Miền ký ức

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Chợt một lần nhìn lại phía sau lưng
Thấy đứa bé thơ đùa nô nức
Tiếng chăn trâu ngoài đồng lưng lửng
Thả cánh diều mải miết những chiều êm.

Chợt một lần nhìn lại trong đêm
Thấy giấc mơ còn hồng trên trang vở
Có cánh chim giữa trời vươn sức sống
Có bóng buồm lướt sóng nhẹ xa xa.

Chợt một lần nhìn lại quanh ta
Có một chút cô đơn về len lỏi
Một chút buồn, một chút niềm vô vọng
Một chút miền ký ức để suy tư.

Chợt một lần như chẳng có lần sau
Hóa dại làm đứa trẻ thơ khờ khạo
Cho quên hết những đam mê, hoài bão
Cho chôn vùi khát vọng sống bay xa
Cho còn lại bên ta
Với cuộc đời vô cùng bình dị.

10/2005
 
Vosong làm thơ được đấy, có điều hơi buồn một chút. Bài thơ này làm từ 2005, từ đó đến nay tâm trạng có chuyển biến không nhỉ?
 
Cảm ơn lời khen tặng của Butchi. Lúc ấy mới ra trường chưa có việc làm nên tinh thần hơi bi quan trên con đường mình đã chọn. Những ước mơ dường như không thực hiện được và chúng dần dần vỡ tan qua từng cái chạm thực tế. Nhưng vossong chỉ làm được thơ khi tâm trạng không được vui. Dù không phải là người yêu thơ, thậm chí là ghét, nhưng ngoài ra không biết làm gì khác để giải tỏa nỗi buồn. Và vì học ngành Văn nên cũng phải có chút gì đó chứ. hehe
Còn bây giờ thì cũng thế. Ai cũng vậy, bên cạnh miền vui thường có chút nỗi buồn ngự trị. Nhưng có điều bây giờ không phải là nỗi buồn của kẻ "thất trận" nữa và không nặng như bởi thế thái nhân tình.
 
Vô song à, Vô song ơi,
Cớ chi buồn bã, bỏ rơi chính mình?
Đời người đắt nhất chữ tình,
Trọng nhau cũng bởi nghĩa tình mà thôi.
(Híc, đang định viết tiếp thì cái bụng nó réo ào ào đòi nạp năng lượng. Nhờ mí bạn trong Diễn đàn viết tiếp giùm mình)
 
Miền kí ức.
Mến gởi Vosong! Đọc kỉ niệm trường xưa của một bạn nào đó và miền kí ức của bạn lòng tôi chợt dâng trong lòng một nỗi hoài cảm. Nỗi hoài cảm về một miền xa thẳm, một vùng quê trong kí ức, một miền nhớ nơi nâng cánh tâm hồn tôi. Thân gởi lại bạn một sáng tác của mình.

