Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển

Ngày 26/1, Bộ GD-ĐT họp ban chỉ đạo để chuẩn bị hội nghị thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Về cơ bản tuyển sinh 2011 vẫn giữ như những năm trước nhưng Bộ sẽ có biện pháp mạnh tay khắc phục tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển như đã xảy ra trong năm trước.


nhan%20giay%20bao%20trung%20tuyen.bmp

Kỷ luật đơn vị gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ xét tuyển vào trường

Để khắc phục những hạn chế trong mùa tuyển sinh trước, Bộ GD-ĐT vừa công bố một số thay đổi mới nhất, dự kiến sẽ chính thức ban hành sau hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Trong những nội dung thay đổi đó, có nội dung triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường. Cụ thể, chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học

Để tránh tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển, một thí sinh nhận được 15 - 20 giấy báo trúng tuyển như báo chí đã thông tin trong các mùa tuyển sinh 2010. Bộ yêu cầu, năm nay, các trường ĐH, CĐ không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.

Siết chặt hơn nữa vấn đề này, Bộ có thêm quy định hình thức kỷ luật cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế là: Cảnh cáo đối với những người gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường hoặc thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Tuyển sinh 2011, Bộ tăng cường siết chặt kỷ luật thi cử, bất cứ cán bộ nào vi phạm cũng sẽ chịu kỷ luật nghiêm khắc”.

Theo Quy chế tuyển sinh, cán bộ tham gia kỳ thi có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển công tác (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) khi mắc phải các lỗi như: ra đề thi sai; giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh. Trường hợp cán bộ làm lộ, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh... sẽ bị buộc thôi việc hoặc xử lý theo pháp luật.

Nhiều trường sẽ không được phê duyệt mở ngành mới

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT và từ một số lãnh đạo trường đại học đăng ký xin mở ngành mới năm 2011, Bộ đã xem xét việc mở ngành của các trường đăng ký. Tuy nhiên, nhiều trường đã không được phê duyệt vì chưa đủ điều kiện để mở ngành học mới, trong đó có nhiều trường đại học công lập.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2011, Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ chỉ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.

Bên cạnh đó, Bộ tăng thêm chỉ tiêu cho đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ với những ngành, những khu công nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực. Bộ yêu cầu, các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.

Về đề thi, năm nay, Bộ vẫn tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu thi theo đề riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năng khiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Các trường ĐH có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng vào hệ này mà sử dụng kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển của trường để xét tuyển.




Theo Dân trí.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top