Lúc rơi vào tình thế hết sức khó khăn, được Ông Ngư ngỏ ý giúp đỡ, Lục Vân Tiên đã từ chối :
Tiên rằng : Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đã trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình rầy trơ trơ.
(Lục Vân Tiên- Ngữ văn 9, tập I)
Ý kiến của em về cách ứng xử này.
BÀI LÀM
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuát sắc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Ra đời đã hơn một trăm năm, nhưng những bài học bổ ích về cách sống, cách làm người ngẫm thấy trong từng câu thơ vẫn không hề xưa cũ.
Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở vẻ đẹp của nhân vật chính - Lục Vân Tiên, một con người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, sống có trách nhiệm với mọi người và với chính bản thân mình.
Có thể kể ra rất nhiều hành động rất đáng khâm phục và trân trọng của chàng. Sau đây chỉ xin nêu để ta cùng suy ngẫm về hành động Lục Vân Tiên từ chối lời ông Ngư đề nghị giúp đỡ, qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Ngữ văn 9, tập I)
Khi nghe tin mẹ mất Lục Vân Tiên đã bỏ kỳ thi mà chàng đã dành biết bao công sức chuẩn bị và biết bao thời gian chờ đợi, để về chịu tang mẹ. Vì khóc thương mẹ quá nhiều chàng bị mù cả hai mắt. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kỵ, ghen ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại, giả bộ đưa Vân Tiên về quê nhà để dắt chàng xuống thuyền. Rồi đêm khuya thanh vắng hắn thực hiện tội ác, đẩy Vân Tiên xuống dòng sông sâu thẳm. Cũng may, giao long (một con rồng nước - cá sấu) đã thương xót và đẩy chàng vào bờ. Sáng sớm, chàng được gia đình ông Ngư cứu giúp:
Ông chài xem thấy vớt ngay vào bờ
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
Khi Vân Tiên tỉnh lại, ông Ngư hỏi, biết được hoàn cảnh của chàng hiện tại, ông chân thành đề nghị :
... " Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút với già cho vui".
Nhưng Vân Tiên đã từ chối :
Tiên rằng : " Ông lấy chi nuôi
Thân tôi như thể trái mùi trên cây
Nay đà trôi nổi đến đây
Không chi báo đáp mình rầy trơ trơ."
Tại sao trong cơn quẫn bách Vân Tiên vẫn không muốn nhận lòng tốt của ông Ngư ? Ta có thể nhận thấy điều gì trong cách ứng xử của Lục Vân Tiên ? ...
Để sáng rõ cần tìm hiểu những lý lẽ của chàng.
Đối với ông Ngư, Vân Tiên băn khoăn ông lấy chi nuôi khi thêm một người ốm đau tàn tật. Như vậy tuy mắt không nhìn thấy nhưng Vân Tiên hiểu rất rõ gia cảnh Ngư ông. Lấy con thuyền làm nhà, lấy sông nước làm nơi cư trú, rày đây mai đó, chắc chắn nhà ông kiếm ăn cũng không dễ dàng gì. Chẳng nhẽ chất thêm lên vai ông Ngư gánh nặng cơm áo không dễ gì khắc phục.
Lục Vân Tiên cũng ý thức rõ cảnh ngộ của mình "như thể trái mùi trên cây". Bệnh tật nan giải không biết rồi đây sống chết thế nào. Song nỗi băn khoăn lớn nhất của Vân Tiên là "không chi báo đáp mình rầy trơ trơ". Chữ rầy có nghĩa là xấu hổ. Chàng cảm thấy khó báo đáp được ơn cứu mạng. Bây giờ, nhận lời ở lại nương nhờ trong thuyền của ông Ngư nữa là hai lần mang ơn, thì không thể được. Như vậy đối với chàng ở đời nếu chỉ biết nhận ơn mà không biết trả ơn thì rất đáng xấu hổ.
