Mất 1 thứ có thật hay mất 1 lý tưởng mà bạn chưa bao giờ có thì đau khổ hơn?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
July 26th, 2011 | By Karla Helbert, MS, LPC, Grief, Loss & Bereavement Topic Expert Contributor

Nỗi đau buồn, thương tiếc (grief) là 1 cảm xúc tự nhiên chúng ta có khi đáp ứng trước 1 sự mất mát. Nhiều người ngay lập tức liên kết nỗi đau buồn với cái chết của những người chúng ta yêu, nhưng có nhiều kiểu mất mát có thể đẩy chúng ta vào nỗi đau buồn sâu sắc. Mất mát dường như có vô số trạng thái khác nhau. Mất 1 mối quan hệ, mất việc, mất nhà hoặc mất 1 đồ vật quý giá. Đánh mất cảm giác an toàn sau 1 sang chấn tâm lý. Mất chức năng cơ thể sau 1 tai nạn. Mất cảm giác an toàn hoặc sự tự tin. Mất tự do. Mất tài sản. Chúng ta có thể cảm thấy đau buồn khi đánh mất bất kì điều chúng ta yêu thương. Đang để tang là 1 trạng thái đánh mất 1 điều gì đó quý giá đối với chúng ta. Tôi đau buồn, tôi để tang. Than khóc là 1 động từ. Than khóc là sự biểu hiện ra bên ngoài của cảm xúc đau buồn. Theo nghĩa rộng, than khóc bao gồm bất kì hành động nào của chúng ta để giúp chúng ta bộc lộ nỗi đau buồn. Khóc, than vãn, mặc những kiểu quần áo hoặc trang sức nào đó, lập bàn thờ, tạo ra 1 tác phẩm nghệ thuật để phản ánh những cảm xúc của chúng ta, tham gia vào những nghi thức đau buồn, viết lách, bất kì thứ gì chúng ta làm với mục đích bộc lộ nỗi đau của chúng ta. Tất cả mọi người đều đau buồn...nhưng chỉ những người than khóc mới thực sự được chữa lành, tiếp tục sống và yêu thương trọn vẹn trở lại.

Vậy chúng ta có thể than khóc cho 1 điều gì đó mà chúng ta chưa bao giờ có? Thoạt đầu, câu trả lời có vẻ là không. Nếu chúng ta phải đánh mất 1 thứ gì đó để cảm thấy đau buồn và 1 thứ chưa bao giờ có thật, chưa bao giờ tồn tại thì nó không thể bị đánh mất, đúng không? Câu hỏi liệu chúng ta có thể than khóc trước sự mất mát của 1 lý tưởng có vẻ phức tạp hơn. Có nhiều kiểu “lý tưởng” có thể bị đánh mất. Hãy tưởng tượng sự mất mát của bạn là ý nghĩ về mối quan hệ lý tưởng. Nếu 1 người mà bạn từng gặp trong những giấc mơ của bạn và trở thành 1 người không phải như người đó và mối quan hệ bây giờ có vẻ là 1 sự giả mạo, thì kiểu mất mát đó có thể làm bạn cực kì đau khổ. Có lẽ bạn đã từng trải nghiệm 1 sự mất mát như vậy. Bạn có thể tin rằng bạn đã tìm thấy bạn đời tri kỷ, lý tưởng của bạn và sau đó khi mối quan hệ kết thúc, bạn nhận ra nó chưa bao giờ là giấc mơ đẹp mà bạn từng tin. Vậy sự mất mát đó có thật không? Tôi nghĩ câu trả lời là có. Và nỗi đau buồn đi cùng với nó. Do đó, nó có thể được than khóc.

1 ví dụ khác về sự than khóc khi đánh mất 1 lý tưởng là nỗi đau rất thật do mất hy vọng và những giấc mơ về tương lai. Những gia đình có con bị chẩn đoán mắc những bệnh như Đao, hoặc Tự Kỷ, hiểu được kiểu đau buồn này và than khóc vì mất 1 lý tưởng. Khi 1 đứa con yêu thương bị chẩn đoán mắc 1 chứng bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bé, chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và thực hiện những chức năng, bố mẹ có thể cảm thấy có vô số mất mát. Hầu hết chúng ta tưởng tượng là đứa con “hoàn hảo” của mình sẽ như thế nào trước khi bé ra đời. Chúng ta tưởng tượng bé sẽ đạt được những thành tựu tuyệt vời. Những hy vọng và giấc mơ của chúng ta về cuộc sống của đứa con không tính đến những khó khăn hoặc đau đớn mà chúng có thể phải chịu đựng.

