Lưu trữ, chia sẻ và kinh doanh hình ảnh

Mr.Quangvd

New member
Xu
0
Không ai muốn mất đi những thước phim, những tấm hình kỷ niệm. Sao lưu chúng là việc cần thiết, và sao lưu trực tuyến có thể xem là cách an toàn nhưng hiện vẫn ít người áp dụng.
Nhu cầu chia sẻ ảnh qua mạng rất lớn. Và có thể khi muốn chia sẻ ảnh qua mạng, bạn nghĩ ngay đến những trang web chia sẻ ảnh như Picasa của Google, Flickr của Yahoo... Tuy vậy, đôi khi những dịch vụ quá quen thuộc như thế khiến bạn không còn "thiết tha" với những dịch vụ chia sẻ ảnh sáng giá khác, với rất nhiều tính năng thú vị. Chẳng hạn, bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp muốn lưu trữ tập ảnh định dạng .RAW lên mạng? Bạn muốn "in ảnh" qua dịch vụ trên mạng? Bạn muốn tạo một trang web ảnh riêng của mình?... Bài viết đánh giá 6 dịch vụ lưu trữ, chia sẻ ảnh "có tiếng" hiện nay, có phí lẫn miễn phí.
Smugmug
www.smugmug.com

a1009-88a.jpg


SmugMug có một plug-in nhỏ, tích hợp ngay trong giao diện của Picasa khá tiện lợi để tải ảnh lên.Nếu bạn thực sự cần một dịch vụ sao lưu và chia sẻ ảnh, là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì đến nay Smugmug là chọn lựa hợp lý. Tại sao? Smugmug cho bạn lưu trữ “vô tư”, nhiều tùy biến giao diện, hỗ trợ nhiều định dạng tập tin và rất dễ dùng. Tuy vậy, đây là dịch vụ có tính phí và chỉ cho bạn dùng thử trong 2 tuần.
Smugmug có 3 dạng tài khoản được chia theo gói chức năng hỗ trợ: Standard chỉ hỗ trợ lưu ảnh và cho bạn tùy biến theme; Power cho bạn tùy biến và lưu cả video HD; và Pro là gói dành cho doanh nghiệp.
Smugmug cũng có nhiều liên kết đến các mạng xã hội như Facebook, Twitter để bạn dễ dàng chia sẻ ảnh và có tiện ích nhúng vào các chương trình xử lý ảnh (như Picasa, Lightroom, Photoshop Elements...) để tải ảnh lên; bạn cũng có thể tải ảnh trực tiếp từ điện thoại mà không cần qua máy tính. Smugmug hấp dẫn nhất ở khả năng chia sẻ, quản lý tính riêng tư và cấu hình trang web.
Bạn có thể thiết lập chia sẻ theo từng thư mục ảnh dễ dàng và menu thiết lập khá trực quan, dễ dùng. Smugmug có hơn 50 mẫu template giao diện rất bắt mắt để bạn dùng cho album ảnh.
Với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Smugmug hỗ trợ cả định dạng ảnh RAW, TIFF. Dịch vụ cũng hỗ trợ tốt các định dạng video HD với thời lượng tối đa 10 phút và tự động chuyển đổi sang mã hóa video ở H.264 phổ biến. Có lẽ điều "thích nhất" ở Smugmug là dịch vụ không có quảng cáo và điều “ghét nhất” là giá của Smugmug không hề dễ chịu.

a1009-88b.jpg


SmugMug có giao diện đơn giản nhưng chuyên nghiệp, không có quảng cáo và có nhiều mẫu thiết kế sẵn rất hấp dẫn.Zenfolio
www.zenfolio.com
a1009-90a.jpg