Hôm nay tan học sớm, đó là niềm vui chung của học sinh cũng như lũ Sinh viên chúng tôi. Nhưng không hiểu sao hôm nay tôi lại không vui nỗi hay nói đúng hơn là tôi đang buồn một cái buồn vô định. Vì sao ư? Chính tôi dường như cũng không hiểu. Trong khi bạn bè tụm năm, tụm bảy la cà quán xá hay đi chơi đâu đó thì mình tôi lại dạo bước trên đường với dòng suy nghĩ miên man, mông lung về một nơi của miền kí ức vô tận. Cơn gió tháng Năm thổi nhẹ làm cho hàng Me rì rào thả lá, vài cánh Phượng đầu mùa đỏ thắm cũng bị những cơn gió đẩy lìa xa cành trong niềm luyến tiếc vì không kịp chứng kiến những giọt nước mắt chia li của tuổi học trò. Tháng Năm về, những cơn gió phả nhẹ làm sống lại trong những tôi kí ức, những kỉ niệm ngọt ngào của tình cô trò năm xưa.
Gió tháng Năm thổi nhẹ làm chao đảo những sườn núi, một màu vàng lấp lánh. Vàng của hoa Cải ư? Không, hoa Cải nở tháng Mười kia, vả lại có nở tháng năm thì cũng không ai trồng hoa trên những sườn đồi như thế. Vàng của hoa Mướp, hoa Bí ư? Cũng chẳng phải. Những cơn gió vẫn thổi, sườn núi cứ nhịp nhàng chao đảo, gợn sóng trôi mãi về tít phía tận chân trời. Gió phả đưa hương, quện một mùi thơm ngọt ngào, à thì ra đó là mùi thơm của lúa. Phải rồi những đồi vàng kia là màu vàng của lúa nương, lúa rẫy. Vậy là một mùa lúa rẫy nữa lại về, mùa chia li nữa lại đến với những đứa học trò xóm núi chúng tôi.
Tuy không phải là một xã của đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng xã chúng tôi cũng được mệnh danh là “bản thượng”. “Bản thượng”, bởi độ cao cũng như cái tính chất heo hút của nó, đường lên xã lắm dốc lại nhiều đèo, còn phải qua sông, suối. Sáng ra chỉ thấy một màu trắng xoá, trắng của khói đá, của sương rừng và của những màng mây che phủ. Chiều về nắng vàng như rót mật lên các sườn đồi, đứng trên một ngọn dốc bóng người có thể đổ dài tới hàng mấy trăm mét. Bản thượng cũng bởi cái vẻ hoang sơ của những chiều mưa Đông buốt lạnh, bởi cái yên tĩnh hay nói đúng hơn là cái buồn, thâm u đến nao lòng của những người xa xứ trong những chiều khi con Mang tác bên đồi. Chính cái hoang sơ, heo hút đó đã làm cho không ít “thi sĩ” buôn tiếng thở dài:
“Thôi anh về đi.
Dốc núi cao không níu được.
Tình ngưòi xứ lạ.
Anh về đi ...
Không thể tìm được,
một khúc hát ru anh.....”
Một lời nói lẫy của cô gái khi tiễn người trai về với miền xuôi. Một mùa lúa rẫy, một năm học lại tiễn chân một vài thầy cô giáo, họ ra đi nhưng không hẹn ngày trở lại. Bởi trở lại làm gì cái mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này,trở lại làm gì cái xứ “khỉ ho cò gáy” heo hút tứ bề. Một mùa lúa rẫy là một mùa li biệt, nhưng đối với tôi, mùa này đặc biệt hơn, không phải vì đây là năm cuối cấp, hết mùa này tôi phải xa sách vở, xa mái trường để trở về với nương rẫy tỉa Ngô, tỉa Lúa, mà bởi lẽ mùa này là mùa chúng tôi phải chia tay Cô, ba năm ròng Cô đã gắn bó với cúng tôi, ba mùa rẫy, ba mùa tết Cô cũng không trở về xuôi mà cùng ở lại với chúng tôi. Mùa này Cô phải về. Dạo này Cô buồn, buồn lắm, không biết phải chia tay tụi tôi mà Cô buồn hay phải trở về nơi mà Cô đến, nơi đã gây cho Cô bao nhiêu chuyện để cô phải tìm lên tận đây khu rừng núi này cho quên đi bớt sự đời.
Lật lại trang kí ức ba năm về trước, một chiều thu, một cô giáo với dáng người mảnh khảnh, làn da trắng mịn và gương mặt đôn hậu, thoáng nét buồn đã đến với xóm núi chúng tôi. Trông cô hiền, hiền như cái tên của cô, và cái tên cô cũng hiền, hiền lắm như dòng nước suối ngọt, “Thu Hạnh”. Một cô giáo miền xuôi lên đây dạy học, cũng giống như bao cô giáo khác, những ngày đầu cô chỉ khóc và khóc. Chúng tôi có nhiệm vụ đến trò chuyện cùng cô, làm cho cô vui. Lâu dần rồi cô cũng nguôi ngoa, và như thế tình cảm cô trò thân mật lắm. Cô kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống nơi miền xuôi, những phố xá tấp nập, sầm uất, những ngôi nhà cao, sang trọng với đầy đủ tiện nghi, những con người thanh lịch, những đêm thành phố tràn ngập ánh đèn. Nhưng ở đó cũng lắm những dối trá, lừa lọc, những trò gian manh. Khi nào nói tới đây cô cũng cuối xuống nhỏ hai hàng lệ. Mặc dầu không hiểu chuyện đời nhưng chúng tôi biết nơi đó đã để lại trong lòng cô một vết thương hẳn là sâu lắm, chúng tôi cũng im lặng và không hỏi gì thêm. Có lẽ chính cái vết thương ấy đã đẩy cô tìm lên đây, một nơi xa để quên đi sự đời. Sau những lần như vậy, tụi tôi thương cô nhiều, nhiều lắm, những trái cây, nắm rau rừng tụi tôi đều đem đến cho cô. Những ngày nghỉ, cô hoà mình vào cuộc sống của người dân bản địa, cô xin ba má tôi cho cô theo lên rẫy, tỉa bắp, tỉa lúa, đến mùa thu hoạch khoai, đậu, cô đều làm tất. Bàn tay trắng, mềm mại xưa giờ đã đầy vết chai sạm, nhưng mà trông cô vui lắm, cô nói cười nhiều hơn xưa. Có ai biết đâu đằng sau tiếng nói cười ấy, hằng đêm về cô vẫn khóc, những buổi chiều tà hoàng hôn trải bóng, cơn gió nhẹ đưa những bông hoa cải Tàu Bay trắng muốt, bé li ti về trời, những giọt nước mắt cô lặng lẽ rơi theo bóng hoàng hôn. Cô như gởi vào bông hoa những nỗi niềm tâm sự thầm kín.
Mới đó đã ba năm rồi, ba năm gắn bó với mảnh đất cằn cỗi, ba năm cô trò với bao kỉ niệm. Mùa rẫy này cô phải chia tay chúng tôi để về lại miền xuôi, phải rồi, làm sao có thể giữ cô ở lại được nữa, ba năm đã quá nhiều rồi.
Gió vẫn cứ thổi, hương lúa lại thêm dào dạt, tiếng ve đã đổ dồn dã hơn. Ngày hôm qua chúng tôi đã hết chương trình học, vậy là còn ngày nay và một đêm nay nữa, mai cô phải về quê rồi. Chiều nay không học nhưng chúng tôi, không ai bảo ai đều đến lớp, nghé vào phòng cô nhưng chẳng thấy cô đâu. Cả lớp chia tay nhau đi tìm mà cũng chẳng thấy, tôi quyết định chạy về nhà nhờ ba, má đi tìm giúp. Nhưng vừa chạy vào nhà thì tôi không tin vào mắt mình, cô ngồi đó, nước mắt tràn trên khuôn mặt, vậy mà cô vẫn nhìn tôi cười. Không hiểu vì sao cô khóc nhưng vui là đã gặp được cô. Tôi vội chạy đi thông báo cùng lũ bạn. Đêm đó lớp chúng tôi cùng cô ngồi bên đống lửa, tất cả đều lặng thinh, cô khuyên từng đứa một, cô kể chuyện đời cô cho chúng tôi nghe. Nhìn đóm lửa tí tách, giọng cô ngẹn ngào, đứa nào cũng nước mắt không kìm được. Đêm đã khuya, sương rơi lạnh nhưng cô trò vẫn ngồi bên nhau, cô đột ngột dừng kể: Thôi, đêm khuya rồi mấy em về đi kẻo ba, má đợi, còn Phương, về ngủ sớm mai còn theo cô về xuôi. Tôi không tin vào tai mình được nữa, cả lũ ban tôi cũng như cắt ngang dòng cảm xúc, tất cả đều ngơ ngác: Em về xuôi làm gì cô? Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn: Về trường mới học chứ còn làm gì nữa, bộ em không thích học lên nữa àh, cô đã xin phép ba, má em rồi, mai em sẽ đi với cô. Bây giờ tôi mới hiểu những giọt nước mắt lăn trên gò mà cô lúc ban chiều tại nhà tôi, thì ra cô đã đến, xin ba, má tôi cho tôi đi học. Ba, má tôi đời nào lại cho đi, và cô đã khóc, không biết cô còn hứa điều gì nữa không mà cuối cùng ba, má tôi lại đồng ý cho tôi theo cô về xuôi. Khỏi phải nói tôi vui đến chừng nào. Sáng hôm sau, khi Gà rừng vừa gáy canh đầu, trong màn sương của núi rừng còn ngủ, bạn bè cùng người dân quê tôi đã ra tận đầu dốc để tiễn cô cùng tôi xuống núi, về vùng miền xuôi, nơi tôi đi tìm tri thức.
Những cơn gió vẫn thổi, chiếc là Bàn khô theo gió rơi nhẹ bên vệ đường, tôi đưa tay nhặt cánh phượng vươn trên hàng dương liễu. Bây giờ chắc quê tôi cũng đã vào mùa lúa rẫy. Mới đó mà giờ đây tôi đã bước chân vào ngôi trường Đại học, đối với tôi, hình ảnh cô để lại không phải là một giọt kỉ niệm mà là cả dòng chảy kí ức. Mỗi độ hè về khi con ve của núi rừng kêu râm ran giữa màu rẫy vàng, tôi lại nhớ về cô. Bây giờ cô đã có gia đình, một gia đình nhỏ hạnh phúc, bình dị giữa phố thị xoa hoa, bình dị như một thời cô đã dành trọn tình yêu cho núi rừng, cho cho đời và cho tuổi trẻ của chúng tôi.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top