butnghienbbt
New member
- Xu
- 0
Luật cư trú và các văn bản liên quan
Luật cư trú quy định như thế nào về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng? So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật cư trú có những điểm gì mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng?
* Thông báo lưu trú quy định trong Luật cư trú và những điểm mới về thông báo lưu trú của Luật cư trú so với pháp luật trước đây:
1. Thông báo lưu trú:
Cùng với các quy định đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, thì các quy định về thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng trong bộ phận quan trọng của công tác đăng ký, quản lý cư tru . Việc thay đổi khái niệm tạm trú không xác định thời hạn bằng khái niệm “lưu trú” là nhằm giúp thủ tục cư trú của khách vãng lai, người đi thăm thân, đi du lịch, chữa bệnh…trở nên đơn giản, thuận tiện hơn.
Theo đó, đối với người từ đủ 14 tổi trở lên đến lưu trú lại một điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi đăng ký hộ khẩu thường trú phải thực hiện việc thông báo lưu trú. Để phù hợp với tính chất của lưu trú, bảo đảm cho việc thông báo có hiệu quả, không gây phiền hà cho nhân dân, Luật Cư trú quy định việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp bằng điện thoại cho điểm tiếp nhận thông báo lưu trú của Công an xã, phường, thị trấn trước 23h; nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú vào sang ngày hôm sau; người tiếp nhận lưu trú có trách nhiệm ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm thông báo lưu trú là trách nhiệm của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác có người đến cư trú (theo Điều 31 Luật Cư trú).
Điều 31, Luật cư trú quy định về lưu trú và thông báo lưu trú như sau:
“1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.”
Ngoài ra tại Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn thêm:
1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm tiếp nhận thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau: chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ do cơ quan cử đi công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, điện thoại hoặc qua mạng máy tính. Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
4. Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm các nơi khác để tiếp nhận thông báo lưu trú và hàng ngày trước 22h phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn
2. Một số điểm mới về thông báo cư trú theo quy định của Luật Cư trú:
+ Theo quy định mới được thể hiện tại Điều 31 của Luật cư trú công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình không phải đăng ký tạm trú (như quy định cũ), mà chỉ thực hiện việc thông báo lưu trú.
+ Nếu như các quy định cũ trước kia xác định trách nhiệm đăng ký tạm trú là của người đến tạm trú, người đến tạm trú phải đến địa điểm đăng ký tạm trú để đăng ký tạm trú. Trong khi đó, khoản 2 Điều 31 Luật Cư trú xác định trách nhiệm thông báo lưu trú không phải của người đến lưu trú, mà là của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác khi có người đến lưu trú.
+ Để tạo thuận lợi và giảm bớt phiền hà cho công dân, đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý lưu trú có hiệu quả, ngoài những người là cha, me, vợ, chồng, con thì khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú còn bổ sung các đối tượng ông, bà, cháu và anh, chị, em ruột nếu đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
+ Phương pháp thông báo lưu trú cũng phong phú hơn, người đến lưu trú hoặc gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ… có thể gọi điện thoại đến các cơ sở tiếp nhận thông báo lưu trú hoặc trực tiếp đến các địa điểm này để thông báo lưu trú. Việc thông báo lưu trú có thể thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.
* Khai báo tạm vắng quy định trong Luật cư trú và những điểm mới về khai báo tạm vắng của Luật cư trú so với pháp luật trước đây:
1. Khai báo tạm vắng:
- Đối tượng khai báo tạm vắng gồm: (Khoản 1,2 Điều 32 Luật Cư trú)
+ Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hàn hình phạt tù; người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ ; người đang bị quản chế, người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên;
Thông tư số 52/2010/TT-BCA đã hướng dẫn: người khai báo tạm vắng thuộc diện nêu trên thì khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó
+ Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên thì thời hạn tạm vắng do họ tự quyết định.
- Về thủ tục khai báo tạm vắng: (Khoản 3,4 Điều 32 Luật Cư trú)
+ Người thuộc diện khai báo tạm vắng nêu trên phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
+ Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng
Quy định về thủ tục khai báo tạm vắng được cụ thể hóa tại Thông tư 52/2010/TT-BCA như sau:
- Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).
