Mẹ ơi!
Cứ mỗi ngày trời chưa sáng, một phụ nữ chống gậy mang theo bao lặng lẽ bước ra khỏi thôn đi hết mười mấy dặm để xin gạo. Đến khi chiều tối bà mới lén quay về nhà…
Khi con vào tiểu học, người chồng bệnh nặng qua đời. Để lại người vợ trẻ với đứa con thơ, mất đi chỗ dựa, cuộc sống của hai mẹ con mỗi lúc một khó khăn hơn. Người vợ trẻ quyết không đi thêm bước nữa, ở vậy nuôi con trưởng thành. Hai mẹ con dựa nhau sống, người mẹ sớm tối cực khổ làm tất cả mọi việc để con trai yên tâm lo học .
Ngày qua ngày, con trai giờ cũng đậu vào một trường trung học trọng điểm của huyện. Nhìn con, mà trên khóe mắt nhăn nheo của người mẹ chứa đựng một nụ cười mãn nguyện.
Tuổi già đã đến, lại thêm căn bệnh phong thấp ngày đêm hành hạ cơ thể của người mẹ. Cuộc sống vốn khó khăn nay còn khó khăn hơn, có những ngày bệnh quá nặng không làm được việc gì thì cơm cũng không có ăn. Vào lúc đó, vì con học ở nội trú nên nhà trường yêu cầu học sinh phải đem đủ 20 ký gạo.
Đứa con biết mẹ không có tiền, liền nói: “ Mẹ ơi, con muốn nghỉ học, phụ mẹ làm nông.”
Mẹ xoa đầu hôn con trai và nói. “ con có lòng như vậy, trong lòng mẹ rất vui, nhưng con không thể không đi học được, con cứ yên tâm, mẹ sẽ có cách, mẹ sẽ lo được mà, rồi con nhất định sẽ thành công. Con nên đến trường đăng ký trước, mẹ sẽ đem gạo đến sau.” Vì thương mẹ quá vất vả nên đứa con trai nhất quyết không chịu đi học, người mẹ giận dữ tát vào mặt con, đó là lần đầu tiên bà tát vào mặt đứa con duy nhất của mình.
Vì không muốn làm mẹ buồn, cậu đành quay lại trường học, không bao lâu sau, người mẹ một tay chống gậy một tay vác bao gạo, phải khó khăn lắm bà mới thả được bao gạo từ trên vai xuống. Thầy phụ trách cân gạo mở bao ra xem, tay nắm một nắm gạo rồi cau mày nói: “ Phụ huynh như các bà chỉ tham rẻ, bà xem trong đây có thóc khô, thóc chưa chín, còn cả thóc lép, chẳng khác nào bếp ăn của chúng tôi giống như hũ gạo tạp.
Người mẹ đỏ mặt, cứ nói xin lỗi mãi. Thầy giáo thấy vậy, không nói gì thêm, liền nhận. Người mẹ lại lấy ra một túi vải nhỏ và nói: “ Thầy, đây là 5 đồng, là phí sinh hoạt của con tôi trong tháng này, làm phiền thầy chuyển cho nó.” Ông thầy nhận rồi lắc đầu, nói đùa: “ Sao bà bán rau ở chợ à?”. Khuôn mặt người mẹ lại đỏ lên, nói lí nhí câu cảm tạ rồi chống gậy bỏ đi.
Đến đầu tháng thứ hai, người mẹ này lại mang đến một bao gạo. Vị thầy giáo theo lệ mở ra xem, lại chau mày, vẫn là gạo tạp. Ông ta nghĩ thầm, có phải lần trước không nói rõ ràng với bà, nên lần này ông nói rõ từng chữ với bà: “ Cho dù là gạo gì chúng tôi đều nhận. Nhưng các loại gạo phải chia ra, để lộn vào như vậy không nấu được, gạo nấu ra cũng sẽ hơi sống. Nếu lần sau như vậy tôi sẽ không nhận.”
Người mẹ hoảng hốt nói câu xin lỗi. “ Thầy à, gạo nhà chúng tôi là như vậy, làm sao bây giờ?” thầy giáo cười, liền hỏi lại: “ Nhà của bà chỉ có một mẫu ruộng làm sao trồng được cả trăm loại gạo? Thật nực cười.
Mặt bà tái xanh, bà chỉ biết im lặng không dám nói gì thêm, thầy cũng chẳng thèm để ý tới nữa.
