Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã dùng một chương trình điện toán để giải mã một ngôn ngữ cách đây 3.000 năm. Chương trình này tự động dịch các văn bản tiếng Ugaritic sang tiếng Anh.
Sự đột phá này hi vọng sẽ giúp giải mã một số ngôn ngữ xưa mà đến nay chưa thể dịch được. Tiếng Ugaritic được sử dụng khoảng năm 1200 trước Công nguyên ở miền tây Syria và gồm các chữ gạch trên các tấm đất sét. Tiếng Ugaritic được phát hiện năm 1920 nhưng không giải mã nổi cho đến năm 1932.
Theo các nhà khoa học, chương trình điện toán phát hiện tiếng Ugaritic gần giống với tiếng Do Thái cổ, từ đó đã so sánh và giải mã được cách đọc và cách viết của ngôn ngữ cổ này. Bảng mẫu tự của tiếng Ugaritic có 30 chữ cái, trong khi tiếng Do Thái cổ có 29 chữ cái.
Với chương trình điện toán trên, nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tìm cách giải mã năm ngôn ngữ xưa: tiếng Etruscan, tiếng Rohonc ở Hungary (với 10 lần số mẫu tự nhiều hơn bất cứ bảng chữ cái nào), tiếng Rongorongo ở đảo Phục Sinh, tiếng Linear A ở đảo Crete xưa (thế kỷ 19 và 18 trước Công nguyên) và tiếng Vinca ở Hungary.
Theo các nhà khoa học, chương trình điện toán phát hiện tiếng Ugaritic gần giống với tiếng Do Thái cổ, từ đó đã so sánh và giải mã được cách đọc và cách viết của ngôn ngữ cổ này. Bảng mẫu tự của tiếng Ugaritic có 30 chữ cái, trong khi tiếng Do Thái cổ có 29 chữ cái.
Với chương trình điện toán trên, nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tìm cách giải mã năm ngôn ngữ xưa: tiếng Etruscan, tiếng Rohonc ở Hungary (với 10 lần số mẫu tự nhiều hơn bất cứ bảng chữ cái nào), tiếng Rongorongo ở đảo Phục Sinh, tiếng Linear A ở đảo Crete xưa (thế kỷ 19 và 18 trước Công nguyên) và tiếng Vinca ở Hungary.
Theo Tuổi Trẻ