Máy bay tiếp dầu trên không như thế nào?
Ngày 22/7/1948, ba chiếc máy bay B-29 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Davit- Mongson tiến hành bay thử nghiệm bay vòng quanh thế giới. Trong quá trình bay, có hai chiếc hạ cánh 8 lần, mất 15 ngày mới hoàn thành 32.187km vòng quanh thế giới. 9 năm sau, ngày 16/1/1957, 5 chiếc máy bay B-52B cất cánh từ căn cứ quân sự Kasier bang California, chỉ mất 3 ngày đã hoàn thành chuyến bay vòng quanh trái đất, trong đó thời gian bay chỉ mất 45h 19’. Để có được sự tiến bộ này là nhờ phương pháp tiếp dầu trên không.
Về sau, người ta đã nghiên cứu và chế tạo thành công khoang treo tiếp dầu trên không, giúp cho kỹ thuật tiếp dầu trên không phát triển đến một giai đoạn mới và cùng lúc có thể tiếp dầu cho nhiều nhất là 3 máy bay cùng loại. Trong trường hợp bình thường, khi sử dụng thiết bị tiếp dầu có đầu cắm hình dùi, tốc độ tiếp dầu khoảng 1.500 lít/phút. Nếu sử dụng thiết bị tiếp dầu kiểu ống co dãn thì tốc độ cao nhất có thể đạt tới khoảng 6.000 lít/phút. Trong quá trình tiếp dầu, phi công của máy bay nhận dầu có nhiệm vụ giữ cho máy bay ở trạng thái bay tốt nhất, giữ cho khoảng cách, độ cao chênh lệch giữa máy bay tiếp dầu và máy bay nhận dầu không đổi.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, Mỹ và một số nước châu Âu gia tăng việc cải tiến các máy bay tiếp dầu. Ngoài việc đổi mới động cơ, người ta còn áp dụng hệ thống quản lý tiếp dầu tự động và hệ thống kết hợp ống tiếp dầu tự động. Hệ thống này có thể giúp máy bay được tiếp dầu nhanh chóng với một lượng dầu lớn, đồng thời, có thể bảo đảm vị trí trọng tâm tốt nhất và trạng thái bay lý tưởng. Bên cạnh đó, máy tính tính toán thời gian tốt nhất để đóng – mở van hộp dầu và bơm dầu. Hệ thống kết hợp ống tiếp dầu tự động có thể thay thế người điều khiển ống co dãn, phi hành đoàn của máy bay nhận dầu chỉ phải giữ máy bay ở một vị trí nhất định ở chỗ tiếp dầu. Hệ thống kết hợp của máy bay tiếp dầu liền tự động bắt vào hệ thống kết hợp tự động của máy bay nhận dầu, đồng thời thực hiện nối ống tiếp dầu.
Việc tiếp dầu trên không ngoài sử dụng cho máy bay dân dụng còn là một lực lượng “tăng viện” trong không trung, là phần bảo đảm quan trọng của tác chiến trên không hiện đại, có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc nhanh chóng chuyển quân đội và thiết bị trong cự ly trung bình và xa.
Nguồn: Sưu tầm