Đến đầu tháng thứ 3, người mẹ lại đến, thầy vừa nhìn thấy gạo liền nổi giận và như đã mất hết bình tĩnh ông quát tháo: “ Tôi nói bà làm mẹ sao lại cứ cứng đầu như vậy? Tại sao lại mang gạo tạp? Bà hôm nay mang đến như thế nào thì mang về như thế ấy!”
Người mẹ như muốn ngất đi, hai đầu gối quỳ xuống trước mặt thầy, rồi như không kìm chế được hai hàng nước mắt cứ tuôn ra: “ Thầy, tôi nói thật với thầy, những hạt gạo này là do tôi….tôi….đi xin mà có được! “ thầy tỏ vẻ kinh ngạc, cố cầm nước mắt không nói nên lời.
Người mẹ ngồi bệt xuống đất, để lộ ra đôi chân gầy xanh xao, lau nước mắt và nói: “ tôi bị bệnh phong thấp lâu rồi, ngay cả đi lại cũng khó khăn, đừng nói đến làm ruộng. Con tôi hiểu chuyện, muốn nghỉ học để giúp ẹm, bị tôi tát một bạt tai mới chịu đến trường…”
Bà lại giải thích với thầy rằng, bà vốn giấu bà con trong làng, càng sợ làm tổn thương đến lòng tự trọng của con. Mỗi ngày trời chưa sáng, bà đã mang theo bao không, rồi cầm theo chiếc gậy lặng lẽ đi ra khỏi thôn hết mười mấy dặm để xin gạo, đến trời tối thì lén quay trở về thôn. Bà đem gạo xin được bỏ chung vào nhau,đến đầu tháng thì mang đến trường….thầy đã lau nước mắt, đỡ người mẹ dậy liền nói: “ Đúng là người mẹ tốt, tôi sẽ đi báo liền với thầy hiệu trưởng, trường sẽ quyên tiền cho nhà chị”. Người mẹ nhanh xua tay nói. “ Không , không, nếu con trai tôi biết tôi đi xin gạo để cho nó đi học, sẽ hủy đi lòng tự trọng của nó. Ảnh hưởng đến việc học hành của nó điều đó thật lòng tôi không muốn. Ý tốt của thầy tôi xin nhận, cầu xin thầy giữ bí mật giùm tôi. Xin cảm ơn nhiều.
Người mẹ tay chống gậy rồi bỏ đi.
Thầy hiệu trưởng biết sự việc, ông giúp đỡ hai mẹ con một cánh rất tế nhị, lấy lí do gia đình khó khăn miễn giảm phí sinh hoạt và học phí cho con trai bà trong 3 năm. Ba năm sau, đứa con đạt 29,5 điểm và được vào học tại Đại học Bách khoa. Ngày mừng lễ tốt nghiệp, không khí huyên náo tiếng trống giục vang khắp nơi trong phố huyện nghèo, thầy hiệu trưởng đặc biệt mời người mẹ của cậu lên phát biểu, cậu ta không hiểu tại sao lại như vậy. Có nhiều bạn đều đạt điểm cao, nhưng tại sao lại chỉ mời mẹ mình lên phát biểu? Càng lạ hơn là trên bục phát biểu lại có thêm 3 bao bố. Lúc đó, thầy giáo kể chuyện người mẹ đi xin gạo để đóng học phí cho con, phía dưới im lặng. Thầy hiệu trưởng chỉ vào 3 bao gạo cảm động nói: “ đây là 3 bao gạo mà người mẹ xin được trong câu chuyện này, đây không phải gạo mà có thể dùng tiền mua được. Xin người mẹ trong câu chuyện bước lên bục danh dự.”
Đứa con quay đầu lại nhìn thấy thầy giáo đang từng bước dìu mẹ mình lên, người mẹ mang nhiều khổ cực chỉ nghĩ đến lòng tự trọng của con trai mà can tâm tình nguyện chịu sự hiểu lầm, chịu vất vả, cay đắng…Đứa con trai không cầm được nước mắt.
Hai mẹ con nhìn nhau, ánh mắt của mẹ dịu dàng ấm áp, con trai đứng bật dậy, ôm chầm lấy mẹ, khóc rồi kêu to: “ Mẹ ơi. Mẹ của con….”
Nguồn: NXBĐN
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: