Spider_man
New member
- Xu
- 0
Xây dựng hình thái ktxh - xây dựng hình thái kt-xh - lý luận hình thái kinh tế xã hội - lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị khoa học của nó - lý luận hình thái kinh tế xã hội và vận dụng nó trong quá trình đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam - lý luận hình thái kinh tế xã hội của mác - lý luận hình thái kinh tế xã hội của marx - lý luận hình thái kinh tế xã hội là gì - cơ sở lý luận hình thái kinh tế xã hội - nội dung lý luận hình thái kinh tế xã hội - vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội - vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào điều kiện việt nam hiện nay - ý nghĩa lý luận hình thái kinh tế xã hội - hình thái kinh tế xã hội - hình thái kinh tế xã hội là gì
Anh/chị hãy phân tích những tiền đề xuất phát mà Các Mác dựa vào để xây dựng lý luận hình thái kinh tế, xã hội?
Các nhà triết học duy tâm trước Mác đã tiếp cận các vấn đề xã hội từ góc độ nhân tố tinh thần như: đạo đức, niềm tin tôn giáo, chính trị…, đã “lấy sự thống trị của tôn giáo” làm tiền đề. Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước”. Từ việc phê phán quan điểm duy tâm đó, C Mác đã đưa ra một hướng tiếp cận mới khoa học và thuyết phục nhằm lý giải các vấn đề của đời sống xã hội và làm tiền đề, xuất phát điểm cho học thuyết của mình.
Trước hết, Mác nghiên cứu xã hội từ việc xem xét yếu tố con người cụ thể, hiện đang sống đời sống thực trong từng xã hội cụ thể. Sự tồn tại của con người là một sự tồn tại hiển nhiên và phổ biến trong đời sống xã hội, quy định sự tồn tại của toàn thể xã hội.
Mác cho rằng tiền đề đầu tiên của tất cả mọi sự tồn tại của người, và do đó, cũng là tiền đề của mọi quá trình lịch sử, đó là:” người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”.
Nhu cầu và lợi ích của con người quy định hành vi lịch sử đầu tiên và là động lực thúc đẩy con người hoạt động, phát triển. Khi nhu cầu này được thoả mãn thì ngay lập tức xuất hiện nhu cầu mới. Cứ như vậy, nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy sự phát triển của chính con người và qua đó là động lực phát triển của cả xã hội.
Để thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lợi ích cho mình, con người phải liên kết trong các cộng đồng, tức hệ thống các mối liên hệ giữa cá nhân con người cụ thể, từ đó tạo thành xã hội.
Khi đề cập tới hoạt động sản xuất vật chất với tính cách là hành vi lịch sử đầu tiên của con người, Mác cũng đồng thời chỉ ra các hoạt động sản xuất khác của con người như hoạt động sản xuất tinh thần và hoạt động sản xuất ra bản thân con người, cũng như các quan hệ xã hội khác. Trong hoạt động đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò là nền tảng, là cơ sở cho toàn bộ đời sống xã hội và là điểm đánh dấu sự khác biệt cơ bản giữa con người và con vật. Mác viết: “ Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình”. Chính thông qua sản xuất vật chất để duy trì tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần phong phú của xã hội. Do đó, việc xuất phát từ con người hiện thực để nghiên cứu đời sống xã hội đòi hỏi phải bắt đầu từ sản xuất vật chất của họ, qua đó đi đến việc xem xét các mặt khác của xã hội nhằm tìm ra các quy luật vận động và phát triển khách quan của xã hội.
Từ việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất, Mác phát hiện ra 2 mặt không tách rời nhau là lực lượng sản xuất (quan hệ giữa con người với tự nhiên ) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa con người với con người). Hai mặt này của sản xuất vật chất tồn tại thống nhất với nhau, tạo thành phương thức sản xuất. Sự tác động qua lại giữa chúng trong một phương thức sản xuất đã tạo nên quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất, Mác đi tới việc nghiên cứu các mặt của đời sống xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo…có liên hệ ràng buộc với nhau. Ở đây, Mác đã phát hiện ra các quy luật: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương thức sản xuất quyết định mọi mặt của đời sống xã hội. Từ kết quả này, trong tư duy Mác hình thành quan niệm cho rằng xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt liên hệ, tác động lẫn nhau làm cho xã hội vận động và phát triển theo các quy luật khách quan; tuy nhiên các quy luật đó không tác động bên ngoài hoạt động sống có ý thức của con người cụ thể. Xã hội là sự thống nhất mặt khách quan và mặt chủ quan.
Tóm lại, xuất phát từ vai trò quyết định của sản xuất vật chất, Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ của tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội; cũng như phát hiện ra các quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, Ông đã đi tới sự khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế xã hội.