Một trường học có nhiều nữ sinh mặc váy ngắn quá thì nhà trường, thầy cô cũng nên xem lại, thay vì đuổi học.
Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên (Sở GD-ĐT TP.HCM) đã chia sẻ như vậy với VietNamNet về vấn đề nữ sinh cắt váy ngắn trên đầu gối.
Hình ảnh nữ sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu với những chiếc váy ngắn trên đầu gối.
- Đồng phục váy là nét trẻ trung rất hay của học trò. Thực tế những chiếc váy chỉ vừa qua gối làm cho các em thêm duyên dáng, ghi dấu ấn rất riêng ở tuổi học trò.
Tuy nhiên học sinh mặc váy ngắn quá là không nên. Như trường hợp váy cách đầu gối cả một gang tay thì nhìn rất phản cảm.
- Nhưng nhiều học sinh lại cho mặc váy ngắn trên đầu gối nhìn sẽ năng động?
- Là môi trường học đường, các em là tuổi mới lớn, còn ham chơi chạy nhảy nên váy ngắn trên đầu gối không phù hợp lắm. Chưa kể, do còn nhỏ, việc ý tứ, giữ gìn sự kín đáo chưa được các em gái chú ý lắm.
Quy định nữ sinh mặc váy qua khỏi đầu gối cũng là cách người lớn giữ sự kín đáo cho các em.
- Nếu chỉ vì mặc váy ngắn quá đầu gối mà phạt đuổi học, không cho học sinh vào trường có phù hợp hay chưa?
- Đuổi học hay không cho phép vào trường không phải là biện pháp giáo dục hay. Học sinh vi phạm mà đuổi học thì quá dễ. Lỗi mặc váy ngắn chưa phải là lớn lắm để bị xử lý như vậy.
- Vậy xử lý như thế nào sẽ “hay”?
- Tôi nghĩ nhắc nhở là quan trọng nhất. Nhà trường nên mời nữ sinh nào mặc váy ngắn quá lên nói chuyện. Nếu cách đó không hiệu quả thì mời phụ huynh lên... "phối hợp" giáo dục. Học sinh lớp 10, 11 là tuổi mới lớn, cái gì cũng muốn nổi bật, khác lạ hơn người. Đó là tâm lý chung tuổi học sinh. Làm cha, làm mẹ nên có định hướng thẩm mỹ cho con.
Không riêng các bậc cha mẹ, thầy cô thấy học sinh mặc váy ngắn quá thì phải nhắc nhở: mặc như vậy chưa phù hợp, để các em thay đổi. Nếu một trường có nhiều học sinh mặc váy ngắn quá thì nhà trường, thầy cô cũng nên xem lại và có biện pháp định hướng. Điều quan trọng là nhà trường, giáo viên có nói với các em điều đó là tốt hay không trước khi dùng biện pháp đuổi học.
Như trường hợp học sinh nhuộm tóc cũng vậy. Ở trường phải định hướng thẩm mỹ chứ không thể nói đuổi là đuổi.
- Có ý kiến cho rằng để nữ sinh mặc áo dài sẽ tốt hơn. Ông nghĩ sao?
- Mặc áo dài có khi còn nguy hiểm hơn váy. Có em thích mặc áo mỏng nhìn cũng sẽ phản cảm. Chưa kể, lứa tuổi lớp 10, 11 năng động nên các em sẽ làm dơ, không giữ được chiếc áo dài trắng của mình.
Để các em mặc váy là cách tốt với thời tiết nóng bức ở TP.HCM. Đối với nữ sinh lớp 12 mặc áo dài thì chấp nhận được. Vì tuổi này chững chạc và ít chạy nhảy hơn.
Nguyên tắc mặc đồng phục bao gồm: Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường. Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác. Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Tiêu chuẩn đồng phục như sau: Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giày hoặc dép có quai hậu; Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục PT); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường TCCN, sinh viên các cơ sở giáo dục ĐH). Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường THPT, TCCN và các cơ sở giáo dục ĐH.
