Lý luận chung về cách mạng tư sản

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Lịch sử nhận loại phát triển qua năm hỡnh thái kinh tế xã hội – theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử - đó là: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từng hình thái kinh tế xã hội là một bước tiến trong lịch sử tiến hoá của nhân loại. Mỗi hình thái là một nấc thang phát triển nên sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này sang một hình thái kinh tế xã hội khác không thể dễ dàng mà phải vật lộn khó khăn quyết liệt, đó chỉ có thể là các cuộc cách mạng xã hội. Do vậy các cuộc cách mạng xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn, như những bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử. Cách mạng tư sản cũng vậy. Nó đó chuyển nhân loại từ đêm trường trung cổ tối tăm bước đến ánh bình minh của trình độ phát triển cao của sản xuất, khoa học kĩ thuật, văn hoá, tư tưởng… Marx phải thừa nhận chỉ mấy mươi năm của CNTB đã sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất bằng mấy nghìn năm trước đó cộng lại. Do vậy tìm hiểu về cách mạng tư sản là một đề tài có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử và có nhiều vấn đề lớ thỳ.

Tải xem TẠI ĐÂY

Nguồn thư viện số
 
Khái niệm và phân loại.

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.

Theo bộ luật lao động_ Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản. Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làm trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán,…Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi đó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị cấm. Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ đó lại đựơc coi là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top