Zenfolio rất thích hợp cho lưu trữ và kinh doanh ảnh với nhiều chức năng chuyên nghiệp.Ấn tượng ban đầu về Zenfolio là giao diện rõ ràng, mạch lạc và bạn có thể theo dõi được tài khoản, lượng truy cập vào album ảnh của mình dễ dàng. Giống như Smugmug, Zenfolio là dịch vụ trả phí và cho bạn thời gian dùng thử trong 2 tuần. Dịch vụ đưa ra 3 loại tài khoản: Basic cho bạn 2GB lưu trữ, tổ chức ảnh và chia sẻ cho bạn bè (mỗi năm gia hạn tài khoản này, bạn được thêm 1GB lưu trữ); Unlimited không giới hạn dung lượng lưu trữ và bạn được cấp thêm một tên miền riêng; Premium sẽ thích hợp nếu bạn là nhiếp ảnh gia muốn bán tác phẩm của mình qua mạng vì tài khoản này cho bạn tạo hình mờ (watermarks), bảng giá, các báo cáo đặt hàng... bên cạnh các tính năng của 2 loại tài khoản trên.Về chức năng tải ảnh lên, Zenfolio có nhiều plug-in cho các ứng dụng xử lý ảnh như Lightroom của Adobe, Eye-Fi từ thẻ nhớ hỗ trợ, Aperture và iPhoto của Apple... hay bạn có thể sử dụng công cụ Zenfolio Uploader, thích hợp để tải lên hàng loạt. Ngoài ra, Zenfolio còn hỗ trợ các định dạng tập tin khác như PDF và mp3 (để làm nhạc nền cho slideshow ảnh).
Điểm thú vị của Zenfolio là dịch vụ đưa ra một số công cụ riêng khá hữu ích: Migrate giúp bạn chuyển các album ảnh từ các dịch vụ khác sang Zenfolio; ZenSync chạy qua dòng lệnh để bạn dễ dàng thiết lập tự động hóa việc đồng bộ.
Trả lời qua e-mail, ông Daniel Reardon, giám đốc SnapFish khu vực châu Á-TBD cho biết hiện thời HP chưa có kế hoạch triển khai Snapfish vào Việt Nam nhưng trong khu vực, Snapfish đã có mặt tại Úc, New Zealand, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện Snapfish có hơn 60 triệu thành viên ở 25 quốc gia và mỗi ngày có hơn 10 triệu ảnh in.

Tên "Snapfish" được HP đặt dựa theo âm thanh khi bạn bấm nút chụp (snap) và mục tiêu của HP là biến dịch vụ này thành địa chỉ in ảnh chuyên nghiệp với mức giá cạnh tranh, chia sẻ ảnh trực tuyến và lưu trữ, chỉnh sửa ảnh dễ dàng, miễn phí.
Snapfish
www2.snapfish.com

a1009-90b.jpg


Tập sản phẩm in nhãn rất phong phú của Snapfish được xem là thế mạnh chính của dịch vụ này. Thuộc mảng in ấn-hình ảnh của HP, Snapfish là dịch vụ chia sẻ hình ảnh khá thú vị và hữu ích. Tuy vậy, tại Việt Nam, HP chưa triển khai dịch vụ này (gần Việt Nam chỉ có Singapore và Trung Quốc). Cách thức hoạt động của Snapfish là dựa trên những album ảnh bạn tải lên và "đặt hàng", Snapfish sẽ in hình đó lên mọi chất liệu sẵn có (như áo thun, ly tách, bưu thiếp, lịch, album ảnh...) và gửi đến nhà bạn. “Thư viện” vật dụng in nhãn của Snapfish rất phong phú và luôn được cập nhật với mức giá tương đối phù hợp. Chức năng này rất thú vị và tiện lợi, chẳng hạn trong trường hợp bạn đi du lịch, chụp ảnh, tải lên mạng và "đặt hàng", khi về đến nhà, bạn đã thấy album ảnh chuyến đi vừa rồi gửi đến nhà mình.Bên cạnh chức năng chính này, Snapfish vẫn đảm bảo tốt khả năng tải và chia sẻ hình ảnh. Khi tải ảnh lên, Snapfish cho bạn chọn lựa giữa 2 dạng: kích thước nhỏ và lớn (từ 1800x1440 dpi trở lên); và có chức năng tự động chỉnh mắt đỏ khi tải ảnh lên. Snapfish có tiện ích PictureMover (cho PC) để tải ảnh trực tiếp từ máy ảnh lên Snapfish và giao diện web (nền Flash) để tải ảnh của Snapfish trực quan, dễ dùng. Bạn có thể chỉnh sửa ảnh ở mức cơ bản, lồng ghép khung hình, cắt cúp... trực tuyến. Chức năng chia sẻ hình ảnh tuy đơn giản nhưng rõ ràng, mạch lạc và bạn có thể thiết lập bảo mật cho từng album ảnh dễ dàng. Tuy vậy, người xem phải đăng nhập tài khoản Snapfish mới xem được ảnh nhưng không thể tải ảnh kích thước gốc về được. Nếu bạn tạo tài khoản mới, bạn có được vài "khuyến mãi" của HP như rọi 10 ảnh khổ tối đa 20x25cm miễn phí (nhưng chỉ áp dụng cho những vùng HP có triển khai dịch vụ này)... Hy vọng trong tương lai gần, Snapfish sẽ được HP mở rộng đến Việt Nam.

