Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬT
Luật đất đai 1993
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="dream_high" data-source="post: 84909" data-attributes="member: 99768"><p style="text-align: center"><strong>Luật đất đai phần 2</strong></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"><strong>Chương 3</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>Mục 1: ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP</strong></p><p><strong>Điều 42</strong></p><p> Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.</p><p> <strong>Điều 43</strong></p><p> Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.</p><p> <strong>Điều 44</strong></p><p> Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương.</p><p> Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định.</p><p> Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.</p><p> <strong>Điều 45</strong></p><p> Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng đất này.</p><p> <strong>Điều 46</strong></p><p> Việc sử dụng đất vườn được quy định như sau:</p><p> 1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch</p><p> 2- Việc lập vườn trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phải được phép của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.</p><p> <strong>Điều 47</strong></p><p> Việc sử dụng mặt nước nội địa để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và vào các mục đích khác được quy định như sau:</p><p> 1- Ao, hồ, đầm không thể giao hết cho một hộ gia đình, một cá nhân thì giao cho nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân hoặc tổ chức kinh tế sử dụng;</p><p> 2- Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân huyện quy định; thuộc địa phận nhiều huyện do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Đối với hồ chứa nước thuộc địa phận nhiều tỉnh thì việc tổ chức nuôi trồng, bảo vệ, khai thác nguồn thuỷ sản do Chính phủ quy định;</p><p> 3- Việc sử dụng mặt nước hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường và không gây cản trở giao thông;</p><p> 4- Việc sử dụng mặt nước nội địa quy định tại Điều này phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành có liên quan.</p><p> <strong>Điều 48</strong></p><p> Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây:</p><p> 1- Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;</p><p> 2- Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;</p><p> 3- Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường;</p><p> 4- Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.</p><p> <strong>Điều 49</strong></p><p> Đất bãi bồi của sông thuộc địa phận xã nào thì do Uỷ ban nhân dân xã đó quản lý và trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định kế hoạch sử dụng. Trong trường hợp có tranh chấp thì trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này quyết định.</p><p> <strong>Điều 50</strong></p><p> Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.</p><p> <strong>Điều 51</strong></p><p> Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng.</p><p style="text-align: center"><strong>Mục 2: ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN</strong></p><p><strong>Điều 52</strong></p><p> Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.</p><p> Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình.</p><p> <strong>Điều 53</strong></p><p> Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.</p><p> <strong>Điều 54</strong></p><p> Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó.</p><p style="text-align: center"><strong>Mục 3: ĐẤT ĐÔ THỊ</strong></p><p><strong>Điều 55</strong></p><p> Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác.</p><p> <strong>Điều 56</strong></p><p> Khi sử dụng đất đô thị phải xây dựng cơ sở hạ tầng.</p><p> Việc quản lý và sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và những quy định khác của pháp luật.</p><p> Căn cứ vào các điều 8, 23, 24 và 25 của Luật này, Chính phủ quy định việc giao đất đô thị cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng.</p><p> <strong>Điều 57</strong></p><p> Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.</p><p> Những nơi có quy hoạch giao đất làm nhà ở, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ.</p><p> <strong>Điều 58</strong></p><p> Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất dùng để xây dựng: đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.</p><p> Việc xây dựng các công trình trên đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với mục đích sử dụng của loại đất này và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.</p><p> <strong>Điều 59</strong></p><p> Đất giao cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với quy hoạch đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.</p><p> <strong>Điều 60</strong></p><p> Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định.</p><p> <strong>Điều 61</strong></p><p> 1- Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị, phù hợp với quy hoạch đô thị.</p><p> 2- Đất lâm viên, đất khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh được quy hoạch theo yêu cầu phát triển đô thị và được quản lý theo quy định của Chính phủ.</p><p> 3- Việc sử dụng đất đã được quy hoạch để phát triển đô thị ngoài ranh giới nội thành, nội thị phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đó.</p><p style="text-align: center"><strong>Mục 4: ĐẤT CHUYÊN DÙNG</strong></p><p><strong>Điều 62</strong></p><p> Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.</p><p> <strong>Điều 63</strong></p><p> Việc sử dụng đất để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, xã hội, dịch vụ phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế- kỹ thuật, thiết kế của từng công trình và theo các quy định khác của pháp luật.</p><p> <strong>Điều 64</strong></p><p> Việc sử dụng đất để xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, thuỷ điện, hệ thống dẫn nước, dẫn điện, dẫn dầu, dẫn khí, phải tuân theo quy định sau đây:</p><p> 1- Thực hiện đúng thiết kế thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất vùng lân cận;</p><p> 2- Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống các công trình này;</p><p> 3- Được kết hợp nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào mục đích khác nhưng không được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất chuyên dùng;</p><p> 4- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại có trách nhiệm cùng với cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình quy định tại Điều này.