Con người muốn tồn tại và phát triển phải hiểu được quy luật của tự nhiên và xã hội. Đó là một luận điểm đúng đắn. Bởi tự nhiên có quy luật của tự nhiên và xã hội có quy luật của xã hội. Mà con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vì vậy, muốn phát triển, con người phải nắm được quy luật của tự nhiên và xã hội. Nếu không chỉ là tồn tại, một sự tồn tại lay lắt.
Theo quy luật của tự nhiên, người viết bài này qua chiêm nghiệm, suy ngẫm muốn khẳng định một điều rằng tất cả sự vật hiện tượng đều có một xuất phát điểm hay đều có một nguồn gốc, và đều cần một cái gốc nhất định cho sự phát triển. Xét từ quy luật của Vũ trụ, cụ thể hơn ở Hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) mà chúng ta đang sống, theo phát hiện của các nhà khoa học, Thái Dương hệ gồm có Mặt Trời và chín hành tinh đó là: Sao Thủy; sao Kim; Quả Đất; sao Hỏa; sao Mộc; sao Thổ (những hành tinh này được phát hiện từ hàng ngàn năm trước); sao Thiên Vương (Uranus – phát hiện năm 1781; sao Hải Vương (Neptune – phát hiện năm 1846); sao Diêm Vương (Pluto - phát hiện năm 1930). Chín hành tinh đó đều quay xung quanh Mặt Trời, đều lấy Mặt Trời làm tâm điểm, làm gốc và quay xung quanh “trục” Mặt Trời đó. Chín hành tinh trở thành vệ tinh của Mặt Trời. Và, mỗi hành tinh lại có vệ tinh riêng quay xung quanh mình. Quả Đất có vệ tinh tự nhiên riêng, duy nhất là Mặt Trăng. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó. Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 vòng nó tự quay quanh trục của chính nó. (Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch). Như vậy Quả Đất vừa “lấy” Mặt Trời vừa “lấy” trục của mình làm tâm điểm cho quỹ đạo của mình. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, “đến lượt mình” lại “lấy” Trái Đất làm tâm điểm cho sự vận động theo quỹ đạo tạo nên các tuần Trăng trong tự nhiên chiếu sáng vào ban đêm cho Quả Đất với chu kỳ một vòng quay quanh Quả Đất là 29,5 ngày… Nói dài dòng như vậy, người viết chỉ muốn khẳng định một điều rằng tất cả các thiên thể của Thái Dương hệ trong Vũ trụ đều có một tâm điểm cho quỹ đạo của mình. Nếu không, các hành tinh sẽ va vào nhau, nổ tung. Hiện tượng này đã trở thành quy luật phổ quát cho các hiện tượng tự nhiên khác: tất cả các sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc và đều “cần” một cái gốc để tồn tại và phát triển như cây có cội, như sông có nguồn... Bởi vậy câu ca xưa của người Việt nghe có vẻ bóng bẩy nhưng đã nói lên một triết lý phổ quát đó:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Nắm được quy luật này, sẽ rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người trong cuộc sống. Có thể thấy sự thật hiển nhiên đó trong đời sống cũng như thể hiện trong văn chương – phương tiện lưu giữ văn hóa. Tùy từng hoàn cảnh, không gian nhất định mà con người sẽ có những quan điểm gốc hay lập trường gốc để có những quyết định, những ứng xử đúng đắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, một điều hiển nhiên là con người ai cũng có cha mẹ, có ông bà, tổ tiên. Không biết điều này, hoặc lãng quên điều này, con người trở thành kẻ thất cước. Theo tôi, chỉ cần thấy được ứng xử của một người đối với cha mẹ, người thân là có thể đánh giá được người đó. Con người có thể lựa chọn nhiều thứ nhưng không thể lựa chọn cha mẹ, anh chị em ruột – đó là sự thật hiển nhiên. Bởi vậy, nếu không kính trọng, yêu quý cha mẹ, anh chị em ruột thì con người đó không xác định được gốc cho tư tưởng, tình cảm, hành động của mình, nên con người đó không đáng… một xu. Vì người ta có thể đánh giá rằng: “ngay cả cha mẹ, anh em ruột của hắn mà còn không sống được thì làm sao hắn có thể sống tốt với bạn bè, với người khác”. Cũng vậy, thật đáng trách và thật tội nghiệp cho những kẻ không biết kính trọng thầy cô giáo của mình hay không có một thầy cô giáo nào để mà kính trọng trong cuộc đời…