2. So với quy định của pháp luật trước đây, khai báo tạm vắng theo quy định của Luật Cư trú có một số điểm mới sau:
+ Về các trường hợp khai báo tạm vắng: nếu như các Nghị Định trước đây quy định Người từ 15 tuổi trở lên có việc riêng phải vắng mặt qua đêm khỏi quận, huyện, thành phố, thị xã nơi đang thường trú của mình phải khai báo tạm vắng theo quy định, nhưng sau khi đến nơi tạm trú phải tiếp tục khai báo tạm trú với nơi họ đến. Nay Điều 32 của Luật cư trú đã thu hẹp tối đa đối tượng phải khai báo tạm vắng, chỉ quy định việc khai báo tạm vắng với một số đối tượng cụ thể là: Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi nơi cư trú từ 1ngày trở lên; người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên.
+ Về phạm vi địa bàn: pháp luật trước đây quy định việc khai báo tạm vắng được áp dụng trong trường hợp công dân vắng mặt qua đêm khỏi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang thường trú; còn Luật Cư trú quy định đối tượng thuộc diện khai báo tạm vắng khi đi ra khỏi nơi cư trú tức là đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải khai báo tạm vắng.
+ Về chế tài xóa tên trong sổ hộ khẩu: So với quy định trước đây:“ Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú quá 6 tháng không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng; người có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú không có lý do chính đáng; hoặc không thể ở nơi đó được sẽ bị xoá tên trong sổ hộ khẩu …”, Luật Cư trú không áp dụng việc xóa tên trong sổ hộ khẩu đối với các trường hợp này.
*** Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làm tốt những việc gì?
Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình về cư trú, thực hiện tốt các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền tự do cư trú, trong đó có quyền và trách nhiệm sau :
Điều 9, Luật cư trú quy định quyền của công dân về cư trú :
1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Điều 11, Luật cư trú quy định trách nhiệm của công dân về cư trú
“1. Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đó cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
4. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khỏc liờn quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Báo ngay với cơ quan đó đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.”
Như vậy, để thực hiện quyền tự do cư trú của mình mỗi công dân phải nắm chắc và hiểu sâu sắc về những quy định của pháp luật về quyền tự do cư trú, trên cơ sở đó thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của mình về cư trú, phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quản quản lý cư trú thực hiện các yêu cầu về trình tự, thủ tục cũng như các yêu cầu khác có liên quan đến đăng ký cư trú. Mỗi công dân phải có ý thức trách nhiệm phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm pháp luật về cư trú của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo pháp luật cư trú được thực hiện nghiêm minh, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Luật cư trú quy định như thế nào về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng? So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật cư trú có những điểm gì mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng?
* Thông báo lưu trú quy định trong Luật cư trú và những điểm mới về thông báo lưu trú của Luật cư trú so với pháp luật trước đây:
1. Thông báo lưu trú:
Cùng với các quy định đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, thì các quy định về thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng trong bộ phận quan trọng của công tác đăng ký, quản lý cư tru . Việc thay đổi khái niệm tạm trú không xác định thời hạn bằng khái niệm “lưu trú” là nhằm giúp thủ tục cư trú của khách vãng lai, người đi thăm thân, đi du lịch, chữa bệnh…trở nên đơn giản, thuận tiện hơn.
Theo đó, đối với người từ đủ 14 tổi trở lên đến lưu trú lại một điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi đăng ký hộ khẩu thường trú phải thực hiện việc thông báo lưu trú. Để phù hợp với tính chất của lưu trú, bảo đảm cho việc thông báo có hiệu quả, không gây phiền hà cho nhân dân, Luật Cư trú quy định việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp bằng điện thoại cho điểm tiếp nhận thông báo lưu trú của Công an xã, phường, thị trấn trước 23h; nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú vào sang ngày hôm sau; người tiếp nhận lưu trú có trách nhiệm ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm thông báo lưu trú là trách nhiệm của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác có người đến cư trú (theo Điều 31 Luật Cư trú).
Điều 31, Luật cư trú quy định về lưu trú và thông báo lưu trú như sau:
“1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.”
Ngoài ra tại Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn thêm:
1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm tiếp nhận thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau: chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ do cơ quan cử đi công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, điện thoại hoặc qua mạng máy tính. Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
4. Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm các nơi khác để tiếp nhận thông báo lưu trú và hàng ngày trước 22h phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn
2. Một số điểm mới về thông báo cư trú theo quy định của Luật Cư trú:
+ Theo quy định mới được thể hiện tại Điều 31 của Luật cư trú công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình không phải đăng ký tạm trú (như quy định cũ), mà chỉ thực hiện việc thông báo lưu trú.
