• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mặt trận Việt Minh (19/5/1941)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
MẶT TRẬN VIỆT MINH (19/5/1941)



- Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước ngày 28/1/1941 NAQ trở về tổ quốc trực tiếp lãnh đạo CM Việt nam, đây là 1 sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với CM nước ta. Sự thành lập của mặt trận VMinh có sự đóng góp to lớn của người.

- Sau khi về nước Người đã nhanh chóng xúc tiến chuẩn bị Hội nghị TW8 từ 10 - 19/5/1941. HN TW8 họp dưới sự chủ trì của Người, HN đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trong đó có chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất trong phạm vi từng nước ĐD.

- Thực hiện Nghị quyết TƯ8 tại Cbằng "VN độc lập đồng minh" được thành lập. Nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ gphóng dân tộc cứu nước nhà. Đồng thời giúp đỡ đoàn kết với dtộc L - CPC.

- Sau khi ra đời 25/10/1941 mtrận Việt minh đã công bố tuyên ngôn, chương trình hành động và điều lệ của mặt trận gồm 44 điều. Sau được đúc kết thành 10 chính sách của mtrận VM. Tuyên ngôn nêu rõ:

- Mục đích của VM là làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, dân VN được sung sướng tự do.

+ Đối nội: Xdựng nền kinh tế tài chính độc lập, xoá bỏ mọi thứ thuế vô lý, chia lại công điền công thổ, công bằng cho cả nam và nữ. Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ, Việt gian phản động. Chủ trương ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, ptriển 1 nền văn hoá mang tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng. Thực hiện nam nữ bình quyền, mở rộng quan giải phóng, xây dựng quân độu công nông. Lập chính phủ công nông binh.

+ Đối ngoại: Việt minh chủ trương thân thiện với tât cả các nước tán thành nền độc lập của VN. Chủ trương cứu nước 44 điều ccủa VM vừa ích nước, vừa lợi nhà đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Một số tỉnh miềm trung, nhiều tỉnh miền Bắc và ở 2 thành phố lớn Hà nội và Hải phòng, các hội Cứu quốc trong mặt trận VM đã được thành lập. Trong đó CBằng là nơi thí điểm tổ chức các hội cứu quốc. Năm 1942 hầu hết các xã, châu, tổng hoàn toàn tham gia, ban VM được thành lập, các đội tự vệ chiến đấu được xây dựng, công tác huấn luyện quân sự được đẩy mạnh. T11/1942 tại CBằng Đ/hội đại biểu V/minh đã họp và bầu ra BCH V/minh tỉnh. Năm 1943 Uỷ ban Vminh Cao - Bắc - Lạng ra đời. Các đoàn thể Cưu quốc trong mặt trận VMinh nhanh chóng mở rộng. T8/19423 hai căn cứ BSơn, Võ Nhai và Cao Bằng được nối liền, lực lượng CM tiếp tục được p/triển sang 1 khu vực mới. 7/5/1944 Tổng hội Vminh đã ra chỉ thị " Sửa soạn khởi nghĩa " nêu yêu cầu cụ thể cho từng công việc chuẩn bị khởi nghĩa, đón thời cơ và thúc đẩy thời cơ. T8/1944 Việt minh lại ra lời kêu gọi toàn dân: Sắm vũ khí đuổi thù chung.

- 15/3/1945 Vminh ra lời hiệu triệu đồng bào cả nước "Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến, kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM tiến lên, xông tới cứu nước, cứu nhà".

- Trong cao trào kháng NHật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa giữa lúc nạn đói đang hoành hành khẩu hiệu "phá kho thóc giải quyết nạn đói" do VMinh đưa ra đã được phát động mạnh mẽ, q/chúng vùng dậy hàng trăm kho thóc của bọn Nhật - p và tay sai bị phá, hàng chục tấn thóc gạo được chia cho dân nghèo. T6/1945 khu giải phóng Việt Bắc được ra đời, Uỷ ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của VMinh. Khu giải phóng VBắc đã trỏ thành căn cứ địa chính của cả nước.

- Ở các thành phố lớn, các đội tuyên truyền, xung phong đã tổ chức diễn thuyết, giải thích đường lối chính sách của VM. Các đội danh dự VM đã được thành lập để diệt trừ những tên sĩ quan Nhật tàn ác và tay sai có nhiều nợ máu với đồng bào.

- Ở vùng nông thôn, nông dân đã đấu tranh không nộp thóc, thuế cho NHật. Ptrào phá ruộng đay để trồng lúa ngô, ở nhiều xã ban VMinh và uỷ ban giải phóng bí mật được thành lập.

- Đến 8/1945 khắp thành thị nông thôn mặt trận VMinh thành lập và đóng vai trò to lớn trong việc phát động q/chúng gấp rút dành chính quyền khi thời cơ đến.

* Vai trò: Mtrận Vminh là mặt trận đoàn kết d/tộc, tiếp nối các tổ chức mặt trận dtộc thống nhât trước đó. ở thời điểm toàn dân chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa dành chính quyền. Tồn tại trong vòng 10 năm (41 - 51) mặt trận Vminh đã có những đóng góp to lớn cho CM.

- Đối với sự thắng lợi của CM T8: Mtrận Việt minh đã tập hợp mọi lực lượng CM yêu nước tổ chức, giáo dục họ thành lực lượng chính trị mạnh mẽ ở cả thành thị và nông thôn, phá tan âm mưu uyên truyền lừa bịp của bọn FX P - N, tạo lập được khối đại đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, cô lập và phân hoá kẻ thù.

