thấy bảng chỉ dẫn lối lên đường cao tốc Trung Lương. Về sau này mới biết, đường dẫn vào đường cao tốc là một con đường nhỏ, lắt léo, xấu kinh và dĩ nhiên là chẳng có một bảng chỉ dẫn nào (đường Trần Đại Nghĩa)! Cũng về sau mới biết, hầu hết những xe lần đầu tiên về miền Tây theo ngả hiện đại này đều không tìm ra con đường “bí mật” ấy. Bảng chỉ dẫn giao thông ở ta luôn luôn là một ma trận. Sau này, khi về tới Cần Thơ, phát hiện thêm ra kiểu biển báo nữa là biển báo chỉ dựng một chiều, nghĩa là bạn phải đi vượt qua biển báo, ngoái cổ lại dòm xem trên biển báo chỉ tên phố gì, nếu đúng phố bạn cần tìm thì… tạt ngay xe lại. Công ty Vietmap chuyên bán các loại bản đồ định vị, chỉ đường bằng vệ tinh nhân cơ hội này phát triển, bản đồ giá bán vài trăm đô la, lâu lâu lại cập nhật một lần. Nhưng nghe nói bản đồ Vietmap vẫn không cập nhật kịp tốc độ thay đổi của ngành đào đường và sửa đường, bởi vậy mấy người bạn khuyên thay vì dùng Vietmap, hãy cứ xài “Việt mép” cho nhanh gọn (tức là hỏi đường bằng miệng! nhanh gọn thật, nhưng cũng rất nguy hiểm).
Cơm bình dân miền Tây rất thực chất
Nhưng cũng phải cám ơn bảng chỉ đường không chỉ, nên chúng tôi lỡ hẹn với đường cao tốc Tham Lương - gần 50 km “free way” duy nhất ở miền Tây này, thành ra đi lại trên con đường 1A cũ để thấy một miền Tây thật ngộ trên các bảng hiệu! Lại vẫn chuyện bảng hiệu, nhưng không phải tác phẩm của ngành giao thông công chính, mà của người miền Tây chính hiệu.
Nhớ lần xem bộ phim Mùa len trâu, tôi, dân Bắc kỳ chính gốc, chắc lưỡi thán phục, sao "nó" ra chất miền Tây thế, thì đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con trai ông miền Tây "gộc", nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cười cười: Chả thấy "nó" miền Tây chút nào. Ơ, thế miền Tây là thế nào nhỉ? Cứ đi thì biết...
Bảng hiệu là cả một câu chuyện văn hóa của người Việt, tôi chắc thế. Hơn nửa thế kỷ trước, nhà văn Thạch Lam đã có cả một nghiên cứu về chuyện đặt tên cửa hàng cửa hiệu trên các bảng hiệu ở Hà Nội cũ, được ông viết rất thú vị trong Hà Nội băm sáu phố phường. Ông nhận ra sự thay đổi của đời sống Hà Nội trong sự biến đổi cách đặt tên trên bảng hiệu, từ Con gà vàng, Trâu vàng,…, đến những Salon de coiffeur, Bonlangerie elegant,…Tất nhiên bây giờ còn khác nữa, từ tiếng Pháp đã đổi qua tiếng Anh, từ chữ Hán Việt đã đổi sang chủ nghĩa lãng mạn với những Thu vàng, Chiều tím, Không tên, hoặc “mô đéc” hơn là những biển hiệu “hậu hiện đại” kiểu như Ối giời ơi… Ấy vậy mà tôi vẫn bị bất ngờ với biển hiệu miền Tây. Nhan nhản dọc theo quốc lộ 1A ngang qua Long An, Tiền Giang, những quán cơm Ông Mập, Đực Em đã quen rồi, nhưng bia Bảy Mảnh, khách sạn “Mười Em phục vụ 24/24” thì quả là…choáng! Nhớ lại lần đi tìm đất bên Thủ Đức hồi Thủ Đức chưa phải là quận 2 sầm uất như bây giờ, nói chuyện với một người dân địa phương có cái tên rất ngộ là ông Hai Bong Bóng. Hỏi sao ông có cái tên kỳ vậy, ông thủng thẳng: Gọi là Hai, bán bong bóng nên gọi Hai Bong Bóng. Ông gọi thêm người nữa vào hỏi chuyện đất cát, anh tên Út Cu, chưa vợ. Buồn cười là, trong khi chúng tôi cố chỉ gọi anh là anh Út, thì anh nhắc đi nhắc lại cho chúng tôi nhớ anh là Út Cu…Hồn nhiên và chân chất lắm. Chả biết bia Bảy Mảnh, khách sạn bình dân Mười Em kèm theo dòng chữ chua thêm Phục vụ 24/24, có còn sự hồn nhiên chân chất ấy không nhưng xét từ “kênh PR” thì ấn tượng còn hơn khối sáng tạo trị giá hàng chục ngàn đô la của những công ty Communication ở Sài Gòn.
Cơm Oanh…
Nhưng tôi đồ rằng người miền Tây chả quan tâm tới gì PR. Bằng chứng là cơm cô Oanh, chợ nổi “xịn” và một số chuyện khác.
Tiệm cơm Oanh
Bảng hiệu quán này chỉ gọn lỏn: Tiệm cơm Oanh, mái lá xập xệ, ấy vậy mà xe hơi đời mới xếp hàng dài ngay bên cạnh cái bếp nướng miền Tây rất ấn tượng. Quán cũng chả có me-niu me niếc gì hết, nhưng cậu nhân viên phục vụ sẵn sàng đọc cho bạn nghe tràng giang đại hải các món cơm, canh để chọn mà tôi đoan chắc rằng hiếm có quán cơm nào có “menu miệng” dài như vậy, để rồi khi xong bạn chỉ chọn độc một món đơn giản nhất: cơm sườn nướng! Trái với nỗi lo lắng của tôi, cậu phục vụ này chả có vẻ gì khó chịu, thậm chí còn cười lỏn lẻn và rất nhanh nhảu đặt lên bàn mấy ly trà đá. Phục vụ dễ thương kiểu này từ Thanh Hóa trở ra là hàng hiếm, nếu không nói là “tuyệt chủng” luôn. Cơm Oanh vì vậy ăn rất ngon và nhớ (dù khung cảnh khá tồi tàn). Nhưng cũng phải nói thêm rằng, miền Tây giờ kiếm những quán ngon-thực-chất kiểu cơm Oanh cũng không phải dễ. Thực đơn Sài Gòn về miền Tây, cũng bò La-gu, khoai tây chiên, lẩu gà,… chế biến theo phong cách miền Tây, nửa tỉnh nửa quê, mất duyên.
Cơm Oanh chả biết PR cũng là chuyện dễ hiểu nhưng đến công ty du lịch mà cũng không chèo kéo khách, thậm chí còn khuyên khách du lịch thôi đừng đi tour ấy, vì chả có gì để xem…, thì đúng là nhất miền Tây! Từ tiệm cơm Oanh đi thêm chút xíu, là qua cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên và đến giờ có lẽ vẫn là đẹp nhất miền Tây. Từ dốc cầu, con đường chia hai ngả, một về Vĩnh Long, ngả Cần Thơ, Sóc Trăng; một về Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc. Thường thì khách du lịch sẽ bỏ qua Vĩnh Long để về thẳng Cần Thơ (chỉ cách Vĩnh Long khoảng 50 cây số), hoặc bỏ Sa Đéc để về thẳng Long Xuyên - hai thủ phủ sầm uất nhất của miền Tây. Nhưng trong lịch sử, hai nơi bị bỏ qua lại chính là những vùng đất đáng để nhớ.