+ Nếu như các quy định cũ trước kia xác định trách nhiệm đăng ký tạm trú là của người đến tạm trú, người đến tạm trú phải đến địa điểm đăng ký tạm trú để đăng ký tạm trú. Trong khi đó, khoản 2 Điều 31 Luật Cư trú xác định trách nhiệm thông báo lưu trú không phải của người đến lưu trú, mà là của gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác khi có người đến lưu trú.
+ Để tạo thuận lợi và giảm bớt phiền hà cho công dân, đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý lưu trú có hiệu quả, ngoài những người là cha, me, vợ, chồng, con thì khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú còn bổ sung các đối tượng ông, bà, cháu và anh, chị, em ruột nếu đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
+ Phương pháp thông báo lưu trú cũng phong phú hơn, người đến lưu trú hoặc gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ… có thể gọi điện thoại đến các cơ sở tiếp nhận thông báo lưu trú hoặc trực tiếp đến các địa điểm này để thông báo lưu trú. Việc thông báo lưu trú có thể thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.
* Khai báo tạm vắng quy định trong Luật cư trú và những điểm mới về khai báo tạm vắng của Luật cư trú so với pháp luật trước đây:
1. Khai báo tạm vắng:
- Đối tượng khai báo tạm vắng gồm: (Khoản 1,2 Điều 32 Luật Cư trú)
+ Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hàn hình phạt tù; người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ ; người đang bị quản chế, người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên;
Thông tư số 52/2010/TT-BCA đã hướng dẫn: người khai báo tạm vắng thuộc diện nêu trên thì khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó
+ Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên thì thời hạn tạm vắng do họ tự quyết định.
- Về thủ tục khai báo tạm vắng: (Khoản 3,4 Điều 32 Luật Cư trú)
+ Người thuộc diện khai báo tạm vắng nêu trên phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.
+ Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng
Quy định về thủ tục khai báo tạm vắng được cụ thể hóa tại Thông tư 52/2010/TT-BCA như sau:
- Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).
2. So với quy định của pháp luật trước đây, khai báo tạm vắng theo quy định của Luật Cư trú có một số điểm mới sau:
+ Về các trường hợp khai báo tạm vắng: nếu như các Nghị Định trước đây quy định Người từ 15 tuổi trở lên có việc riêng phải vắng mặt qua đêm khỏi quận, huyện, thành phố, thị xã nơi đang thường trú của mình phải khai báo tạm vắng theo quy định, nhưng sau khi đến nơi tạm trú phải tiếp tục khai báo tạm trú với nơi họ đến. Nay Điều 32 của Luật cư trú đã thu hẹp tối đa đối tượng phải khai báo tạm vắng, chỉ quy định việc khai báo tạm vắng với một số đối tượng cụ thể là: Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi nơi cư trú từ 1ngày trở lên; người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên.
+ Về phạm vi địa bàn: pháp luật trước đây quy định việc khai báo tạm vắng được áp dụng trong trường hợp công dân vắng mặt qua đêm khỏi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang thường trú; còn Luật Cư trú quy định đối tượng thuộc diện khai báo tạm vắng khi đi ra khỏi nơi cư trú tức là đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải khai báo tạm vắng.
+ Về chế tài xóa tên trong sổ hộ khẩu: So với quy định trước đây:“ Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú quá 6 tháng không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng; người có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú không có lý do chính đáng; hoặc không thể ở nơi đó được sẽ bị xoá tên trong sổ hộ khẩu …”, Luật Cư trú không áp dụng việc xóa tên trong sổ hộ khẩu đối với các trường hợp này.
*** Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làm tốt những việc gì?
Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình về cư trú, thực hiện tốt các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền tự do cư trú, trong đó có quyền và trách nhiệm sau :
Điều 9, Luật cư trú quy định quyền của công dân về cư trú :
1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Điều 11, Luật cư trú quy định trách nhiệm của công dân về cư trú
“1. Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đó cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
4. Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khỏc liờn quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Báo ngay với cơ quan đó đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.”
Như vậy, để thực hiện quyền tự do cư trú của mình mỗi công dân phải nắm chắc và hiểu sâu sắc về những quy định của pháp luật về quyền tự do cư trú, trên cơ sở đó thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của mình về cư trú, phối hợp chặt chẽ, tích cực với các cơ quản quản lý cư trú thực hiện các yêu cầu về trình tự, thủ tục cũng như các yêu cầu khác có liên quan đến đăng ký cư trú. Mỗi công dân phải có ý thức trách nhiệm phát hiện những thiếu sót, những sai phạm, vi phạm pháp luật về cư trú của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo pháp luật cư trú được thực hiện nghiêm minh, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.