Như vậy, từ khi sinh ra, con người phải lấy gia đình làm gốc, nếu lánh xa gia đình, hoặc bất hạnh không có một gia đình, con người khó có thể có một điểm xuất phát cho sự trưởng thành về nhân cách. Quả thực như ông cha ngày xưa đã nói “Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”. Lớn lên, bước vào xã hội, môi trường đầu tiên là nhà trường. Dù vô thức hay ý thức, dù được học hay học được (dĩ nhiên phần lớn là được học), nếu không lấy nhà trường làm trung tâm cho sự vận động để trưởng thành, nghĩa là tích lũy về kiến thức, rèn luyện về nhân cách thì con người sẽ khó có được một sự già dặn, thay vào đó chỉ là già khọm theo thời gian. Cũng như sinh viên đến môi trường đại học không xác định việc học là hàng đầu thì dù có ra trường được sẽ vẫn “thông minh như cũ”. Điều này lý giải vì sao rất nhiều trong thế thệ trẻ hiện nay, đã có những quan điểm sai trong nhận thức cuộc sống, vì họ không xác định quan điểm gốc cho sự vận động trưởng thành của mình. Đặc biệt là thế hệ 9X, rất nhiều người sống “chệch hướng” như báo chí, truyền thông đã phản ánh. Họ giống như những “tiểu vũ trụ”, những “thiên thạch” bay lơ lửng trong không gian “vũ trụ”, phải vận động hay chịu sức hút của các hành tinh khác một cách không tự chủ, va chạm lung tung với các thiên thạch khác, với các hành tinh khác. Khiến cho đến khi lớn hơn một tí, nhìn lại mình, tìm lại được một cái tâm, cái gốc cho mình thì đã sứt mẻ hết, mang theo mình đầy những “vết thương” mà… thời gian cũng khó chữa khỏi… Ở đây cũng cần nói đến vai trò của gia đình – phải tạo lực hút cho những “tiểu vũ trụ” trong những hoàn cảnh cần thiết trong quỹ đạo cuộc đời. Cũng như đối với nhà trường, đối với mỗi giáo viên nếu không xác định quan điểm gốc rằng phải đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu thì sẽ khó có thể có được một sản phẩm đào tạo tốt đẹp.
Từ thực tiễn, rõ ràng “con người là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội”. Càng lớn lên, con người càng có thêm nhiều mối quan hệ, nhiều sự va chạm. Nhưng giai đoạn tuổi trẻ, nhân sinh quan còn ở “tính tương cận” nên rất ít người xác định được cho mình một hướng đi đúng, một lý tưởng đúng, một cái gốc trong tình cảm, tư tưởng. Cho nên những va chạm của các mối quan hệ sẽ có thể đẩy họ ra xa những trục gốc, xa gia đình, xa lý tưởng, có những quyết định sai lầm. Đó là một thực tế. Bởi vậy tôi rất tâm đắc với một ai đó đã nói rất đúng đại ý rằng: sự nghiệp của con người trưởng thành trong bão táp, còn tính cách con người lại trưởng thành trong tĩnh lặng. Sự nghiệp thể hiện trí tuệ, bản lĩnh; tính cách là thể hiện một phần nhân cách. Trí tuệ và nhân cách phải là một khối thống nhất trong một con người. Nếu phát triển không đồng đều, người đó chỉ là một sản phẩm què quặt của xã hội. Đã có rất nhiều người muốn chứng minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của mình và đã lao vào con đường làm giàu, có khi con đường đó dẫn anh ta xa lý tưởng, quan điểm gốc ban đầu. Đó cũng là một thực tế. Bởi vậy, con người trong cuộc sống cần có những điểm dừng để nhìn nhận, đánh giá lại. Nếu không cũng giống như con tàu càng ngày càng xa ngọn hải đăng. Thật là một điều đáng tiếc…
Đúng như Marx nói: Mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định. Từ đó, trong mỗi hoàn cảnh con người sẽ có những quyết định cho sự lựa chọn phương châm sống của mình. Điều này thể hiện rất rõ trong quan niệm dân gian qua ca dao, tục ngữ xưa: trong không gian làng xóm, nhân dân quan niệm: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Nhưng trong mối quan hệ thân tộc, lại quan niệm: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đó là do lập trường, quan điểm trong những không gian, thời gian nhất định. Bởi vậy tôi đồ rằng câu: Anh em ai đầy nồi nấy - Vợ chồng cày cấy nuôi nhau chỉ là một quan niệm nhất thời trong quan hệ anh em. Chứ cái gốc của văn hóa Việt phải là: Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần trong cái chung: Lá lành đùm lá rách – Lá rách ít đùm lá rách nhiều và Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Bởi văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước, mà bản chất của cái nghề nông nghiệp lúa nước không thể sống “đèn nhà ai nhà ấy rạng” được, mà phải “tối lửa tắt đèn có nhau” để hợp sức tập thể đối phó với thiên tai, địch họa. Phải thấy rằng người dân Việt Nam rất coi trọng tình cảm, đặt nặng tinh thần. Hay nói đúng hơn, nhân dân ta coi trọng vật chất, nhưng còn coi trọng tinh thần hơn. Người Việt nói “Chẳng thà chết đi thì thôi/ Sống rồi có lúc no xôi, chán chè”, nhưng lại nói “Thà ăn bắp họp đông vui/ Còn hơn giàu có mồ côi một mình” hoặc “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nhân dân ta ca ngợi cảnh “Cơm trắng ăn với chả chim/ Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”, nhưng đặc biệt chia sẻ niềm vui một cách lãng mạn với cảnh “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Nhân ta coi linh hồn cao hơn thể xác. Đó là quan niệm sống xuyên suốt hàng ngàn năm của dân tộc. Chính nhờ quan điểm này đã ăn sâu vào trong tâm thức dân tộc Việt Nam, cùng với văn hóa làng xã, góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc, không bị một ngàn năm Bắc thuộc đồng hóa…
*
* *
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã cho thấy có những sự lựa chọn đúng đắn khi dựa trên quan điểm gốc của những cá nhân, cộng đồng dân tộc: lợi ích của đất nước, của nhân dân. Năm 1075, nhà Tống dưới sự cầm quyền chính của Vương An Thạch chuẩn bị quân để kéo xuống phía Nam “làm cỏ” Đại Việt. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt phân tích thế và lực của quân dân Đại Việt với quân Tống, ông đã đưa ra một quyết định đúng đắn “tiên hạ thủ vi cường” tiến đánh quân Tống tại Liêm Châu, Khâm Châu và Ung Châu để giành thắng lợi, chặn đứng âm mưu, dã tâm xâm lược Đại Việt của quân Tống.
Khi quân Nguyên Mông xâm chiếm Đại Việt, Trần Quốc Tuấn đã “dụ chư tì tướng” của mình, đặt họ trước hai lựa chọn: Đầu hàng giặc thì “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?” và chiến đấu để chiến thắng thì “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?”. Điều đó đã đem lại cho tướng sĩ của ông một sự quyết định đúng đắn cuối cùng cùng với toàn thể quân dân nhà Trần là “Quyết đánh!”. Chính quan điểm khích lệ tướng sĩ lấy tông miếu xã tắc làm trọng, lấy sự bình yên của đất nước làm đầu đó đã đem đến chiến thắng rực rỡ của quân dân nhà Trần trước thế giặc Nguyên Mông hùng mạnh.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước kẻ thù mới trang bị vũ khí tàu đồng, súng thiếc tối tân, hiện đại nhưng với quan niệm sống vì nghĩa, vì đất nước, các nhà nho đã “vì nghĩa tấm thân đã trải, nên hư nào nại”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể họ biết hành động của mình rồi sẽ thất bại, nhưng các nhà nho yêu nước đã lấy quan niệm vì nghĩa, vì nước làm gốc nên đi đến quyết định cho hành động của mình một cách rạch ròi. Chính quan điểm gốc đó đã giúp tạo nên những nhân cách cao cả lưu danh cho hậu thế.
Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh chỉ canh cánh trong lòng một điều là làm sao để giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho đồng bào mình. Đó là kim chỉ nam, là cái gốc tư tưởng cho mọi hành động của Người. Chính Hồ Chí Minh đã nói câu nói nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói đó chỉ có thể là hệ quả của một cái tâm luôn hướng tới tự do của dân tộc, độc lập của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Định hướng đó luôn thường trực trong tâm hồn Người và đã, sẽ là kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam…
Như vậy trong ứng xử hàng ngày cũng như trong cuộc sống, mỗi người cần có một lập trường tư tưởng vững vàng để xác định con đường cho mình. Chỉ có thể như vậy thì con người mới không trở thành những hạt proton trong môi trường chân không trôi nổi, vô định, “như những kẻ thất cước” (lời của Hoài Thanh). Nhà văn Cao Hành Kiện có câu nói nổi tiếng trong Linh Sơn – tác phẩm nổi tiếng giúp ông đoạt giải Nobel đại ý rằng: Điều quan trọng trong cuộc đời một con người là xác định được đường đi đúng. Và, tôi, người viết bài này phải thêm rằng: Xác định được đường đi đúng chưa đủ. Điều quan trọng hơn nữa là người đi trên con đường đó có đúng hay không. Nếu không tạo lập cho mình một quan điểm gốc đúng đắn, một lập trường tư tưởng đúng đắn hợp quy luật và kiên định với lập trường đó thì con người sẽ giống như một con sâu chiếu rơi từ trên cành cây xuống gốc cây. Muốn bò lên gốc cây nhưng cứ bò được một quãng lại chuyển hướng thì sẽ không bao giờ có thể lên lại được thân cây. Bởi vậy, con người cần có một định hướng đúng và một tư duy thường trực. Có như vậy mới đi đến đích thành công trong cuộc đời, đó là nội dung bài viết muốn chia sẻ...
Theo quy luật của tự nhiên, người viết bài này qua chiêm nghiệm, suy ngẫm muốn khẳng định một điều rằng tất cả sự vật hiện tượng đều có một xuất phát điểm hay đều có một nguồn gốc, và đều cần một cái gốc nhất định cho sự phát triển. Xét từ quy luật của Vũ trụ, cụ thể hơn ở Hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) mà chúng ta đang sống, theo phát hiện của các nhà khoa học, Thái Dương hệ gồm có Mặt Trời và chín hành tinh đó là: Sao Thủy; sao Kim; Quả Đất; sao Hỏa; sao Mộc; sao Thổ (những hành tinh này được phát hiện từ hàng ngàn năm trước); sao Thiên Vương (Uranus – phát hiện năm 1781; sao Hải Vương (Neptune – phát hiện năm 1846); sao Diêm Vương (Pluto - phát hiện năm 1930). Chín hành tinh đó đều quay xung quanh Mặt Trời, đều lấy Mặt Trời làm tâm điểm, làm gốc và quay xung quanh “trục” Mặt Trời đó. Chín hành tinh trở thành vệ tinh của Mặt Trời. Và, mỗi hành tinh lại có vệ tinh riêng quay xung quanh mình. Quả Đất có vệ tinh tự nhiên riêng, duy nhất là Mặt Trăng. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó. Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 vòng nó tự quay quanh trục của chính nó. (Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch). Như vậy Quả Đất vừa “lấy” Mặt Trời vừa “lấy” trục của mình làm tâm điểm cho quỹ đạo của mình. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, “đến lượt mình” lại “lấy” Trái Đất làm tâm điểm cho sự vận động theo quỹ đạo tạo nên các tuần Trăng trong tự nhiên chiếu sáng vào ban đêm cho Quả Đất với chu kỳ một vòng quay quanh Quả Đất là 29,5 ngày… Nói dài dòng như vậy, người viết chỉ muốn khẳng định một điều rằng tất cả các thiên thể của Thái Dương hệ trong Vũ trụ đều có một tâm điểm cho quỹ đạo của mình. Nếu không, các hành tinh sẽ va vào nhau, nổ tung. Hiện tượng này đã trở thành quy luật phổ quát cho các hiện tượng tự nhiên khác: tất cả các sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc và đều “cần” một cái gốc để tồn tại và phát triển như cây có cội, như sông có nguồn... Bởi vậy câu ca xưa của người Việt nghe có vẻ bóng bẩy nhưng đã nói lên một triết lý phổ quát đó:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Nắm được quy luật này, sẽ rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người trong cuộc sống. Có thể thấy sự thật hiển nhiên đó trong đời sống cũng như thể hiện trong văn chương – phương tiện lưu giữ văn hóa. Tùy từng hoàn cảnh, không gian nhất định mà con người sẽ có những quan điểm gốc hay lập trường gốc để có những quyết định, những ứng xử đúng đắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, một điều hiển nhiên là con người ai cũng có cha mẹ, có ông bà, tổ tiên. Không biết điều này, hoặc lãng quên điều này, con người trở thành kẻ thất cước. Theo tôi, chỉ cần thấy được ứng xử của một người đối với cha mẹ, người thân là có thể đánh giá được người đó. Con người có thể lựa chọn nhiều thứ nhưng không thể lựa chọn cha mẹ, anh chị em ruột – đó là sự thật hiển nhiên. Bởi vậy, nếu không kính trọng, yêu quý cha mẹ, anh chị em ruột thì con người đó không xác định được gốc cho tư tưởng, tình cảm, hành động của mình, nên con người đó không đáng… một xu. Vì người ta có thể đánh giá rằng: “ngay cả cha mẹ, anh em ruột của hắn mà còn không sống được thì làm sao hắn có thể sống tốt với bạn bè, với người khác”. Cũng vậy, thật đáng trách và thật tội nghiệp cho những kẻ không biết kính trọng thầy cô giáo của mình hay không có một thầy cô giáo nào để mà kính trọng trong cuộc đời…
Như vậy, từ khi sinh ra, con người phải lấy gia đình làm gốc, nếu lánh xa gia đình, hoặc bất hạnh không có một gia đình, con người khó có thể có một điểm xuất phát cho sự trưởng thành về nhân cách. Quả thực như ông cha ngày xưa đã nói “Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”. Lớn lên, bước vào xã hội, môi trường đầu tiên là nhà trường. Dù vô thức hay ý thức, dù được học hay học được (dĩ nhiên phần lớn là được học), nếu không lấy nhà trường làm trung tâm cho sự vận động để trưởng thành, nghĩa là tích lũy về kiến thức, rèn luyện về nhân cách thì con người sẽ khó có được một sự già dặn, thay vào đó chỉ là già khọm theo thời gian. Cũng như sinh viên đến môi trường đại học không xác định việc học là hàng đầu thì dù có ra trường được sẽ vẫn “thông minh như cũ”. Điều này lý giải vì sao rất nhiều trong thế thệ trẻ hiện nay, đã có những quan điểm sai trong nhận thức cuộc sống, vì họ không xác định quan điểm gốc cho sự vận động trưởng thành của mình. Đặc biệt là thế hệ 9X, rất nhiều người sống “chệch hướng” như báo chí, truyền thông đã phản ánh. Họ giống như những “tiểu vũ trụ”, những “thiên thạch” bay lơ lửng trong không gian “vũ trụ”, phải vận động hay chịu sức hút của các hành tinh khác một cách không tự chủ, va chạm lung tung với các thiên thạch khác, với các hành tinh khác. Khiến cho đến khi lớn hơn một tí, nhìn lại mình, tìm lại được một cái tâm, cái gốc cho mình thì đã sứt mẻ hết, mang theo mình đầy những “vết thương” mà… thời gian cũng khó chữa khỏi… Ở đây cũng cần nói đến vai trò của gia đình – phải tạo lực hút cho những “tiểu vũ trụ” trong những hoàn cảnh cần thiết trong quỹ đạo cuộc đời. Cũng như đối với nhà trường, đối với mỗi giáo viên nếu không xác định quan điểm gốc rằng phải đặt lợi ích của sinh viên lên hàng đầu thì sẽ khó có thể có được một sản phẩm đào tạo tốt đẹp.
Từ thực tiễn, rõ ràng “con người là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội”. Càng lớn lên, con người càng có thêm nhiều mối quan hệ, nhiều sự va chạm. Nhưng giai đoạn tuổi trẻ, nhân sinh quan còn ở “tính tương cận” nên rất ít người xác định được cho mình một hướng đi đúng, một lý tưởng đúng, một cái gốc trong tình cảm, tư tưởng. Cho nên những va chạm của các mối quan hệ sẽ có thể đẩy họ ra xa những trục gốc, xa gia đình, xa lý tưởng, có những quyết định sai lầm. Đó là một thực tế. Bởi vậy tôi rất tâm đắc với một ai đó đã nói rất đúng đại ý rằng: sự nghiệp của con người trưởng thành trong bão táp, còn tính cách con người lại trưởng thành trong tĩnh lặng. Sự nghiệp thể hiện trí tuệ, bản lĩnh; tính cách là thể hiện một phần nhân cách. Trí tuệ và nhân cách phải là một khối thống nhất trong một con người. Nếu phát triển không đồng đều, người đó chỉ là một sản phẩm què quặt của xã hội. Đã có rất nhiều người muốn chứng minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của mình và đã lao vào con đường làm giàu, có khi con đường đó dẫn anh ta xa lý tưởng, quan điểm gốc ban đầu. Đó cũng là một thực tế. Bởi vậy, con người trong cuộc sống cần có những điểm dừng để nhìn nhận, đánh giá lại. Nếu không cũng giống như con tàu càng ngày càng xa ngọn hải đăng. Thật là một điều đáng tiếc…
*
* *
* *
Đúng như Marx nói: Mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định. Từ đó, trong mỗi hoàn cảnh con người sẽ có những quyết định cho sự lựa chọn phương châm sống của mình. Điều này thể hiện rất rõ trong quan niệm dân gian qua ca dao, tục ngữ xưa: trong không gian làng xóm, nhân dân quan niệm: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Nhưng trong mối quan hệ thân tộc, lại quan niệm: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đó là do lập trường, quan điểm trong những không gian, thời gian nhất định. Bởi vậy tôi đồ rằng câu: Anh em ai đầy nồi nấy - Vợ chồng cày cấy nuôi nhau chỉ là một quan niệm nhất thời trong quan hệ anh em. Chứ cái gốc của văn hóa Việt phải là: Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần trong cái chung: Lá lành đùm lá rách – Lá rách ít đùm lá rách nhiều và Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Bởi văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước, mà bản chất của cái nghề nông nghiệp lúa nước không thể sống “đèn nhà ai nhà ấy rạng” được, mà phải “tối lửa tắt đèn có nhau” để hợp sức tập thể đối phó với thiên tai, địch họa. Phải thấy rằng người dân Việt Nam rất coi trọng tình cảm, đặt nặng tinh thần. Hay nói đúng hơn, nhân dân ta coi trọng vật chất, nhưng còn coi trọng tinh thần hơn. Người Việt nói “Chẳng thà chết đi thì thôi/ Sống rồi có lúc no xôi, chán chè”, nhưng lại nói “Thà ăn bắp họp đông vui/ Còn hơn giàu có mồ côi một mình” hoặc “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nhân dân ta ca ngợi cảnh “Cơm trắng ăn với chả chim/ Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”, nhưng đặc biệt chia sẻ niềm vui một cách lãng mạn với cảnh “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Nhân ta coi linh hồn cao hơn thể xác. Đó là quan niệm sống xuyên suốt hàng ngàn năm của dân tộc. Chính nhờ quan điểm này đã ăn sâu vào trong tâm thức dân tộc Việt Nam, cùng với văn hóa làng xã, góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc, không bị một ngàn năm Bắc thuộc đồng hóa…
*
* *
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã cho thấy có những sự lựa chọn đúng đắn khi dựa trên quan điểm gốc của những cá nhân, cộng đồng dân tộc: lợi ích của đất nước, của nhân dân. Năm 1075, nhà Tống dưới sự cầm quyền chính của Vương An Thạch chuẩn bị quân để kéo xuống phía Nam “làm cỏ” Đại Việt. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt phân tích thế và lực của quân dân Đại Việt với quân Tống, ông đã đưa ra một quyết định đúng đắn “tiên hạ thủ vi cường” tiến đánh quân Tống tại Liêm Châu, Khâm Châu và Ung Châu để giành thắng lợi, chặn đứng âm mưu, dã tâm xâm lược Đại Việt của quân Tống.
