HỎI:
Tôi đã đánh mất giấy khai sinh từ rất lâu. Tôi ra Đà Nẵng (nơi tôi sinh) xin làm lại giấy tờ, nhưng cán bộ hộ tịch không tìm thấy giấy tờ gốc và hướng dẫn tôi về địa phương làm giấy cớ mất. Tại địa phương tôi sống, cán bộ hộ tịch yêu cầu cha mẹ của tôi phải có mặt tại VN làm chứng cho tôi. Tuy nhiên, cha mẹ tôi tuổi đã cao, lại đang sống ở nước ngoài, không thể về VN được. Xin cho biết tôi phải liên hệ với cơ quan nào, thủ tục ra sao?
TRẢ LỜI:
Theo câu hỏi của bà, tôi có thể hiểu là bà đã mất giấy khai sinh cả bản chính lẫn bản sao.
Theo điều 62 nghị định 158/2005/NĐ-CP, bản chính chỉ có thể được cấp lại nếu sổ đăng ký khai sinh (SĐKKS) còn lưu trữ được. Ngoài UBND cấp huyện thì SĐKKS cũng có thể được lưu giữ tại UBND cấp xã. Ngoài ra, những trường hợp đã đăng ký khai sinh tại UBND cấp tỉnh hoặc đã đăng ký hộ tịch từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền cũ trước 1975, hiện chỉ có một SĐKKS lưu tại sở tư pháp. Khi đó, sở tư pháp - nơi đang lưu SĐKKS - cũng có thẩm quyền cấp lại bản chính giấy khai sinh.
Do vậy, bà nên liên hệ với các cơ quan trên để biết được hiện nay SĐKKS của bà còn hay không. Nếu còn, theo điều 63 nghị định 158, bà chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu cho UBND cấp huyện hoặc sở tư pháp nơi lưu giữ SĐKKS.
Trường hợp SĐKKS của bà không còn được cơ quan nào lưu giữ thì theo điều 46, 47, 48, khoản 2 điều 58 và điều 59 nghị định 158, bà liên hệ sở tư pháp của tỉnh, TP nơi đăng ký khai sinh trước đây để xác nhận SĐKKS không còn lưu giữ. Sau đó liên hệ UBND phường, xã, thị trấn nơi bà đang cư trú hoặc nơi bà sinh ra trước đây để đăng ký lại giấy khai sinh.
Về thủ tục, bà phải nộp tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh và một trong các giấy tờ cá nhân như: sổ hộ khẩu, giấy CMND, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán thì đăng ký đúng theo nội dung đó.
Trường hợp các nội dung vừa nêu trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của sở tư pháp ghi vào SĐKKS và bản chính giấy khai sinh, giám đốc sở tư pháp ký và cấp một bản chính giấy khai sinh cho bà. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá năm ngày.
Tôi đã đánh mất giấy khai sinh từ rất lâu. Tôi ra Đà Nẵng (nơi tôi sinh) xin làm lại giấy tờ, nhưng cán bộ hộ tịch không tìm thấy giấy tờ gốc và hướng dẫn tôi về địa phương làm giấy cớ mất. Tại địa phương tôi sống, cán bộ hộ tịch yêu cầu cha mẹ của tôi phải có mặt tại VN làm chứng cho tôi. Tuy nhiên, cha mẹ tôi tuổi đã cao, lại đang sống ở nước ngoài, không thể về VN được. Xin cho biết tôi phải liên hệ với cơ quan nào, thủ tục ra sao?
Nguyễn Thị Hương
TRẢ LỜI:
Theo câu hỏi của bà, tôi có thể hiểu là bà đã mất giấy khai sinh cả bản chính lẫn bản sao.
Theo điều 62 nghị định 158/2005/NĐ-CP, bản chính chỉ có thể được cấp lại nếu sổ đăng ký khai sinh (SĐKKS) còn lưu trữ được. Ngoài UBND cấp huyện thì SĐKKS cũng có thể được lưu giữ tại UBND cấp xã. Ngoài ra, những trường hợp đã đăng ký khai sinh tại UBND cấp tỉnh hoặc đã đăng ký hộ tịch từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền cũ trước 1975, hiện chỉ có một SĐKKS lưu tại sở tư pháp. Khi đó, sở tư pháp - nơi đang lưu SĐKKS - cũng có thẩm quyền cấp lại bản chính giấy khai sinh.
Do vậy, bà nên liên hệ với các cơ quan trên để biết được hiện nay SĐKKS của bà còn hay không. Nếu còn, theo điều 63 nghị định 158, bà chỉ cần nộp tờ khai theo mẫu cho UBND cấp huyện hoặc sở tư pháp nơi lưu giữ SĐKKS.
Trường hợp SĐKKS của bà không còn được cơ quan nào lưu giữ thì theo điều 46, 47, 48, khoản 2 điều 58 và điều 59 nghị định 158, bà liên hệ sở tư pháp của tỉnh, TP nơi đăng ký khai sinh trước đây để xác nhận SĐKKS không còn lưu giữ. Sau đó liên hệ UBND phường, xã, thị trấn nơi bà đang cư trú hoặc nơi bà sinh ra trước đây để đăng ký lại giấy khai sinh.
Về thủ tục, bà phải nộp tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh và một trong các giấy tờ cá nhân như: sổ hộ khẩu, giấy CMND, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán thì đăng ký đúng theo nội dung đó.
Trường hợp các nội dung vừa nêu trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của sở tư pháp ghi vào SĐKKS và bản chính giấy khai sinh, giám đốc sở tư pháp ký và cấp một bản chính giấy khai sinh cho bà. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá năm ngày.
Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM