small star
Moderator
- Xu
- 94
Nếu tác giả “Thời thơ ấu” tự tử thành công vào năm 20 tuổi, nước Nga đã mất đi một trí thức lớn, một nhân cách đáng kính, một người kể chuyện kỳ tài của thế kỷ 20.
Aleksei Peshkov (tên thật của Maxim Gorky) thời trai trẻ từng lang thang khắp nơi trên đất Nga và làm đủ mọi nghề để kiếm sống: buôn đồng nát, công nhân bốc vác, bán hàng rong. Cứ mỗi khi đến một thành phố mới, nhà văn tương lai lại sửa soạn trang phục, trưng ra chiếc vali đầy sách và gây bất ngờ cho người nghe bằng hàng tá câu chuyện về những con người kỳ lạ mà ông được gặp trên hành trình cô độc của mình. Năm 20 tuổi, hoang mang trước cuộc đời, Peshkov ném hết những đồng tiền cuối cùng vào một khẩu súng ngắn và chĩa vào ngực mình. Ông không chết nhưng phải mang viên đạn trong phổi suốt 40 năm còn lại của cuộc đời mình. Bạn Gorky - Leonid Andreyev - sau đó đã đùa cợt với ông: “Anh biết anh rồi đấy, một người đàn ông không chịu cố hết sức để tự tử thì cũng chẳng đáng giá bao nhiêu đâu”.
Năm 1892, Aleksei Peshkov ra mắt truyện ngắn đầu tiên với bút danh Maxim Gorky (nghĩa là “cay đắng”). Đó là năm mà những cái tên như Lenin, Trotsky, Stalin hứa hẹn sẽ đưa lại cho người Nga một cuộc đời mới. Năm 1898, khi Gorky xuất bản hai tập truyện ngắn, ông trở thành nhà văn nổi tiếng trên khắp nước Nga. Tên ông xuất hiện nhan nhản trên bao diêm, bưu ảnh và bao thuốc lá. Gorky được coi là nhà văn của “những người cùng khổ”, đại diện của lớp người “Dưới đáy” như tên một vở kịch nổi tiếng của ông. Suốt 2 thập kỷ, Gorky là niềm tự hào của người dân Nga. Ông thậm chí còn được coi là người bảo vệ của nhân dân. Trong lần sinh nhật thứ 50 của mình, Gorky nhận được bức thư từ một tù nhân cùng với lời cầu xin: "Thưa nhà văn!... Tôi bị bỏ tù vì tội giết vợ. Tôi giết cô ta 5 ngày sau khi chúng tôi cưới nhau, bởi vì (anh ta giải thích một loạt các nguyên do)… Liệu ngài có thể ban cho tôi một sự ân xá không?”. Thời bấy giờ, nước Nga nảy sinh ra hàng loạt những kẻ giả danh Gorky, mặc áo khoác dài và cũng đi khắp nơi khắp chốn kể câu chuyện về những con người vô gia cư như nhà văn từng làm.
Ký họa chân dung Gorky.
Vốn là một nhà phê bình nghiêm khắc, Gorky có thể ngồi hàng giờ với một cây bút chì để gạch xóa nhan nhản lên bản thảo của mình hoặc của người khác. Mỗi khi đọc báo, ông thường ngứa ngáy sửa chữa, thêm bớt loạn xạ lên trang trước khi ném vào thùng rác. Một lần, nhà văn nhận được một cuộn thòng lọng (dùng để treo cổ) cùng với mẩu giấy hăm dọa, ông ném cuộn dây đi và dùng bút chì biên tập lại lời của những kẻ dọa dẫm, để câu chữ vẫn giữ nguyên được ý định điên khùng nhưng được diễn đạt rõ ý hơn. Bạn bè và người thân rất ít khi nhìn thấy Gorky ngủ. Giường của ông bao giờ cũng gọn gàng như giường ở bệnh viện. Nhà văn thức rất muộn để làm việc về đêm.
Gorky nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Rất nhiều người quen thân nhà văn đã vô cùng ngỡ ngàng khi ông nhớ hết tên đường phố và những thị trấn mà mình từng đến thăm hàng chục năm trước. Ông còn kể vanh vách cốt truyện của những tác phẩm mà chẳng ai còn có thể nhớ tên tác giả của nó. Ông từng khiến người đối diện ngạc nhiên khi tỏ ra bình thản nhớ về một sự kiện đã xảy ra từ lâu lắm: “Làm sao mọi người lại không nhớ nhỉ? Có một bài báo về chuyện này đăng trên The Messenger of Europe số tháng 10, năm 1887”, ông nói.
Khi Gorky gặp Tolstoy năm 1900, hai người đều là những cây bút vĩ đại của nền văn học Nga. Nhưng lúc này, Tolstoy đã từ bỏ văn chương, say mê đắm chìm trong niềm tin tôn giáo của mình. Tolstoy biến mình thành đấng cứu thế của nước Nga. Ông ăn mặc như nông dân, đi khắp nơi rao giảng về quan điểm bất bạo động và sự tôn trọng những giá trị tinh thần của con người cá nhân.
Tolstoy (trái) và Gorky. Ảnh: wordpress.
Những cuộc tiếp xúc với Tolstoy đã giúp Gorky viết nên cuốn hồi ký về tác giả Chiến tranh và Hòa bình. Trong tác phẩm, Tolstoy xuất hiện như một “vị thánh của nước Nga, ngồi trên chiếc ngai bằng gỗ thích dưới một tán cây bằng vàng”.
Hơn ai hết, Gorky là người đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. Nhưng càng ngày ông càng bị vỡ mộng. Ông trở thành tác giả của nhiều bài viết, nhiều tiểu luận phê phán chính quyền đương thời. Nhà văn Iosif Samuilovich Shklovsky từng gọi Gorky là “Noah của giới trí thức Nga”. Ông lập ra rất nhiều tổ chức tìm kiếm việc làm và cung cấp nơi trú ẩn cho những nhà thơ và học giả Nga bị vạ bút. Ông viết hàng trăm lá thư cầu khẩn lên Lenin để xin tha tội cho các đồng nghiệp. Thời bấy giờ, danh sách họ hàng của Gorky tăng lên đột biến vì ông thường xuyên nhận những con người sa cơ là họ hàng thân thích với mình để dễ dàng tìm được sự ân xá. Gorky dường như, ngoài trang văn, còn được coi là một đại diện của lương tâm nước Nga.
Aleksei Peshkov (tên thật của Maxim Gorky) thời trai trẻ từng lang thang khắp nơi trên đất Nga và làm đủ mọi nghề để kiếm sống: buôn đồng nát, công nhân bốc vác, bán hàng rong. Cứ mỗi khi đến một thành phố mới, nhà văn tương lai lại sửa soạn trang phục, trưng ra chiếc vali đầy sách và gây bất ngờ cho người nghe bằng hàng tá câu chuyện về những con người kỳ lạ mà ông được gặp trên hành trình cô độc của mình. Năm 20 tuổi, hoang mang trước cuộc đời, Peshkov ném hết những đồng tiền cuối cùng vào một khẩu súng ngắn và chĩa vào ngực mình. Ông không chết nhưng phải mang viên đạn trong phổi suốt 40 năm còn lại của cuộc đời mình. Bạn Gorky - Leonid Andreyev - sau đó đã đùa cợt với ông: “Anh biết anh rồi đấy, một người đàn ông không chịu cố hết sức để tự tử thì cũng chẳng đáng giá bao nhiêu đâu”.
Năm 1892, Aleksei Peshkov ra mắt truyện ngắn đầu tiên với bút danh Maxim Gorky (nghĩa là “cay đắng”). Đó là năm mà những cái tên như Lenin, Trotsky, Stalin hứa hẹn sẽ đưa lại cho người Nga một cuộc đời mới. Năm 1898, khi Gorky xuất bản hai tập truyện ngắn, ông trở thành nhà văn nổi tiếng trên khắp nước Nga. Tên ông xuất hiện nhan nhản trên bao diêm, bưu ảnh và bao thuốc lá. Gorky được coi là nhà văn của “những người cùng khổ”, đại diện của lớp người “Dưới đáy” như tên một vở kịch nổi tiếng của ông. Suốt 2 thập kỷ, Gorky là niềm tự hào của người dân Nga. Ông thậm chí còn được coi là người bảo vệ của nhân dân. Trong lần sinh nhật thứ 50 của mình, Gorky nhận được bức thư từ một tù nhân cùng với lời cầu xin: "Thưa nhà văn!... Tôi bị bỏ tù vì tội giết vợ. Tôi giết cô ta 5 ngày sau khi chúng tôi cưới nhau, bởi vì (anh ta giải thích một loạt các nguyên do)… Liệu ngài có thể ban cho tôi một sự ân xá không?”. Thời bấy giờ, nước Nga nảy sinh ra hàng loạt những kẻ giả danh Gorky, mặc áo khoác dài và cũng đi khắp nơi khắp chốn kể câu chuyện về những con người vô gia cư như nhà văn từng làm.