(Theo Thông tư quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30/09/2009)
Theo VNN.
Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên (Sở GD-ĐT TP.HCM) đã chia sẻ như vậy với VietNamNet về vấn đề nữ sinh cắt váy ngắn trên đầu gối.
Hình ảnh nữ sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu với những chiếc váy ngắn trên đầu gối.
- Ông có nhận xét gì về việc nữ sinh cấp 3 ở TP.HCM đang có xu hướng mặc váy ngắn trên đầu gối?
Tuy nhiên học sinh mặc váy ngắn quá là không nên. Như trường hợp váy cách đầu gối cả một gang tay thì nhìn rất phản cảm.
- Nhưng nhiều học sinh lại cho mặc váy ngắn trên đầu gối nhìn sẽ năng động?
- Là môi trường học đường, các em là tuổi mới lớn, còn ham chơi chạy nhảy nên váy ngắn trên đầu gối không phù hợp lắm. Chưa kể, do còn nhỏ, việc ý tứ, giữ gìn sự kín đáo chưa được các em gái chú ý lắm.
Quy định nữ sinh mặc váy qua khỏi đầu gối cũng là cách người lớn giữ sự kín đáo cho các em.
- Nếu chỉ vì mặc váy ngắn quá đầu gối mà phạt đuổi học, không cho học sinh vào trường có phù hợp hay chưa?
- Đuổi học hay không cho phép vào trường không phải là biện pháp giáo dục hay. Học sinh vi phạm mà đuổi học thì quá dễ. Lỗi mặc váy ngắn chưa phải là lớn lắm để bị xử lý như vậy.
- Vậy xử lý như thế nào sẽ “hay”?
- Tôi nghĩ nhắc nhở là quan trọng nhất. Nhà trường nên mời nữ sinh nào mặc váy ngắn quá lên nói chuyện. Nếu cách đó không hiệu quả thì mời phụ huynh lên... "phối hợp" giáo dục. Học sinh lớp 10, 11 là tuổi mới lớn, cái gì cũng muốn nổi bật, khác lạ hơn người. Đó là tâm lý chung tuổi học sinh. Làm cha, làm mẹ nên có định hướng thẩm mỹ cho con.
Không riêng các bậc cha mẹ, thầy cô thấy học sinh mặc váy ngắn quá thì phải nhắc nhở: mặc như vậy chưa phù hợp, để các em thay đổi. Nếu một trường có nhiều học sinh mặc váy ngắn quá thì nhà trường, thầy cô cũng nên xem lại và có biện pháp định hướng. Điều quan trọng là nhà trường, giáo viên có nói với các em điều đó là tốt hay không trước khi dùng biện pháp đuổi học.
Như trường hợp học sinh nhuộm tóc cũng vậy. Ở trường phải định hướng thẩm mỹ chứ không thể nói đuổi là đuổi.
- Có ý kiến cho rằng để nữ sinh mặc áo dài sẽ tốt hơn. Ông nghĩ sao?
- Mặc áo dài có khi còn nguy hiểm hơn váy. Có em thích mặc áo mỏng nhìn cũng sẽ phản cảm. Chưa kể, lứa tuổi lớp 10, 11 năng động nên các em sẽ làm dơ, không giữ được chiếc áo dài trắng của mình.
Để các em mặc váy là cách tốt với thời tiết nóng bức ở TP.HCM. Đối với nữ sinh lớp 12 mặc áo dài thì chấp nhận được. Vì tuổi này chững chạc và ít chạy nhảy hơn.
Nguyên tắc mặc đồng phục bao gồm: Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường. Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác. Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Tiêu chuẩn đồng phục như sau: Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giày hoặc dép có quai hậu; Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục PT); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường TCCN, sinh viên các cơ sở giáo dục ĐH). Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường THPT, TCCN và các cơ sở giáo dục ĐH.
(Theo Thông tư quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30/09/2009)
Theo VNN.