- Vminh đã thành lập các đoàn thể cứu quốc: Nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc, phụ lão cứu quốc.. . trên cơ sở đó lực lượng vũ trang cách mạng từng bước được hình thành và phát triển, kết hợp với lực lượng chính trị qchúng. Tạo nên sức mạnh tổng hợp, nổi dậy dành chính quyền khi thời cơ đến.

- Vminh còn có công lao to lớn trong việc chỉ đạo p/trào kháng Nhật cứu nước, trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân Đại hội Tân trào (16 - 17/8/1945) huy động n/dân tham gia tổng k/n dưới sự lãnh đạo của Đảng và chuẩn bị cho lễ ra mắt của Cphủ lâm thời sau khi CM thắng lợi.

+ CM T8/1945 là kết quả trước hết của c/sách đại đoàn kết dân tộc vì nhiệm vụ tối cao, giải phóng dtộc dành lấy c/quyền. Mtrận Vminh đã đóng góp vai trò to lớn trong những năm tháng quyết liệt nhất của thời kỳ CM dành chính quyền. Sau CMT8 thắng lợi VMinh tiếp/tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận, lãnh đạo n/dân ta xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù và chuẩn bị kháng chiến lâu dài với TDP.

+ Trong cuộc k/c chống Pháp Mtrận Vminh đã cùng Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) tập hợp mọi lực lượng của n/dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và tất thắng của d/tộc.

+ Để khối đại đoàn kết thêm tăng cường ngày 3/3/1951 m/trận Vminh đã thống nhât với Hội liên hiệp Quốc dân VN thành mặt trận Liên Việt. 10 năm tồn tại Việt minh đã hoàn thành nhiệm vụ vai trò lịch sử của mình và đóng góp ta lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dtộc được tiếp thu, củng cố và p/triển. Qua cuộc k/c chống TDP rồi ĐQ Mỹ và trong công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc XHCN ngày nay.



Sưu tầm
 
Tổ chức của mặt trận Việt Minh
Đúng lúc cả dân tộc Việt Nam là “ 1 đống cỏ khô”, chỉ cần 1 tia lửa cách mạng châm vào là rực lên đốt cháy cả lũ giặc tham tan thì mặt trận Việt Minh trực tiếp do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra đời vào tháng 5/1941. Nhưng phải hơn 5 tháng sau kể từ ngày thành lập (25-10-1941), Việt Minh mới công bố tuyên ngôn, chương trình và điều lệ của mình. Tuy nhiên sự chậm chễ này cũng không gây ảnh hương tiêu cực đối với phong trào cách mạng lúc đó vì phương châm, đường lối tổ chức, vận động xây dựng mặt trận Việt Minh đã đươc hướng dẫn cụ thể trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng.

Tháng 10/1941, Tổng bộ Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đich của mình: “Liên hiệp tất cả các tàng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật- Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”[3].Tôn chỉ đó đã quy định điều kiện gia nhập Việt Minh: “Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay các dân tộc thiểu số trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáovà xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh”[4]. Về hệ thống tổ chức, trong bản điều lệ của Việt Minh có ghi rõ “Tổng, huyện (hay phủ, châu, quận) tỉnh, thành, kì cấp nào có ban chấp hành của Việt Minh cấp ấy. Việt Minh toàn quốc có tổng bộ”[5]. Như vậy, theo bản điều lệ thì tổng bộ là cơ quan lãnh đạo toàn quốc cao nhất của mặt trận Việt Minh và cũng theo bản điều lệ này thì tổng bộ có quyền hạn thông qua kết nạp các đoàn thể hội viên của Việt Minh, thu nguyệt phí và “tổng bộ cứ 8 tháng cử lại một lần”

Phương pháp tổ chức các hội quần chúng trong mặt trận rất mềm dẻo, thích hợp từng lúc, từng nơi. Ngoài những đoàn thể cứu quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc…), còn có những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai, bán công khai như Hội cứu tế thất nghiệp, Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, phường ban, nhóm học quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo..v.v..

Cùng với việc tuyên bố Tuyên ngôn, Điều lệ Việt Minh xác định cụ thể chương trình cứu nước. Chương trình cứu nước của Việt Minh “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong ước:

1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;

2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do”[6]

Chương trình gồm 44 điểm, là một hệ thống các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hoá và những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già và kẻ tàn tật, tư sản, địa chủ, nhà buôn. Chương trình này sau được đúc kết lại thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở khu giải phóng Việt Bắc và được Đại hội quốc dân thông qua tháng 8-1945 tại Tân Trào, trở thành chính sách cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau cách mạng tháng 8-1945.

Có thể nói, mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển, đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn có tính chất bước ngoặt quyết định của lịch sử dân tộc từ 1941 đến 1845 là nhờ nó được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chính Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo tối cao của mặt ttrận Việt Minh thay cho cơ quan Tổng bộ mà do tình hình thực tiễn khách quan đã không lập được. Chính Trung ương Đảng, dưới danh nghĩa Tổng bộ Việt Minh đã ra các chỉ thị, như “chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa ngày 7-5-1941, lời hiệu triệu của Việt Nam độc lập Đồng minh ngày 8-6-1944 và lời kêu gọi của Việt Nam độc lập Đồng minh: Sắm sửa vũ khí! Đuổi thù chung! vào ngày 10-8-1944. Và có lẽ cũng chính Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã soạn ra Tuyên ngôn, chương trình và điều lệ của mặt trận Việt

Minh, công bố vào tháng 10-1941. Điều này cho thấy vai trò của Đảng cộng sản Đông Dương nói chung và Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong bộ máy tổ chức của mặt trận Việt Minh.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top