</p><p> <strong>Điều 65</strong></p><p> 1- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh bao gồm:</p><p> a) Đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân;</p><p> b) Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và căn cứ quân sự khác;</p><p> c) Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt;</p><p> d) Đất sử dụng làm các ga, cảng quân sự;</p><p> đ) Đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế;</p><p> e) Đất sử dụng làm kho tàng của lực lượng vũ trang;</p><p> g) Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí;</p><p> h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang;</p><p> i) Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.</p><p> 2- Chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình.</p><p> 3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có đất ở theo quy định tại Điều 54 và Điều 57 của Luật này.</p><p> 4- Việc chuyển đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh vào mục đích khác do Chính phủ quyết định.</p><p> <strong>Điều 66</strong></p><p> Việc sử dụng đất vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát phải tuân theo các quy định sau đây:</p><p> 1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;</p><p> 2- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;</p><p> 3- Khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất.</p><p> <strong>Điều 67</strong></p><p> Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch ngói, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng khác phải tuân theo các quy định sau đây:</p><p> 1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;</p><p> 2- Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường;</p><p> 3- Khi sử dụng xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào các mục đích thích hợp.</p><p> <strong>Điều 68</strong></p><p> Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.</p><p> Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối phục vụ cho nhu cầu xã hội.</p><p> <strong>Điều 69</strong></p><p> Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.</p><p> Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.</p><p> <strong>Điều 70</strong></p><p> Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.</p><p> <strong>Điều 71</strong></p><p> Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thích hợp sử dụng.</p><p> Chế độ quản lý và sử dụng đất có mặt nước do Chính phủ quy định.</p><p style="text-align: center"><strong>Mục 5: ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG</strong></p><p><strong>Điều 72</strong></p><p> Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp; chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.</p><p> Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích thích hợp khác.</p><p style="text-align: center"><strong>Chương 4:</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT</strong></p><p><strong>Điều 73</strong></p><p> Người sử dụng đất có những quyền sau đây:</p><p> 1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;</p><p> 2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;</p><p> 3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;</p><p> 4- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại;</p><p> 5- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;</p><p> 6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi;</p><p> 7- Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất;</p><p> 8- Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.</p><p> <strong>Điều 74</strong></p><p> Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống, được chuyển đổi quyền sử dụng đất và phải sử dụng đất đó theo đúng mục đích, thời hạn được giao.</p><p> <strong>Điều 75</strong></p><p> 1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:</p><p> a) Chuyển đi nơi khác;</p><p> b) Chuyển sang làm nghề khác;</p><p> c) Không còn khả năng trực tiếp lao động.</p><p> 2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.</p><p> Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích.</p><p> <strong>Điều 76</strong></p><p> 1- Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.</p><p> 2- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất.</p><p> 3- Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.</p><p> <strong>Điều 77</strong></p><p> 1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất.</p><p> 2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước.</p><p> <strong>Điều 78</strong></p><p> Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không được quá ba năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê có thể dài hơn do Chính phủ quy định; người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích.</p><p> <strong>Điều 79</strong></p><p> Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây:</p><p> 1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất;</p><p> 2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất;</p><p> 3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;</p><p> 4- Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật;</p><p> 5- Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật;</p><p> 6- Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình;</p><p> 7- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi.</p><p style="text-align: center"><strong>Chương 5:</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC QUỐC TẾ, THUÊ ĐẤT CỦA VIỆT NAM</strong></p><p><strong>Điều 80</strong></p><p> Chính phủ quyết định việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (gọi chung là người nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.</p><p> <strong>Điều 81</strong></p><p> 1- Người thuê đất phải lập và nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam.</p><p> 2- Việc cho thuê đất phải căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.</p><p> <strong>Điều 82</strong></p><p> Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.</p><p> <strong>Điều 83</strong></p><p> Thời hạn thuê đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo thời hạn đầu tư quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.</p><p> Thời hạn thuê đất để xây dựng trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để sử dụng không quá 99 năm.</p><p> <strong>Điều 84</strong></p><p> Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Việt Nam thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.</p><p style="text-align: center"><strong>Chương 6:</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>XỬ LÝ VI PHẠM</strong></p><p><strong>Điều 85</strong></p><p> Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.</p><p> <strong>Điều 86</strong></p><p> Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.</p><p> <strong>Điều 87</strong></p><p> Người nào có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này, còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.</p><p style="text-align: center"><strong>Chương 7:</strong></p> <p style="text-align: center"><strong>ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH</strong></p><p><strong>Điều 88</strong></p><p> Luật này thay thế Luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.