Từ những lý do nêu trên, ta hiểu hành động của Lục Vân Tiên không thể coi là vội vàng, thiếu suy nghĩ hay dại dột mà chỉ có thể đánh giá đó là cách ứng xử của một nhân cách đẹp. Bởi lẽ làm người chẳng ai nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng. Ai rồi cũng phải nhờ vả người này, người khác. Vấn đề là nhờ trong hoàn cảnh nào và nhờ ai, và nhất là phải biết sợ mình sẽ làm phiền, làm khổ người khác. Đã có những người rất khổ tâm khi được ai đó nhờ làm một việc mình không thể làm nổi, nhưng nếu từ chối thì bị hiểu nhầm và có khi sứt mẻ tình cảm. Việc cưu mang Lục Vân Tiên đối với ông Ngư hoàn toàn không như vậy, nhưng chắc chắn là quá sức. Vì vậy chàng sợ làm phiền, làm khổ ông Ngư - ân nhân của mình. Vân Tiên không phải là loại người chỉ biết lợi dụng lòng tốt của người khác. Cho nên chàng mang trong lòng cảm giác xấu hổ. Trên đời có người khi đã được ai giúp đỡ thì canh cánh bên lòng, và khi thấy mình không báo đáp được thì cảm thấy áy náy không yên. Còn có kẻ, chỉ biết nhận chứ không bao giờ nghĩ đến trả ơn. những kẻ không bao giờ biết xấu hổ.
Chỉ một chi tiết nhỏ, cho ta hiểu được ý nghĩa lớn lao mà cụ Đồ Chiểu đã gửi gắm vào đó. Dùng văn chương làm con thuyền chở đạo, cụ đã thể hiện nó ở mỗi yếu tố trong tác phẩm của mình. Đó là bài học lớn cho người cầm bút.
Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay, khi đồng tiền có lúc chi phối mối quan hệ giữa con người với con người, có lẽ cái cảm giác băn khoăn, e ngại làm phiền người khác, cái cảm giác xấu hổ vì chưa đền ơn, đáp nghĩa cho đời, cần phải được trân trọng, nâng niu.
Sưu tầm
Tiên rằng : Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đã trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình rầy trơ trơ.
(Lục Vân Tiên- Ngữ văn 9, tập I)
Ý kiến của em về cách ứng xử này.
BÀI LÀM
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuát sắc của cụ Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Ra đời đã hơn một trăm năm, nhưng những bài học bổ ích về cách sống, cách làm người ngẫm thấy trong từng câu thơ vẫn không hề xưa cũ.
Sức hấp dẫn của tác phẩm trước hết là ở vẻ đẹp của nhân vật chính - Lục Vân Tiên, một con người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, sống có trách nhiệm với mọi người và với chính bản thân mình.
Có thể kể ra rất nhiều hành động rất đáng khâm phục và trân trọng của chàng. Sau đây chỉ xin nêu để ta cùng suy ngẫm về hành động Lục Vân Tiên từ chối lời ông Ngư đề nghị giúp đỡ, qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Ngữ văn 9, tập I)
Khi nghe tin mẹ mất Lục Vân Tiên đã bỏ kỳ thi mà chàng đã dành biết bao công sức chuẩn bị và biết bao thời gian chờ đợi, để về chịu tang mẹ. Vì khóc thương mẹ quá nhiều chàng bị mù cả hai mắt. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kỵ, ghen ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại, giả bộ đưa Vân Tiên về quê nhà để dắt chàng xuống thuyền. Rồi đêm khuya thanh vắng hắn thực hiện tội ác, đẩy Vân Tiên xuống dòng sông sâu thẳm. Cũng may, giao long (một con rồng nước - cá sấu) đã thương xót và đẩy chàng vào bờ. Sáng sớm, chàng được gia đình ông Ngư cứu giúp:
Ông chài xem thấy vớt ngay vào bờ
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
Khi Vân Tiên tỉnh lại, ông Ngư hỏi, biết được hoàn cảnh của chàng hiện tại, ông chân thành đề nghị :
... " Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút với già cho vui".
