“Không lối thoát” là tít của báo cáo thường niên mới nhất về mức lương của giảng viên ĐH do Hiệp hội các giảng viên ĐH Mỹ (AAUP) tiến hành. Báo cáo này xác nhận về tình cảnh kinh tế mà giáo dục sau phổ thông đang không thể thoát ra được. Trong số đó, có vấn đề mức lương trả cho các giảng viên chỉ tăng một cách chậm chạp so với năm trước.
Tại trường ĐH Illinois, Urbana-Champaign, các thành viên trong hội đồng giảng viên đã tổ chức một buổi hội thảo giống như đã tổ chức một lần vào tháng 2 để phản đối những ngày nghỉ phép bắt buộc.
Sự thật là trong 2 năm gần đây, hai phần ba trong số 1.141 trường ĐH được khảo sát đã cắt giảm, không tăng lương cho giảng viên, hoặc nếu tăng thì tỉ lệ tăng trung bình chỉ gần 2%.
Theo báo cáo thì điều này là tình trạng chung của những người trong nghề.
Hiệp hội này đề nghị các giảng viên giúp các cơ quan lập lại tiến trình của họ để có thể trở lại bình thường, thậm chí là bằng việc tiếp tục đối mặt với việc cắt giảm các chương trình, cho nghỉ phép bắt buộc và cho nghỉ việc tạm thời những giảng viên chính thức – điều này cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực để phục hồi.
Theo như Hiệp hội, thì mức lương trung bình cho một giảng viên chính thức trong năm học 2009-2010 là 80.368 đô. Đối với các cơ quan nghiên cứu thì con số này là 91.060 đô, với các trường đào tạo thạc sĩ là 70.807 đô, các trường ĐH là 67.232 đô và các trường cao đẳng với chương trình học trong 2 năm là 59.400 đô.
“Sẽ chẳng có ai chọn nghề nghiệp là một giảng viên nếu như họ trông mong vào sự giàu có” – bà Saranna R.Thornton – một giảng viên kinh tế của Trường Hampden-Sydney kiêm chủ tịch Ủy ban về tình hình kinh tế các giảng viên của AAUP nói.
“Song tôi nghĩ rằng các giảng viên cũng giống như bất kì ai. Họ không muốn thấy năng lực của mình bị trả thấp đi. Không có gì là thiếu đạo đức khi bạn muốn năm nay mình được trả lương nhiều hơn năm ngoái.”
Theo cuộc điều tra thường niên của Hiệp hội thì lương của các giảng viên đã là tiêu chuẩn cho nhiều thứ trong 10 năm gần đây.
Tuy nhiên, mức lương trong năm học 2009-2010 đã bị giảm nhiều do việc bắt buộc nghỉ phép mà không được trả lương. Điều này lại không được phản ánh trong báo cáo. Bà Thornton nói rằng các cơ quan đã báo cáo cho hiệp hội những mức lương không đúng với mức lương mà các giảng viên nhận được trên thực tế.
Nhiều bằng chứng cho thấy các giảng viên đang bị cắt giảm lương bằng cách cho nghỉ việc không lương. Vào tháng 1, ĐH Illinois đã thông báo rằng các giảng viên và đội ngũ nhân viên phải nghỉ 4 ngày bắt buộc trước ngày 16 tháng 5. Hội đồng quản lý của nhà trường được yêu cầu nghỉ 10 ngày để giúp nhà trường giảm được số lương phải trả là 400 triệu đô.
Ông M.Megan McLaughlin – chủ tịch Hiệp hội giảng viên ĐH kiêm trợ giảng môn Lịch sử cho biết Hiệp hội này (thuộc ĐH Illinois) đã tổ chức 4 ngày nghỉ phép ‘tập thể’ (ngày thứ 3 mới được tổ chức vào tuần trước) trong suốt thời gian sẽ diễn ra buổi hội thảo nhằm thu hút sự quan tâm tới tác dụng mà những ngày nghỉ phép mang tới đối với việc giảng dạy và nghiên cứu.
