• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

[Lý 11]Dòng điện không đổi

  • Thread starter Thread starter son93
  • Ngày gửi Ngày gửi

son93

New member
Xu
0
[FONT=&quot] DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI[/FONT]
[FONT=&quot]
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Dòng điện không đổi

- Dòng điện không đổi là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện
QUY ƯỚC : Chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của điện tích dương (+)
(vì chuyển động có tính tương đối nên 1 số trường hợp trong môi trường không có sự dịch chuyển của điện tích dương, mà chỉ có chiều của điện tích âm thì chiều dòng điện là chiều ngược lại)
*như vậy điều kiện để có dòng điện:
+ Có hạt mang điện tự do (đảm bảo có hạt mang điện)
+ Có điện trường (đảm bảo cho các hạt mang điện chuyển dời có hướng)
- Các tác dụng của dòng điện
+ td từ
+ td nhiệt
+ td sinh lí
+ td hóa học
(trong đó tác dụng từ là đặc trưng cho dòng điện)

2. Cường độ dòng điện

*KN: điện lượng truyền qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong 1 đơn vị thời gian
- Cường độ dòng điện đặc trưng cho khả năng mạnh yếu của dòng điện
CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN:
\[I=\frac{\Delta q}{\Delta t}\]
Trong đó :
\[\Delta q\]: điện lượng truyền trong tiết diện thẳng của vật dẫn
\[\Delta t\]: thời gian
chú ý:
*\[\Delta t\] hữu hạn thì I là cường độ trung bình
*\[\Delta t\] rất nhỏ thì I là cường độ tức thời
*I là hằng số thì dòng điện là không đổi
\[I=\frac{q}{t}\]

3. Cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và phân nhánh

Dòng điện không đổi
- theo đinh luật bảo toàn điện tích
+ trong mạch nối tiếp cường độ dòng điện tại mọi nơi đều như nhau
+ trong mạch phân nhánh cường độ dòng điện đến điểm nút bằng cường đọ dòng điện rời khỏi điểm nút

4. Mật độ dòng điện

*KN : là điện lượng truyện qua 1 đơn vị diện tích trong 1 đơn vị thời gian.
CÔNG THỨC TÍNH MẬT ĐỘ DÒNG ĐIỆN
\[i=\frac{I}{S}=nqv\]
trong đó
+ S là tiết diện (
[/FONT][FONT=&quot] \[m^2\][/FONT][FONT=&quot] )
+ n là mật độ hạt mang điện (hạt/
[/FONT][FONT=&quot] \[m^3\][/FONT][FONT=&quot] )
+ q là điện tích của hạt (C)
+ v là vận tốc trung bình của chuyển động có hướng (m/s)
+ I là cường độ dòng điện trung bình
+ i là mật độ dòng điện

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

bài tập trong mục này không nhiều có 1 dạng:
Bài toán: xác định dong điện trong 1 mạch theo công thức định nghĩa, tính hiệu điện thế theo tính chất cộng hiệu điện thế
Hướng làm: trong dạng này áp dụng chủ yếu các công thức cường độ và mật độ điện tích, áp dụng định luật về điểm nút trong mạch phân nhánh, và các công thức tính tông các hiệu điện thế của từng phần mạch điện
các bạn áp dụng để giải ví dụ sau nhé:
VD1: Một mạch điện không đổi có I = 4,8 A chạy trong dây dẫn kim loại có tiết diện S = 1cm2. Tính:
1/ số e qua tiết diện thẳng của dây trong 1s
2/ vận tốc trung bình của chuyển động định hướng của e. Biết mật độ e tự do là n = 3,10^28 hạt /
[/FONT][FONT=&quot] \[m^3\][/FONT]
[FONT=&quot] Bài sau sẽ là ĐIỆN TRỞ - ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH
(mọi người cho ý kiến nha!)
[/FONT]
 
Bổ sung 1 số kiến thức về nguồn điện
Nguồn điện
1. Điều kiện để có dòng điện
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
2. Nguồn điện
+ Nguồn điện duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
+ Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực mà bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được hiệu điện
thế giữa hai cực của nó.
. Suất điện động của nguồn điện
1. Công của nguồn điện
Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
2. Suất điện động của nguồn điện
a) Định nghĩa
Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích đó.
b) Công thức
E=\[\frac{A}{q}\]
c) Đơn vị
Đơn vị của suất điện động trong hệ SI là vôn (V).
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.
Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện.
. Pin và acquy
1. Pin điện hoá
Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất khác nhau được ngâm vào trong chất điện phân.
a) Pin Vôn-ta
Pin Vôn-ta là nguồn điện hoá học gồm một cực bằng kẻm và một cực bằng đồng được ngâm trong dung dịch axit sunfuric loảng.
Do tác dụng hoá học thanh kẻm thừa electron nên tích điện âm còn thanh đồng thiếu electron nên tích điện dương.
Suất điện động khoảng 1,1V.
b) Pin Lơclăngsê
+ Cực dương : Là một thanh than bao bọc xung quanh bằng một hỗn hợp mangan điôxit và graphit.
+ Cực âm : Bằng kẽm.
+ Dung dịch điện phân : NH4Cl.
+ Suất điện động : Khoảng 1,5V.
+ Pin Lơclăngsê khô : Dung dịch NH4Cl được trộn trong một thứ hồ đặc rồi đóng trong một vỏ pin bằng kẽm, vỏ pin này là cực âm.
2. Acquy
a) Acquy chì
Bản cực dương bằng chì điôxit cực âm bằng chì. Chất điện phân là dnng dịch axit sunfuric loảng.
Acquy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần dựa trên phản ứng hoá học thuận nghịch: nó tích trử năng lượng dưới dạng hoá năng khi nạp và giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng khi phát điện.
Khi suất điện động của acquy giảm xuống tới 1,85V thì phải nạp điện lại.
b) Acquy kiềm
Acquy cađimi-kền, cực dương được làm bằng Ni(OH)2, còn cực âm làm bằng Cd(OH)2 ; các cực đó dược nhúng trong dung dịch kiềm KOH hoặc NaOH.
Acquy kiềm có hiệu suất nhỏ hơn acquy axit nhưng lại rất tiện lợi vì nhẹ hơn và bền hơn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top