Nhưng Vân Tiên đã từ chối :
Tiên rằng : " Ông lấy chi nuôi
Thân tôi như thể trái mùi trên cây
Nay đà trôi nổi đến đây
Không chi báo đáp mình rầy trơ trơ."
Tại sao trong cơn quẫn bách Vân Tiên vẫn không muốn nhận lòng tốt của ông Ngư ? Ta có thể nhận thấy điều gì trong cách ứng xử của Lục Vân Tiên ? ...
Để sáng rõ cần tìm hiểu những lý lẽ của chàng.
Đối với ông Ngư, Vân Tiên băn khoăn ông lấy chi nuôi khi thêm một người ốm đau tàn tật. Như vậy tuy mắt không nhìn thấy nhưng Vân Tiên hiểu rất rõ gia cảnh Ngư ông. Lấy con thuyền làm nhà, lấy sông nước làm nơi cư trú, rày đây mai đó, chắc chắn nhà ông kiếm ăn cũng không dễ dàng gì. Chẳng nhẽ chất thêm lên vai ông Ngư gánh nặng cơm áo không dễ gì khắc phục.
Lục Vân Tiên cũng ý thức rõ cảnh ngộ của mình "như thể trái mùi trên cây". Bệnh tật nan giải không biết rồi đây sống chết thế nào. Song nỗi băn khoăn lớn nhất của Vân Tiên là "không chi báo đáp mình rầy trơ trơ". Chữ rầy có nghĩa là xấu hổ. Chàng cảm thấy khó báo đáp được ơn cứu mạng. Bây giờ, nhận lời ở lại nương nhờ trong thuyền của ông Ngư nữa là hai lần mang ơn, thì không thể được. Như vậy đối với chàng ở đời nếu chỉ biết nhận ơn mà không biết trả ơn thì rất đáng xấu hổ.
Từ những lý do nêu trên, ta hiểu hành động của Lục Vân Tiên không thể coi là vội vàng, thiếu suy nghĩ hay dại dột mà chỉ có thể đánh giá đó là cách ứng xử của một nhân cách đẹp. Bởi lẽ làm người chẳng ai nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng. Ai rồi cũng phải nhờ vả người này, người khác. Vấn đề là nhờ trong hoàn cảnh nào và nhờ ai, và nhất là phải biết sợ mình sẽ làm phiền, làm khổ người khác. Đã có những người rất khổ tâm khi được ai đó nhờ làm một việc mình không thể làm nổi, nhưng nếu từ chối thì bị hiểu nhầm và có khi sứt mẻ tình cảm. Việc cưu mang Lục Vân Tiên đối với ông Ngư hoàn toàn không như vậy, nhưng chắc chắn là quá sức. Vì vậy chàng sợ làm phiền, làm khổ ông Ngư - ân nhân của mình. Vân Tiên không phải là loại người chỉ biết lợi dụng lòng tốt của người khác. Cho nên chàng mang trong lòng cảm giác xấu hổ. Trên đời có người khi đã được ai giúp đỡ thì canh cánh bên lòng, và khi thấy mình không báo đáp được thì cảm thấy áy náy không yên. Còn có kẻ, chỉ biết nhận chứ không bao giờ nghĩ đến trả ơn. những kẻ không bao giờ biết xấu hổ.
Chỉ một chi tiết nhỏ, cho ta hiểu được ý nghĩa lớn lao mà cụ Đồ Chiểu đã gửi gắm vào đó. Dùng văn chương làm con thuyền chở đạo, cụ đã thể hiện nó ở mỗi yếu tố trong tác phẩm của mình. Đó là bài học lớn cho người cầm bút.
Trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay, khi đồng tiền có lúc chi phối mối quan hệ giữa con người với con người, có lẽ cái cảm giác băn khoăn, e ngại làm phiền người khác, cái cảm giác xấu hổ vì chưa đền ơn, đáp nghĩa cho đời, cần phải được trân trọng, nâng niu.
Sưu tầm