Cái nào khó khăn hơn? Khóc than 1 mất mát “có thực” hay mất 1 lý tưởng? Tôi nghĩ khi nhìn vào sự mất mát, chúng ta có thể kết luận rằng “cái có thật” không nhất thiết có nghĩa là 1 điều gì đó hữu hình, có thể sờ mó được. Mất hy vọng, giấc mơ dứt khoát là những mất mát có thật. Những hy vọng, giấc mơ dù không phải là những vật cụ thể mà chúng ta có thể chạm vào hoặc nhìn thấy, nhưng chúng vẫn rất thật.

Kinh nghiệm mất mát độc nhất của mỗi người không thể bị so sánh với kinh nghiệm của người khác. Mỗi người chúng ta là khác nhau và có những cách đáp ứng khác nhau trước mất mát và đau buồn.Đối với những người thường so sánh sự mất mát của họ với người khác để chứng tỏ là sự mất mát của họ tồi tệ hơn người khác, thì kiểu so sánh ai đau khổ hơn đó không bao giờ có hiệu quả.

Cách 1 người phản ứng trước sự mất mát cũng rất riêng biệt. Nhìn chung, chúng ta càng đồng nhất hóa với, càng gần gũi về cảm xúc với 1 người, 1 đối tượng hoặc 1 trạng thái bị mất đó, thì những cảm xúc đau buồn của chúng ta càng mãnh liệt.

Điều quan trọng nhất để vượt qua đau buồn và mất mát là có hy vọng và có sự hỗ trợ. Nghiên cứu cho thấy những người đang đau buồn, bất kể sự mất mát sâu sắc thế nào, thì những người có thể tìm thấy 1 số hy vọng có khả năng vượt qua đau buồn với 1 kết quả tốt hơn. 1 “kết quả tốt hơn” là gì? Tôi nghĩ nó có nghĩa là khả năng cảm thấy bạn có thể đóng góp cho thế giới, rằng bạn có thể cảm thấy hạnh phúc trở lại, rằng bạn có thể bắt đầu những thử sức mới, và ngay cả khi bạn bị để lại 1 vết sẹo thì bạn vẫn có thể tiến lên, và không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong cuộc sống của bạn sau mất mát. Bạn có thể đang ở vào tình trạng mà dường như khó đạt đến sự hy vọng. Nhưng đôi lúc, chỉ cần hy vọng rằng bạn có thể bước ra khỏi giường ngày hôm nay có thể là đủ. Bạn có thể hy vọng mình bước ra khỏi cửa hàng tạp hóa mà không khóc, hoặc hy vọng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay 1 chút, hoặc hy vọng bạn có thể vượt qua được 5 phút tiếp theo.

Tìm 1 ai đó mà bạn có thể nói chuyện với họ, người sẽ không khuyên bạn nên hoặc không nên làm gì. Sự hỗ trợ không mang tính đánh giá, chỉ trích đó sẽ cho phép bạn bộc lộ và khám phá những cảm xúc của bạn. Tìm kiếm 1 nhóm hỗ trợ ở khu vực bạn sống. Tìm 1 ai đó cũng từng trải nghiệm những sự mất mát tương tự có thể khuyến khích và làm bạn mạnh mẽ. Nếu bạn cảm thấy cần có thêm sự giúp đỡ, hãy tìm 1 nhà tâm lý trị liệu. Trên tất cả, hãy than khóc cho sự mất mát của bạn. Tìm ra 1 cách để bộc lộ những cảm xúc của bạn, làm 1 việc gì đó, tạo ra 1 cái gì đó, tham gia vào 1 số hoạt động cho phép bạn bộc lộ nỗi đau buồn của bạn. Khi bạn đang tổn thương, hãy nhớ nhẹ nhàng và chăm sóc bản thân.


Nguồn: GoodTherapy

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top