Lần đầu tiên, các trường đại học trong nước có một lớp học dành riêng cho người khiếm thị. Đó là lớp Tin học văn phòng cho người khiếm thị, thuộc Trường ĐH Văn Lang TPHCM, do thầy Trần Bá Thiện đảm nhiệm.
Thầy Trần Bá Thiện có nhiều đóng góp cho người khiếm thị tiếp cận tin học.
Giáo án đặc biệt
Dự án “Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật”, do Trường ĐH Văn Lang phối hợp với CRS (một tổ chức cứu trợ và phát triển) ra đời, thầy Trần Bá Thiện (trước đây vốn là Hiệp sĩ Công nghệ thông tin) được mời phụ trách. Nhiệm vụ của thầy là dạy kiến thức cơ bản của tin học văn phòng như Windows, Word, Excel, Internet cho sinh viên khiếm thị trong thời lượng 120 tiết một khóa. So với chuẩn chứng chỉ A Tin học cho người sáng mắt (75 tiết) thì chương trình học của sinh viên khiếm thị nặng hơn nhiều.
Để soạn giáo án cho sinh viên, thầy Trần Bá Thiện phải chạy đua, vừa soạn vừa dạy. Thầy mạnh dạn tổng hợp, dịch những tài liệu tin học cho người khiếm thị từ nguồn khác nhau của tổ chức SIDA (Thụy Điển), Hadley School (Mỹ), Onnet (Mỹ, Nhật)… Thầy Thiện cho biết: “Tôi phải cập nhật và điều chỉnh kiến thức phù hợp cho các em. Các giáo trình quốc tế luôn có sự khác biệt.
Ví dụ, phần mềm Excel ở Mỹ ưu tiên giúp người mù tính toán trong công việc Kế toán doanh nghiệp, còn ở Việt Nam phần mềm này chủ yếu để giúp người mù quản lý điểm (nếu làm giáo viên), cơ sở kinh tế của mình (nếu làm kinh doanh)... Do vậy, không thể dịch tài liệu một cách nguyên xi mà cần linh động”. Giáo án thầy soạn ra không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn hướng dẫn cho các bạn sinh viên khiếm thị có thể soạn văn bản, làm đơn từ, tính toán bằng phần mềm không khác gì người sáng.
Thầy Trần Bá Thiện và sinh viên trong lễ tốt nghiệp.
Phương pháp học cũng lạ
Khó khăn đầu tiên thầy Thiện phải đương đầu là làm sao các bạn khiếm thị có thể “quan sát” được màn hình? Để giải quyết, thầy nhờ đến JAWS (Job Access With Speech - phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị mạnh nhất thế giới hiện nay) để sinh viên làm quen với những công cụ điều khiển máy tính. Tuy nhiên, giao diện của JAWS bằng tiếng Anh nên đòi hỏi các sinh viên khiếm thị phải có một khả năng nghe tiếng Anh nhất định. Sử dụng JAWS, các bạn sinh viên còn có thể phân biệt được màu sắc.
Khó khăn thứ hai với thầy Thiện là làm sao giúp sinh viên khiếm thị trình bày văn bản như người sáng. Đây là một điều hết sức trừu tượng, dễ dẫn đến tình trạng nói trước quên sau. Nhưng bằng phương pháp xoắn ốc của thầy Thiện, các bạn sinh viên đã nhớ được cách trình bày một văn bản hoàn chỉnh.
“Lúc đầu các bạn chỉ làm một cách máy móc mà không hiểu. Nhưng sau đó, các bạn thành thạo và hiểu rõ hơn khi bài giảng đi sâu và nhắc lại nhiều lần” - thầy Thiện chia sẻ.
Khi những văn bản đầu tiên ra đời, tuy không đẹp như do người sáng thực hiện, nhưng vẫn đầy đủ và rõ ràng. Giờ đây, các bạn đã tự “thực hành” luôn các mẫu văn bản thông dụng rất hữu ích đối với người khiếm thị như đơn nhập học, báo cáo gởi Hội Người mù…
Sau mỗi khóa học ba tháng, sinh viên khiếm thị sẽ được sát hạch và cấp bằng tin học văn phòng tương đương với chứng chỉ A Tin học của người sáng. Đến nay, đã có hai lớp “Tin học văn phòng cho người khiếm thị” tốt nghiệp, với hơn 30 bạn và đang tiếp tục khóa thứ ba. Đây được coi là bằng Tin học đầu tiên và duy nhất cho sinh viên khiếm thị. Theo thầy Thiện, việc mở lớp lấy chứng chỉ B cho sinh viên khiếm thị là chuyện hết sức khó khăn, từ phía nhu cầu người học, người dạy, giáo án. Nhưng, trong những buổi học, thầy Thiện cố gắng truyền niềm say mê của mình cho sinh viên để các bạn tiếp tục tự học Tin học trên các diễn đàn sau khi lấy bằng.
“Trong giờ giảng, có những điều tôi hướng dẫn các bạn sinh viên. Nhưng các bạn cũng chỉ lại cho tôi rất nhiều thủ thuật Tin học hay và thiết thực. Có lẽ, dạy và học với chúng tôi cũng là một cách chia sẻ cuộc sống” - thầy Thiện tâm sự. Có lẽ, đến đây thì các bạn đã nhận ra, thầy Thiện cũng là một người khiếm thị.