Theo VNN.
Tại trường ĐH Illinois, Urbana-Champaign, các thành viên trong hội đồng giảng viên đã tổ chức một buổi hội thảo giống như đã tổ chức một lần vào tháng 2 để phản đối những ngày nghỉ phép bắt buộc.
Theo một cuộc khảo sát mức lương được tiến hành bởi AAUP, năm học 2009-2010, lương trung bình của một giảng viên chính thức chỉ tăng 1,2%. Đây là mức tăng hàng năm thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.
[/CENTER]
Tồi tệ hơn là với tỉ lệ lạm phát 2,7% đồng nghĩa với việc năng lực của các giảng viên được trả giá thấp hơn năm học trước đó.
Sự thật là trong 2 năm gần đây, hai phần ba trong số 1.141 trường ĐH được khảo sát đã cắt giảm, không tăng lương cho giảng viên, hoặc nếu tăng thì tỉ lệ tăng trung bình chỉ gần 2%.
Theo báo cáo thì điều này là tình trạng chung của những người trong nghề.
Hiệp hội này đề nghị các giảng viên giúp các cơ quan lập lại tiến trình của họ để có thể trở lại bình thường, thậm chí là bằng việc tiếp tục đối mặt với việc cắt giảm các chương trình, cho nghỉ phép bắt buộc và cho nghỉ việc tạm thời những giảng viên chính thức – điều này cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực để phục hồi.
Theo như Hiệp hội, thì mức lương trung bình cho một giảng viên chính thức trong năm học 2009-2010 là 80.368 đô. Đối với các cơ quan nghiên cứu thì con số này là 91.060 đô, với các trường đào tạo thạc sĩ là 70.807 đô, các trường ĐH là 67.232 đô và các trường cao đẳng với chương trình học trong 2 năm là 59.400 đô.
“Sẽ chẳng có ai chọn nghề nghiệp là một giảng viên nếu như họ trông mong vào sự giàu có” – bà Saranna R.Thornton – một giảng viên kinh tế của Trường Hampden-Sydney kiêm chủ tịch Ủy ban về tình hình kinh tế các giảng viên của AAUP nói.
“Song tôi nghĩ rằng các giảng viên cũng giống như bất kì ai. Họ không muốn thấy năng lực của mình bị trả thấp đi. Không có gì là thiếu đạo đức khi bạn muốn năm nay mình được trả lương nhiều hơn năm ngoái.”
Theo cuộc điều tra thường niên của Hiệp hội thì lương của các giảng viên đã là tiêu chuẩn cho nhiều thứ trong 10 năm gần đây.
Tuy nhiên, mức lương trong năm học 2009-2010 đã bị giảm nhiều do việc bắt buộc nghỉ phép mà không được trả lương. Điều này lại không được phản ánh trong báo cáo. Bà Thornton nói rằng các cơ quan đã báo cáo cho hiệp hội những mức lương không đúng với mức lương mà các giảng viên nhận được trên thực tế.
Nhiều bằng chứng cho thấy các giảng viên đang bị cắt giảm lương bằng cách cho nghỉ việc không lương. Vào tháng 1, ĐH Illinois đã thông báo rằng các giảng viên và đội ngũ nhân viên phải nghỉ 4 ngày bắt buộc trước ngày 16 tháng 5. Hội đồng quản lý của nhà trường được yêu cầu nghỉ 10 ngày để giúp nhà trường giảm được số lương phải trả là 400 triệu đô.
Ông M.Megan McLaughlin – chủ tịch Hiệp hội giảng viên ĐH kiêm trợ giảng môn Lịch sử cho biết Hiệp hội này (thuộc ĐH Illinois) đã tổ chức 4 ngày nghỉ phép ‘tập thể’ (ngày thứ 3 mới được tổ chức vào tuần trước) trong suốt thời gian sẽ diễn ra buổi hội thảo nhằm thu hút sự quan tâm tới tác dụng mà những ngày nghỉ phép mang tới đối với việc giảng dạy và nghiên cứu.
Theo VNN.