Luật hàng hải

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
LUẬT HÀNG HẢI

Tải tài liệu TẠI ĐÂY

Nguồn: khoa hàng hải




QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 11. Tàu biển

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.

Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.

Điều 12. Tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

2. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.

3. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Điều 13. Chủ tàu

1. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.

2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

MỤC 2
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

Điều 14. Nguyên tắc đăng ký tàu biển

1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó.

Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;

b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xoá;

c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí.

2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.

Điều 15. Các loại tàu biển phải đăng ký

1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:

a) Tàu biển có động cơ với công suất máy chính từ 75 KW trở lên;

b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên;

c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.

Điều 16. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam

1. Tàu biển khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;

b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;

c) Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận;

d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài;

đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;

g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
 
Điều 1.

1- Bộ luật hàng hải Việt Nam được áp dụng đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tầu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nước, sau đây gọi chung là hoạt động hàng hải.

Tàu biển nói tại Bộ luật này là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển.

2- Đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải không được Bộ luật này quy định, thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng pháp luật tương ứng của Việt Nam.

Điều 2.

Hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, của tổ chức liên doanh, hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài tại Việt Nam được khuyến khích và bảo hộ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của Việt Nam và điều ­ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.

Điều 3.

Phạm vi áp dụng các quy định của Bộ luật này như sau:

1- Toàn bộ các quy định ược áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá, hàng khách và hành lý; thăm dò - khai thác - chế biến tài nguyên biển; lai dắt hoặc cứu hộ trên biển; trục vớt tài sản trên biển và thực hiện các mục đích kinh tế khác, sau đây gọi chung là tầu Bưuôn.

2- Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý, cầm giữ, bắt giữ hàng hải, giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tầu không áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải; khí tượng - thuỷ văn; thông tin - liên lạc; thanh tra; hải quan; phòng dịch; chữa cháy; hoa tiêu; huấn luyện; bảo vệ môi trường hoặc chuyên dùng để tìm kiếm và cứu nạn trên biển, sau đây gọi chung là tầu công vụ Nhà nước.

3- Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý, tổn thất chung không áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và thể thao.

4- Chỉ trong những trường hợp có quy định cụ thể, thì mới được áp dụng đối với tầu biển chuyên dùng vào mục đích quân sự và bảo vệ an ninh, trật tự thuộc các lực lượng vũ trang và các loại tầu biển nước ngoài.

Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý không áp dụng đối với việc vận chuyển quân sự bằng tầu Buôn.

Điều 4.

1- Các bên tham gia hợp đồng hàng hải có quyền có những thoả thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.

2- Các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì có quyền thoả thuận áp dụng luật hoặc tập quán hàng hải nước ngoài hoặc quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn trọng tài, toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải giải quyết tranh chấp.

Điều 5.

Trong trường hợp có xung đột pháp luật, thì việc chọn luật để áp dụng được xác định theo các nguyên tắc sau đây:

1- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến các quyền sở hữu tài sản trên tầu; hợp đồng cho thuê tầu; hợp đồng thuê thuyền viên; hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý; chia tiền công cứu hộ giữa chủ tầu cứu hộ và thuyền bộ của tầu cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm ở công hải; các vụ việc xảy ra trên tầu khi tầu đang ở công hải, thì luật được chọn là luật quốc gia mà tầu mang cờ.

2- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung, thì luật được chọn là luật nơi tầu ghé vào sau khi xảy ra tổn thất chung.

3- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va; tiền công cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm ở biển, xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào, thì luật được chọn là luật quốc gia đó.

4- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở công hải, thì luật được chọn là luật do trọng tài hoặc toà án đã thụ lý tranh chấp áp dụng.

5- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá, thì luật được chọn là luật quốc gia, nơi người vận chuyển đặt trụ sở.
 
LUẬT HÀNG HẢI


Câu 1: Khi làm thủ tục vào cảng Việt Nam, những loại giấy tờ nào phải xuất trình và phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền?

Câu 2: Những quy định khi làm thủ tục vào cảng Việt Nam?

Câu 3: Khi làm thủ tục rời cảng Việt Nam, những loại giấy tờ nào phải xuất trình và phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền?

Câu 4: Các loại nhật ký trên tàu, trình bày ngắn gọn nội dung chủ yếu của Nhật ký hàng hải và nhật ký dầu (Oil Record Book)?

Câu 5: Cho biết các quy định về việc thải dầu theo phụ lục I công ước Marpol 73/78?

Câu 6: Cho biết các quy định về việc thải rác theo phụ lục V công ước Marpol 73/78?

Câu 7: Cho biết các loại giấy chứng nhận an toàn chủ yếu do Đăng kiểm Việt nam (VIRES) cấp cho tàu biển Việt Nam khi tham gia tuyến hành trình quốc tế?

Câu 8: Việc phân chia các vùng biển được quy định như thế nào trong Công ước quốc tế về luật biển năm 1982?

Câu 9: Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải của quốc gia ven biển được quy định như thế nào trong Công ước quốc tế về luật biển năm 1982?

Câu 10: Trình bày chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Đại lý, và môi giới hàng hải?

Câu 11: Trình bày trách nhiệm của người vận chuyển được quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá?

Câu 12: Thế nào là vận tải đơn đường biển: định nghĩa, chức năng, phân loại?

Câu 13: Người vận chuyển được miễn trách đối với những tổn thất nào của hàng hoá vận chuyển bằng đường biển?

Câu 14: SOPEP là gì, trình bày nội dung cơ bản của quy trình này?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top