Photobucket
photobucket.com

a1009-90c.jpg


Bạn dễ dàng tải ảnh từ thiết bị di động lên Photobucket , ngoài ra dịch vụ này còn có nhiều chức năng chỉnh sửa ảnh trực tuyến khá thú vị. Miễn phí và kết nối dễ dàng với các mạng xã hội, Photobucket thích hợp với người dùng đến Twitter, Facebook... mỗi ngày. Photobucket cho bạn chỉnh sửa album, lồng ghép, xử lý hiệu ứng ảnh, tạo Scrapbook, thiếp lập giao diện với các mẫu sẵn có... Với tài khoản Pro, Photobucket không hạn chế dung lượng lưu trữ, băng thông, không quảng cáo và có thể lưu ảnh chất lượng gốc. Photobucket tỏ ra rất “mở” khi ai cũng có thể truy cập được album ảnh của bạn (bạn thiết lập chia sẻ) mà không cần đăng nhập. Tuy vậy, hãy cẩn thận với những hình ảnh riêng tư của bạn khi sử dụng Photobucket vì bảo mật của dịch vụ này không thực sự tốt. Thiết lập mặc định (và khuyến cáo) của Photobucket là “Public”. Tuy vậy, vì mục tiêu chính của Photobucket là chia sẻ ảnh trên mạng nên dịch vụ hỗ trợ kích thước ảnh khá khiêm tốn, chỉ ở 1024x768 và giới hạn băng thông đối với tài khoản miễn phí (10GB/tháng). Gần đây, Photobucket nâng cấp, bổ sung video, hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau mà tập trung nhiều vào các định dạng video quay từ điện thoại di động. Qua các tiện ích sẵn có cho điện thoại mà Photobucket đưa ra, bạn có thể tải video trực tiếp lên dịch vụ và chia sẻ ngay lập tức video đó với bạn bè. Các định dạng tải lên được Photobucket chuyển sang định dạng MP4 thống nhất với thời lượng tối đa 10 phút và dung lượng tối đa 50MB cho mỗi tập tin video.
Một điểm đáng chú ý là với tài khoản Pro, bạn có thể tải ảnh lên theo giao thức FTP.
Photobucket có nhiều công cụ cho bạn tải ảnh lên dịch vụ như Bulk Uploader trong trường hợp cần tải cùng lúc nhiều ảnh; Webcam Uploader chụp hình từ webcam và tải lên; công cụ add-on cho trình duyệt Firefox; plug-in cho iPhoto của Mac. Ngoài ra, Photobucket cũng chú trọng đến nền tảng di động khi đưa ra trang web di động riêng và các ứng dụng di động ứng với nền tảng di động của thiết bị bạn đang dùng.

