Mạch nha chữa bệnh

Đặng Hải Nam

New member
Xu
0
Mạch nha còn có tên là đường dẻo, di đường, mạch nha đường. Mạch nha được làm từ cháo gạo, ngô, lúa mỳ, sắn … kết hợp với bột mầm gạo (cốc nha), mầm mạch (mạch nha) ở nhiệt độ thích hợp, tạo thành phần chủ yếu là maltose; sau đó cô đặc lại. Mạch nha có độ quánh dẻo, màu vàng ngà, trong, độ ngọt thấp hơn đường saccharose và glucose, dễ tiêu hoá.
Cần phân biệt mạch nha với mầm mạch sấy khô cũng được gọi là mạch nha, Hạt lúa mạch cho nẩy mầm và để khô ở nhiệt độ dưới 60[SUP]o[/SUP]C. Người ta còn dùng hạt lúa cho nẩy mầm gọi là cốc nha. Từ mạch nha, cốc nha làm ra đường maltose, tên thường gọi là malt Sugar; trong danh mục dược liệu thực phẩm Á đông với tên là di đường.

22.jpg


Mạch nha

Thành phần hóa học: Đường maltose là chủ yếu, ngoài ra có glucose, fructose và protein.
Mạch nha có vị ngọt, tính ôn; vào tỳ, vị, phế. Công năng chủ trị: Điều vị hoà trung, an thai, chỉ thống, bổ hư, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, nhuận tràng. Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, đau do loét dạ dày tá tràng, viêm khí phế quản, ho khan đờm dính, táo bón.
Một số thực đơn chữa bệnh có mạch nha:
Mạch nha sa nhân thang: Mạch nha 20g, sa nhân 1 - 2 g. Hãm hoặc sắc sa nhân, hoà tan đường trong nước sa nhân; cho uống. Dùng cho các trường hợp đau bụng đe doạ sảy thai ở phụ nữ có thai.
Gà hầm mạch nha thục địa: Gà mái 1 con, mạch nha 150g, thục địa 50g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho mạch nha, thục địa vào trong bụng gà, thêm ít gia vị hầm nhỏ lửa. Chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết, viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày, các bệnh nhân đau do loét dạ dày tá tràng.
Nước ép củ cải mạch nha: Nước ép củ cải trắng 1 bát, mạch nha 15 - 20g Nước ép hoà với mạch nha, chưng cho sôi và tan đều, cho uống. Dùng cho các trường hợp ho gà, ho dài ngày do viêm khí phế quản mạn tính...
Chè mạch nha can khương đậu xị: Đậu xị 30g, mạch nha 150g, can khương 15g. Đậu xị nấu với 1000ml nước, lọc bỏ bã, thêm mạch nha hòa tan, cho can khương vào sắc được chè đậu xị mạch nha can khương. Chia 3 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản do phong hàn, ho nhiều đờm dai dẳng.
Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt đầy tích, không tiêu, nôn thổ không nên dùng.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Quang
suckhoedoisong.vn

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top