Khi quân Nguyên Mông xâm chiếm Đại Việt, Trần Quốc Tuấn đã “dụ chư tì tướng” của mình, đặt họ trước hai lựa chọn: Đầu hàng giặc thì “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?” và chiến đấu để chiến thắng thì “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?”. Điều đó đã đem lại cho tướng sĩ của ông một sự quyết định đúng đắn cuối cùng cùng với toàn thể quân dân nhà Trần là “Quyết đánh!”. Chính quan điểm khích lệ tướng sĩ lấy tông miếu xã tắc làm trọng, lấy sự bình yên của đất nước làm đầu đó đã đem đến chiến thắng rực rỡ của quân dân nhà Trần trước thế giặc Nguyên Mông hùng mạnh.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước kẻ thù mới trang bị vũ khí tàu đồng, súng thiếc tối tân, hiện đại nhưng với quan niệm sống vì nghĩa, vì đất nước, các nhà nho đã “vì nghĩa tấm thân đã trải, nên hư nào nại”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể họ biết hành động của mình rồi sẽ thất bại, nhưng các nhà nho yêu nước đã lấy quan niệm vì nghĩa, vì nước làm gốc nên đi đến quyết định cho hành động của mình một cách rạch ròi. Chính quan điểm gốc đó đã giúp tạo nên những nhân cách cao cả lưu danh cho hậu thế.
Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh chỉ canh cánh trong lòng một điều là làm sao để giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho đồng bào mình. Đó là kim chỉ nam, là cái gốc tư tưởng cho mọi hành động của Người. Chính Hồ Chí Minh đã nói câu nói nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói đó chỉ có thể là hệ quả của một cái tâm luôn hướng tới tự do của dân tộc, độc lập của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Định hướng đó luôn thường trực trong tâm hồn Người và đã, sẽ là kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam…
*
* *
* *
Như vậy trong ứng xử hàng ngày cũng như trong cuộc sống, mỗi người cần có một lập trường tư tưởng vững vàng để xác định con đường cho mình. Chỉ có thể như vậy thì con người mới không trở thành những hạt proton trong môi trường chân không trôi nổi, vô định, “như những kẻ thất cước” (lời của Hoài Thanh). Nhà văn Cao Hành Kiện có câu nói nổi tiếng trong Linh Sơn – tác phẩm nổi tiếng giúp ông đoạt giải Nobel đại ý rằng: Điều quan trọng trong cuộc đời một con người là xác định được đường đi đúng. Và, tôi, người viết bài này phải thêm rằng: Xác định được đường đi đúng chưa đủ. Điều quan trọng hơn nữa là người đi trên con đường đó có đúng hay không. Nếu không tạo lập cho mình một quan điểm gốc đúng đắn, một lập trường tư tưởng đúng đắn hợp quy luật và kiên định với lập trường đó thì con người sẽ giống như một con sâu chiếu rơi từ trên cành cây xuống gốc cây. Muốn bò lên gốc cây nhưng cứ bò được một quãng lại chuyển hướng thì sẽ không bao giờ có thể lên lại được thân cây. Bởi vậy, con người cần có một định hướng đúng và một tư duy thường trực. Có như vậy mới đi đến đích thành công trong cuộc đời, đó là nội dung bài viết muốn chia sẻ...
Nguyễn Cảnh Chương