Picasa Web Albums
www.picasa.com
a1009-92b.jpg


Picasa Web Albums tiện dụng khi dùng chung với công cụ quản lý hình ảnh Picasa chạy trên desktop, và nhất là nó miễn phí. Dịch vụ chia sẻ hình ảnh Picasa của Google không còn xa lạ với người đam mê công nghệ. Nhưng rõ ràng giao diện của Picasa Web Albums chưa thật lôi cuốn. Google muốn kết nối dịch vụ này với các sản phẩm trực tuyến khác của họ như Google Map hay Google Analytics. Vẫn với phương châm "miễn phí" cho người dùng, nếu bạn có tài khoản Google, mặc định bạn có được 1GB dung lượng lưu trữ trong Picasa Web Albums. Nếu 1GB vẫn chưa đủ, bạn có thể mua thêm dung lượng và Google tính chung với các dịch vụ khác như Gmail, Docs. Giá dung lượng mà Google đưa ra cũng khá "mềm". Google cũng hỗ trợ nhiều loại định dạng ảnh tải lên và cả video (được Google chuyển sang định dạng FLV ở 2 mức chất lượng 320x240 hay 480x360). Tuy vậy, do chỉ có một loại tài khoản (và dùng chung với các dịch vụ Google khác) nên Picasa có rất nhiều quảng cáo. Một điều khác đáng nói là Google từng bị nhiều cáo buộc về bảo mật và họ đã đưa ra nhiều chỉnh sửa về thiết lập bảo mật. Đến nay, Picasa Web Albums có các thiết lập bảo mật tương đối tốt. Bạn có thể chỉ định cụ thể ai có quyền vào xem album của mình nhưng lại không có thiết lập mật mã. Một tính năng độc đáo của dịch vụ này là bạn có thể tải ảnh nào đó vào album ảnh của người khác (collaborative album).
Một điểm son của Picasa Web Albums là công cụ quản lý và chỉnh sửa hình ảnh miễn phí Picasa chạy trên PC hoạt động hiệu quả, dễ dùng và đồng bộ với dịch vụ web cùng tên tốt. Nhưng Google có vẻ như chưa có “động thái” gì với mảng di động khi chưa có giao diện gì để tải hình/video lên từ thiết bị di động.
Nhìn chung, dịch vụ Picasa Web Albums gần giống như Photobucket, chỉ thích hợp nếu bạn thực sự muốn chia sẻ hình ảnh với bạn bè, người thân qua mạng mà không “phiền lòng” về tính riêng tư. Dịch vụ này không thích hợp cho lưu trữ, sao lưu ảnh.
Bên cạnh Picasa Web Albums, đầu tháng 8/2010, Google đã mua lại dịch vụ ảnh trực tuyến Slide (Slide - slideshows, slide shows, photo sharing, image hosting, widgets, MySpace codes, Facebook apps). Và theo như tiêu chí hoạt động mới của Slide, Google đang "cải tổ" dịch vụ này để tập trung hơn vào tính năng giúp người dùng "thể hiện bản thân" tốt hơn trên nhiều mạng xã hội, không đơn thuần là chia sẻ hình ảnh.
Lấy ảnh ra khỏi Flickr và Picasa Web Albums

Nếu vì một lý do nào đó bạn không muốn dùng Flickr hay Picasa Web Albums nữa thì làm thế nào để chuyển hết hình ảnh của bạn lưu trên 2 dịch vụ này sang nơi khác? Có vài công cụ giúp bạn làm được điều này.

a1009-92a.jpg


Với Picasa Web Albums, việc "dọn nhà" khá dễ dàng nhờ có công cụ Picasa miễn phí (Picasa 3: Free download from Google) của Google chạy trên desktop. Bạn chỉ việc vào menu File, chọn Import from Picasa Web Album...Còn với Flickr, Flickery (dùng thử 15 ngày, giá 372.000 đồng) là tiện ích chạy trên nền Mac, cho bạn làm mọi thứ liên quan đến Flickr trên desktop, từ việc đồng bộ hình ảnh, thiết lập nhóm, ngày tháng... và cả đồng bộ với iPhoto. Đương nhiên bạn có thể tải ảnh về một thư mục nào đó trên máy tính.
Với người dùng Windows, trước đây, FlickrDown là công cụ miễn phí có chức năng tương tự như Flickery, được đánh giá cao nhưng bị Flickr ngăn chặn (có lẽ do vi phạm điều khoản dịch vụ). Thay vào đó, bạn có thể dùng Bulkr (clipyourphotos.com/bulkr, dùng thử) để tải ảnh từ Flickr về.