Ký họa chân dung Gorky.
Vốn là một nhà phê bình nghiêm khắc, Gorky có thể ngồi hàng giờ với một cây bút chì để gạch xóa nhan nhản lên bản thảo của mình hoặc của người khác. Mỗi khi đọc báo, ông thường ngứa ngáy sửa chữa, thêm bớt loạn xạ lên trang trước khi ném vào thùng rác. Một lần, nhà văn nhận được một cuộn thòng lọng (dùng để treo cổ) cùng với mẩu giấy hăm dọa, ông ném cuộn dây đi và dùng bút chì biên tập lại lời của những kẻ dọa dẫm, để câu chữ vẫn giữ nguyên được ý định điên khùng nhưng được diễn đạt rõ ý hơn. Bạn bè và người thân rất ít khi nhìn thấy Gorky ngủ. Giường của ông bao giờ cũng gọn gàng như giường ở bệnh viện. Nhà văn thức rất muộn để làm việc về đêm.
Gorky nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Rất nhiều người quen thân nhà văn đã vô cùng ngỡ ngàng khi ông nhớ hết tên đường phố và những thị trấn mà mình từng đến thăm hàng chục năm trước. Ông còn kể vanh vách cốt truyện của những tác phẩm mà chẳng ai còn có thể nhớ tên tác giả của nó. Ông từng khiến người đối diện ngạc nhiên khi tỏ ra bình thản nhớ về một sự kiện đã xảy ra từ lâu lắm: “Làm sao mọi người lại không nhớ nhỉ? Có một bài báo về chuyện này đăng trên The Messenger of Europe số tháng 10, năm 1887”, ông nói.
Khi Gorky gặp Tolstoy năm 1900, hai người đều là những cây bút vĩ đại của nền văn học Nga. Nhưng lúc này, Tolstoy đã từ bỏ văn chương, say mê đắm chìm trong niềm tin tôn giáo của mình. Tolstoy biến mình thành đấng cứu thế của nước Nga. Ông ăn mặc như nông dân, đi khắp nơi rao giảng về quan điểm bất bạo động và sự tôn trọng những giá trị tinh thần của con người cá nhân.
Tolstoy (trái) và Gorky. Ảnh: wordpress.
Những cuộc tiếp xúc với Tolstoy đã giúp Gorky viết nên cuốn hồi ký về tác giả Chiến tranh và Hòa bình. Trong tác phẩm, Tolstoy xuất hiện như một “vị thánh của nước Nga, ngồi trên chiếc ngai bằng gỗ thích dưới một tán cây bằng vàng”.
Hơn ai hết, Gorky là người đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. Nhưng càng ngày ông càng bị vỡ mộng. Ông trở thành tác giả của nhiều bài viết, nhiều tiểu luận phê phán chính quyền đương thời. Nhà văn Iosif Samuilovich Shklovsky từng gọi Gorky là “Noah của giới trí thức Nga”. Ông lập ra rất nhiều tổ chức tìm kiếm việc làm và cung cấp nơi trú ẩn cho những nhà thơ và học giả Nga bị vạ bút. Ông viết hàng trăm lá thư cầu khẩn lên Lenin để xin tha tội cho các đồng nghiệp. Thời bấy giờ, danh sách họ hàng của Gorky tăng lên đột biến vì ông thường xuyên nhận những con người sa cơ là họ hàng thân thích với mình để dễ dàng tìm được sự ân xá. Gorky dường như, ngoài trang văn, còn được coi là một đại diện của lương tâm nước Nga.
(Nguồn: Russiannews)