Lưỡng quốc trạng nguyên họ Mạc và Tể tướng nhà Nguyên

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Phủ Thừa tướng nhà Nguyên rất uy nghi to lớn làm lóa mắt thiên hạ có ý đe dọa mọi người.

Trong phủ có bức tranh treo ở một lan can sơn son đỏ ối.

Hôm ấy nhân việc quan rỗi rãi. Mạc Đĩnh Chi vào thăm phủ Thừa tướng. Trong khi chờ đợi tiếp kiến Thừa tướng ông đã đi dạo theo lan can. Bỗng ông thấy một con chim sẻ đậu trên một cành trúc ông liền thò tay bắt. Khi đó ông mới giật mình vì không phải là chim thật mà là chim trong bức tranh vẽ.

Thấy vậy, bọn lính hầu cười ầm lên. Mạc Đĩnh Chi liền tức giận xé toạc bức tranh.

Bọn lính bắt Mạc Đĩnh Chi giải vào bẩm với Thừa tướng. Trong bụng hí hửng chắc mẩm phen này sứ giả Nam bang ắt là nguy đến nơi.

Thừa tướng nhà Nguyên nghe tin bức tranh quý của mình bị xé nát thì vừa tức giận trước sự vô lễ của của sứ giả Nam bang, vừa tiếc của nên đã đập bàn quát hỏi.

Tại sao nhà ngươi lại khinh ta quá vậy ? Nhà ngươi không sợ chết à ?

Mạc Đĩnh Chi ung dung trả lời.

Tôi đâu dám khinh Thừa tướng. Tôi không sợ chết vì lẽ tôi đã làm một việc để cứu nguy cho Thừa tướng và vì thánh triều mà xé bỏ một bức tranh vô đạo.

Nghe thấy vậy. Thừa tướng nhà Nguyên lấy làm lạ dịu dàng hỏi.

Ngài bảo sao? Chả lẽ tôi treo bức tranh mà lại gặp nguy hiểm à?

Mạc Đĩnh Chi giải thích.

Theo thánh nhân đã dạy. Cây trúc là biểu tượng cho người quân tử, con chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân. Bức trannh vẽ con chim sẻ đậu trên cành trúc là có ý muốn nói: Kẻ tiểu nhân ở trên người quân tử, như vậy chính là cương thường điên đảo. Quân tử ở dưới tiểu nhân, bề tôi ở trên vua. Thật là bức tranh vô đạo. Nếu không xé đi mà cứ treo mãi nhờ có kẻ xu nịnh sẽ tâu với Hoàng đế điều này thì Thừa tướng nguy mất. Tôi đã vì ngài mà trừ bỏ nó đi. Sao Thừa tướng lại nỡ trách tôi.

Nghe xong, Thừa tướng nhà Nguyên toát mồ hôi hột vì sợ hãi liền dịu dàng.

Ngài nói cũng có lý, thôi ta vào trong để đàm đạo, không nói tới chuyện bức tranh nữa.

Thế là do sự nhanh trí đến kỳ tài mà từ chuyện nhầm là chim sẻ thật đã mắc tội xé tranh mà Mạc Đĩnh Chi lật ngược thế cờ thành người có công. Cũng vào hôm ấy, khi buổi tối đến, quan Thừa tướng mời Mạc Đĩnh Chi thưởng trà và ngâm vịnh.

Một đại tiệc được bày ở giữa sân, dưới ánh trăng vằng vặc, hương trà thơm ngát, lòng người thảnh thơi, thỉnh thoảng Mạc Đĩnh Chi ngâm một câu thơ, chủ họa lại, cân tài cân sức. Đêm càng khuya, chủ khách càng say mê gửi gắm tâm sự vào lời thơ, câu đối. Tuy nhiên, Thừa tướng nhà Nguyên vẫn còn ấm ức vì bức tranh bị xé ban chiều. Ông ta định trả miếng liền cầm chiếc chén và nói lý sự với sứ giả Nam bang rằng.

Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén

Mạc Đĩnh Chi thấy câu hỏi phi lý và dớ dẩn. Ông liền cười mà rằng.

Thưa ngài Thừa tướng! Ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng mới là người, vậy cái gì đã khiến thầy tăng thờ phật.

Thừa tướng nhà Nguyên chịu tài của sứ giả Nam bang, cười tỏ ý giảng hòa và hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà.

Vừa bước chân lên bậc cửa. Thừa tướng lại nghĩ ra một vế đối và lên giọng đọc.

- An khử nữ dĩ thử vi gia.