Flickr
www.flickr.com
a1009-93c.jpg


Flickr của Yahoo hấp dẫn hơn nhiều ở tài khoản trả phí so với tài khoản miễn phí.Nhìn bề ngoài, Flickr của Yahoo có vẻ như gần giống với Picasa Web Albums của Google, cũng chỉ dành cho những ai muốn "khoe ảnh" với bạn bè, người thân. Flickr hỗ trợ cả một số định dạng video. Nhưng Flickr khác với Picasa ở chỗ dịch vụ này có 2 loại tài khoản: miễn phí và Pro. Với tài khoản miễn phí, nếu bạn tải ảnh lên vượt quá kích thước (dài 1024 pixel) thì Flickr tự động thu nhỏ lại, nhưng với tài khoản Pro thì không. Ngoài ra, tài khoản miễn phí chỉ cho bạn tải lên 2 video/tháng với dung lượng giới hạn 150MB/video và thời lượng tối đa 3 phút (Pro giới hạn ở 500MB/video). Flickr cho phép người khác (không cần đăng nhập) tải ảnh của bạn về máy ở chất lượng nguyên gốc nếu bạn thiết lập album ở "Public". Theo thông báo của Yahoo là bạn có thể tải ảnh lên "vô tư" nhưng với tài khoản miễn phí, Flickr chỉ hiển thị 200 ảnh tải lên gần nhất mà thôi và giới hạn tải lên 100MB/tháng. Ngoài ra, nếu bạn không đăng nhập trong vòng 90 ngày thì tài khoản miễn phí của bạn có thể bị xóa.
Trong khi đó, với tài khoản Pro, Flickr không giới hạn dung lượng lưu trữ, ảnh tải lên, truy cập được tập tin dung lượng gốc, không có quảng cáo và nhất là bạn có thể tải lên cả video HD. Do vậy, nếu bạn thực sự có nhu cầu lưu trữ ảnh trực tuyến thì tài khoản Pro đáng để đầu tư với mức phí khá hợp lý so với các dịch vụ khác.
Ngoài công cụ tải lên Desktop Uploadr (cho cả Mac lẫn Windows) thì bạn cũng có thể tải ảnh lên Flickr qua e-mail và trực tiếp trên web. Yahoo cũng phát triển các plug-in tải ảnh cho iPhoto, jUploadr khá tiện lợi. Flickr cũng có trang web và công cụ dành cho các nền tảng di động phổ biến.
Về tính bảo mật, Flickr có nhiều tùy chọn khá chi tiết nhưng không có chức năng chống tải về bằng chuột phải. Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh ảnh trên mạng thì Flickr không phù hợp.
Những con số biết nói

Theo dịch vụ sao lưu dữ liệu Mozy (mozy.co.uk) thực hiện cuộc khảo sát tại Anh Quốc, 1/3 người Anh bị mất ảnh số vĩnh viễn vì họ không sao lưu dữ liệu. Theo nghiên cứu của công ty này, trung bình một người Anh có khoảng 1.500 ảnh số chứa trên máy tính và cứ một trong 5 người được khảo sát cho rằng họ không quan tâm đến việc sao lưu chúng. Trong khi đó, 1/4 người dùng PC nói rằng họ chỉ sao lưu dữ liệu lên CD, bút USB hay ổ cứng ngoài.
a1009-93a.jpg


Mozy cho biết những người bị mất ảnh chụp thường là những tấm ảnh kỷ niệm ngày cưới, kỳ nghỉ, con cái, sinh nhật, lễ tốt nghiệp.
Ngoài ra, có đến 2/3 người dùng PC không sao lưu tập tin nhạc trên máy tính, và có đến 15% số người khảo sát cho biết họ bị mất bộ sưu tập nhạc số của mình.

Mozy cũng ước tính giá trị dữ liệu chứa trên một máy tính là khoảng 18.675USD (~362,295 triệu đồng) và con số này gấp 2500 lần số tiền phải bỏ ra hàng tháng cho chi phí sao lưu trực tuyến.

a1009-93b-s.jpg


theo pcworld.com.vn​



 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top