</p><p> Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.</p><p> Luật này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.</p><p> <strong>Điều 89</strong></p><p> Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.</p><p> Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993.</p><p> </p><p> </p><p> <p style="text-align: center"><strong>Lê Đức Anh</strong></p> <p style="text-align: center">(Đã ký)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="dream_high, post: 84909, member: 99768"] [CENTER][B]Luật đất đai phần 2[/B] [B]Chương 3[/B][/CENTER] [CENTER][B]CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT[/B][/CENTER] [CENTER][B]Mục 1: ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP[/B][/CENTER] [B]Điều 42[/B] Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. [B]Điều 43[/B] Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp. [B]Điều 44[/B] Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương. Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định. Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định. [B]Điều 45[/B] Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương. Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng đất này. [B]Điều 46[/B] Việc sử dụng đất vườn được quy định như sau: 1- Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thâm canh, tăng sản lượng cây trồng trên đất vườn, sử dụng đất trống, đồi núi trọc để lập vườn theo quy hoạch 2- Việc lập vườn trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phải được phép của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. [B]Điều 47[/B] Việc sử dụng mặt nước nội địa để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và vào các mục đích khác được quy định như sau: 1- Ao, hồ, đầm không thể giao hết cho một hộ gia đình, một cá nhân thì giao cho nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân hoặc tổ chức kinh tế sử dụng; 2- Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã thì việc sử dụng do Uỷ ban nhân dân huyện quy định; thuộc địa phận nhiều huyện do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Đối với hồ chứa nước thuộc địa phận nhiều tỉnh thì việc tổ chức nuôi trồng, bảo vệ, khai thác nguồn thuỷ sản do Chính phủ quy định; 3- Việc sử dụng mặt nước hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường và không gây cản trở giao thông; 4- Việc sử dụng mặt nước nội địa quy định tại Điều này phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành có liên quan. [B]Điều 48[/B] Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp theo các quy định sau đây: 1- Đúng quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; 2- Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; 3- Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường; 4- Không gây trở ngại cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển. [B]Điều 49[/B] Đất bãi bồi của sông thuộc địa phận xã nào thì do Uỷ ban nhân dân xã đó quản lý và trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định kế hoạch sử dụng. Trong trường hợp có tranh chấp thì trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này quyết định. [B]Điều 50[/B] Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định. [B]Điều 51[/B] Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quỹ đất đai của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo trên cơ sở đất đai mà nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng. [CENTER][B]Mục 2: ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN[/B][/CENTER] [B]Điều 52[/B] Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn. Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình. [B]Điều 53[/B] Việc sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn phải theo quy hoạch, thuận tiện cho việc sản xuất, đời sống của nhân dân và quản lý xã hội. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất ở những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp. [B]Điều 54[/B] Căn cứ vào quỹ đất đai của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức đất mà mỗi hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng để ở theo quy định của Chính phủ đối với từng vùng nhưng không quá 400 m2; đối với những nơi có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt, thì mức đất ở có thể cao hơn, nhưng tối đa không vượt quá hai lần mức quy định đối với vùng đó. [CENTER][B]Mục 3: ĐẤT ĐÔ THỊ[/B][/CENTER] [B]Điều 55[/B] Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác. [B]Điều 56[/B] Khi sử dụng đất đô thị phải xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc quản lý và sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và những quy định khác của pháp luật. Căn cứ vào các điều 8, 23, 24 và 25 của Luật này, Chính phủ quy định việc giao đất đô thị cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. [B]Điều 57[/B] Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở. Những nơi có quy hoạch giao đất làm nhà ở, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc giao đất theo quy định của Chính phủ. [B]Điều 58[/B] Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất dùng để xây dựng: đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. Việc xây dựng các công trình trên đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với mục đích sử dụng của loại đất này và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. [B]Điều 59[/B] Đất giao cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và xây dựng trụ sở của các cơ quan, tổ chức phải phù hợp với quy hoạch đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. [B]Điều 60[/B] Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định. [B]Điều 61[/B] 1- Việc sử dụng đất đô thị vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị, phù hợp với quy hoạch đô thị. 2- Đất lâm viên, đất khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng cảnh được quy hoạch theo yêu cầu phát triển đô thị và được quản lý theo quy định của Chính phủ. 3- Việc sử dụng đất đã được quy hoạch để phát triển đô thị ngoài ranh giới nội thành, nội thị phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đó. [CENTER][B]Mục 4: ĐẤT CHUYÊN DÙNG[/B][/CENTER] [B]Điều 62[/B] Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp. [B]Điều 63[/B] Việc sử dụng đất để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, xã hội, dịch vụ phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất được xác định trong luận chứng kinh tế- kỹ thuật, thiết kế của từng công trình và theo các quy định khác của pháp luật. [B]Điều 64[/B] Việc sử dụng đất để xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, thuỷ điện, hệ thống dẫn nước, dẫn điện, dẫn dầu, dẫn khí, phải tuân theo quy định sau đây: 1- Thực hiện đúng thiết kế thi công, tiết kiệm đất, không gây hại cho việc sử dụng đất vùng lân cận; 2- Thực hiện đúng quy định về việc sử dụng đất trong hành lang an toàn thuộc hệ thống các