Nghĩa: Chữ An bỏ chữ nữ đi, thêm chữ thỉ vào thành chữ gia ( nhà)

Mạc Đĩnh Chi cũng hiểu đây là lối chơi chữ rất hiểm của Thừa tướng. Vì nói như vậy có hàm ý là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước Nam, nhập thành quận huyện của họ. Ông liền đối lại.

- Từ xuất nhân, lập vương thành quốc.

Nghĩa: chữ từ bỏ chữ nhân đi, thêm chữ vương vào thành chữ Quốc ( nước)

Vế đối chan chát, chữ đối chữ, ý đối ý không chê vào đâu được. Và còn hàm ý nhất định xóa bỏ sự đè nén của nước lớn và xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường.

Mạc Đĩnh Chi là người có chí nhớ siêu phàm. Ngay từ nhỏ, một hôm Mạc đến chơi thăm một quan chức địa phương. Trong khi ngồi chờ chủ nhà ra tiếp, ông thấy quyển sổ ghi nợ tiền thuế. Tiện tay ông mở ra xem qua một lượt. Sau đó mấy ngày, nhà ấy không may bị cháy và cuốn sổ ghi nợ cũng bị thiêu hủy theo.

Chủ nhà đến phàn nàn với Mạc Đĩnh Chi về vận rủi của mình. Nhà cửa thì sau này sẽ có thể làm lại nhưng gay go nhất là cuốn sổ nợ. Phen này thì đến tử tội vì không còn biết những ai còn nợ thuế và nợ bao nhiêu.

Mạc Đĩnh Chi nói với vị đó rằng.

Ông đi mua giấy, bút, mực đem tới đây, tôi sẽ chép lại cho. Tuy không tim lắm vì cuốn sổ nợ khá dày hàng mấy trăm con nợ, số tiền nợ lại khác nhau có tài thánh mới vắt óc để nhớ ra được. Song ông ta cũng vẫn đem giấy mực đến nhờ Mạc chép lại giúp.

Căn cứ vào cuốn sổ mà Mạc ghi chép để đòi nợ thì thấy mọi người đều chấp nhận trả. Lúc ấy gia chủ mới tin là Mạc là người kỳ tài có một trí nhớ phi thường.

Chính do sự thông minh tuyệt vời và trí nhớ cực tốt mà Mạc Đĩnh Chi đã không phụ lòng vua và lòng dân trong khi ông đi sứ. Đối đáp cực kỳ nhanh nhạy và chuẩn xác với vua quan triều đình nhà Nguyên.

Theo cánh nói hiện đại thì Mạc Đĩnh Chi là người có bộ óc điện tử ông chính là tinh hoa của non sông nước Việt hun đúc nên. Cũng vì vậy mà ông đã vượt qua mọi thử thách mà vua tôi nhà Nguyên bày đặt ra. Càng về sau càng độc địa và bấy ngờ.

Một lần, mấy viên quan nhà Nguyên muốn thử tài Mạc Đĩnh Chi, họ đào một cái hố rồi đem phên đậy lên, lấp một lớp đất mỏng. Hôm sau họ đến mời ông đi vãn cảnh. Họ nhường cho ông đi trước. Khi đến bờ sông bị sụp hầm, họ vừa cười vừa nói.

Hố không sâu lắm không chết được người, nhưng không thể tự lên được. Bây giờ chúng tôi ra một vế đối. Nếu ông đối được chúng tôi sẽ kéo ông lên.

Mạc Đĩnh Chi rất bực nói.

Các ông muốn đối thì cứ đối, việc gì phải bày trò hiểm độc thế này!

Một viên quan cười nhăn nhở, nói:

Xin ông thứ lỗi cho. Có ý thế này mới có ý tứ để ra vế đối!

Thì ông cứ đọc đi – Mạc Đĩnh Chi gắt lên
Viên quan nhà Nguyên đọc:

Can mộc, hoành cừ, lục giả, tượng như, tư đạo;

Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngay, đường đi tưởng là đất phẳng.

Vế đối hiểm hóc ở chỗ toàn là những tên người ghép lại : Can Mộc. Hoành Cừ, Lục Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Hoa.

Trước khi ngã, Mạc Đĩnh Chi đã trông sang bên kia sông thấy cái đình ở dưới chân núi, nên ông đã có chủ ý và đối lại.

Đại đình, thạch vọng chi nghiễm nhược thái sơn.

Nghĩa: Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ như Thái Sơn.

Vế đối cũng là tên của những người nổi tiếng xưa nay ghép lại : Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn.

Những viên qua nhà Nguyên phải chịu phục tài của sứ giả nước Nam và họ xúm lại đưa Mạc Đĩnh Chi lên khỏi hố và đoàn người qua cầu, sang sông để ngắm cảnh.

Theo VHTT
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top