công trình này; 3- Được kết hợp nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào mục đích khác nhưng không được gây trở ngại cho việc thực hiện mục đích chính của đất chuyên dùng; 4- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại có trách nhiệm cùng với cơ quan chủ quản công trình bảo vệ đất trong hành lang an toàn theo các yêu cầu kỹ thuật của các công trình quy định tại Điều này. [B]Điều 65[/B] 1- Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh bao gồm: a) Đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân; b) Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và căn cứ quân sự khác; c) Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt; d) Đất sử dụng làm các ga, cảng quân sự; đ) Đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế; e) Đất sử dụng làm kho tàng của lực lượng vũ trang; g) Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí; h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang; i) Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định. 2- Chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình. 3- Nhà nước có chính sách bảo đảm cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có đất ở theo quy định tại Điều 54 và Điều 57 của Luật này. 4- Việc chuyển đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh vào mục đích khác do Chính phủ quyết định. [B]Điều 66[/B] Việc sử dụng đất vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát phải tuân theo các quy định sau đây: 1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; 2- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh; 3- Khi sử dụng xong phải trả lại đất với trạng thái được quy định trong quyết định giao đất. [B]Điều 67[/B] Việc sử dụng đất làm đồ gốm, gạch ngói, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng khác phải tuân theo các quy định sau đây: 1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; 2- Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường; 3- Khi sử dụng xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào các mục đích thích hợp. [B]Điều 68[/B] Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối phục vụ cho nhu cầu xã hội. [B]Điều 69[/B] Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. [B]Điều 70[/B] Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất. [B]Điều 71[/B] Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định cho từng vùng đất có mặt nước, Nhà nước giao đất này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thích hợp sử dụng. Chế độ quản lý và sử dụng đất có mặt nước do Chính phủ quy định. [CENTER][B]Mục 5: ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG[/B][/CENTER] [B]Điều 72[/B] Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp; chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài. Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích thích hợp khác. [CENTER][B]Chương 4:[/B][/CENTER] [CENTER][B]QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT[/B][/CENTER] [B]Điều 73[/B] Người sử dụng đất có những quyền sau đây: 1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao; 3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; 4- Hưởng các lợi ích do công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại; 5- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất; 6- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi; 7- Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất; 8- Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. [B]Điều 74[/B] Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống, được chuyển đổi quyền sử dụng đất và phải sử dụng đất đó theo đúng mục đích, thời hạn được giao. [B]Điều 75[/B] 1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a) Chuyển đi nơi khác; b) Chuyển sang làm nghề khác; c) Không còn khả năng trực tiếp lao động. 2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích. [B]Điều 76[/B] 1- Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế. 2- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất. 3- Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế. [B]Điều 77[/B] 1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để vay vốn sản xuất. 2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước. [B]Điều 78[/B] Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản do hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động thì được cho người khác thuê đất với thời hạn không được quá ba năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn, thời hạn cho thuê có thể dài hơn do Chính phủ quy định; người thuê đất phải sử dụng đúng mục đích. [B]Điều 79[/B] Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây: 1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; 2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; 3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; 4- Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; 5- Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật; 6- Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; 7- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi. [CENTER][B]Chương 5:[/B][/CENTER] [CENTER][B]QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC QUỐC TẾ, THUÊ ĐẤT CỦA VIỆT NAM[/B][/CENTER] [B]Điều 80[/B] Chính phủ quyết định việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (gọi chung là người nước ngoài), người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. [B]Điều 81[/B] 1- Người thuê đất phải lập và nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2- Việc cho thuê đất phải căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. [B]Điều 82[/B] Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. [B]Điều 83[/B] Thời hạn thuê đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo thời hạn đầu tư quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn thuê đất để xây dựng trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để sử dụng không quá 99 năm. [B]Điều 84[/B] Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Việt Nam thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. [CENTER][B]Chương 6:[/B][/CENTER] [CENTER][B]XỬ LÝ VI PHẠM[/B][/CENTER] [B]Điều 85[/B] Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [B]Điều 86[/B] Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [B]Điều 87[/B] Người nào có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này, còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại. [CENTER][B]Chương 7:[/B][/CENTER] [CENTER][B]ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[/B][/CENTER] [B]Điều 88[/B] Luật này thay thế Luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993. [B]Điều 89[/B] Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này. Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993. [CENTER][B]Lê Đức Anh[/B][/CENTER] [CENTER](Đã ký)[/CENTER] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬT
Luật đất đai 1993
Top