Thầy Trần Bá Thiện có nhiều đóng góp cho người khiếm thị tiếp cận tin học.
Dự án “Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật”, do Trường ĐH Văn Lang phối hợp với CRS (một tổ chức cứu trợ và phát triển) ra đời, thầy Trần Bá Thiện (trước đây vốn là Hiệp sĩ Công nghệ thông tin) được mời phụ trách. Nhiệm vụ của thầy là dạy kiến thức cơ bản của tin học văn phòng như Windows, Word, Excel, Internet cho sinh viên khiếm thị trong thời lượng 120 tiết một khóa. So với chuẩn chứng chỉ A Tin học cho người sáng mắt (75 tiết) thì chương trình học của sinh viên khiếm thị nặng hơn nhiều.
Để soạn giáo án cho sinh viên, thầy Trần Bá Thiện phải chạy đua, vừa soạn vừa dạy. Thầy mạnh dạn tổng hợp, dịch những tài liệu tin học cho người khiếm thị từ nguồn khác nhau của tổ chức SIDA (Thụy Điển), Hadley School (Mỹ), Onnet (Mỹ, Nhật)… Thầy Thiện cho biết: “Tôi phải cập nhật và điều chỉnh kiến thức phù hợp cho các em. Các giáo trình quốc tế luôn có sự khác biệt.
Ví dụ, phần mềm Excel ở Mỹ ưu tiên giúp người mù tính toán trong công việc Kế toán doanh nghiệp, còn ở Việt Nam phần mềm này chủ yếu để giúp người mù quản lý điểm (nếu làm giáo viên), cơ sở kinh tế của mình (nếu làm kinh doanh)... Do vậy, không thể dịch tài liệu một cách nguyên xi mà cần linh động”. Giáo án thầy soạn ra không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn hướng dẫn cho các bạn sinh viên khiếm thị có thể soạn văn bản, làm đơn từ, tính toán bằng phần mềm không khác gì người sáng.
Thầy Trần Bá Thiện và sinh viên trong lễ tốt nghiệp.
Khó khăn đầu tiên thầy Thiện phải đương đầu là làm sao các bạn khiếm thị có thể “quan sát” được màn hình? Để giải quyết, thầy nhờ đến JAWS (Job Access With Speech - phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị mạnh nhất thế giới hiện nay) để sinh viên làm quen với những công cụ điều khiển máy tính. Tuy nhiên, giao diện của JAWS bằng tiếng Anh nên đòi hỏi các sinh viên khiếm thị phải có một khả năng nghe tiếng Anh nhất định. Sử dụng JAWS, các bạn sinh viên còn có thể phân biệt được màu sắc.
Khó khăn thứ hai với thầy Thiện là làm sao giúp sinh viên khiếm thị trình bày văn bản như người sáng. Đây là một điều hết sức trừu tượng, dễ dẫn đến tình trạng nói trước quên sau. Nhưng bằng phương pháp xoắn ốc của thầy Thiện, các bạn sinh viên đã nhớ được cách trình bày một văn bản hoàn chỉnh.
“Lúc đầu các bạn chỉ làm một cách máy móc mà không hiểu. Nhưng sau đó, các bạn thành thạo và hiểu rõ hơn khi bài giảng đi sâu và nhắc lại nhiều lần” - thầy Thiện chia sẻ.
Khi những văn bản đầu tiên ra đời, tuy không đẹp như do người sáng thực hiện, nhưng vẫn đầy đủ và rõ ràng. Giờ đây, các bạn đã tự “thực hành” luôn các mẫu văn bản thông dụng rất hữu ích đối với người khiếm thị như đơn nhập học, báo cáo gởi Hội Người mù…
Sau mỗi khóa học ba tháng, sinh viên khiếm thị sẽ được sát hạch và cấp bằng tin học văn phòng tương đương với chứng chỉ A Tin học của người sáng. Đến nay, đã có hai lớp “Tin học văn phòng cho người khiếm thị” tốt nghiệp, với hơn 30 bạn và đang tiếp tục khóa thứ ba. Đây được coi là bằng Tin học đầu tiên và duy nhất cho sinh viên khiếm thị. Theo thầy Thiện, việc mở lớp lấy chứng chỉ B cho sinh viên khiếm thị là chuyện hết sức khó khăn, từ phía nhu cầu người học, người dạy, giáo án. Nhưng, trong những buổi học, thầy Thiện cố gắng truyền niềm say mê của mình cho sinh viên để các bạn tiếp tục tự học Tin học trên các diễn đàn sau khi lấy bằng.
“Trong giờ giảng, có những điều tôi hướng dẫn các bạn sinh viên. Nhưng các bạn cũng chỉ lại cho tôi rất nhiều thủ thuật Tin học hay và thiết thực. Có lẽ, dạy và học với chúng tôi cũng là một cách chia sẻ cuộc sống” - thầy Thiện tâm sự. Có lẽ, đến đây thì các bạn đã nhận ra, thầy Thiện cũng là một người khiếm thị.
Giáo án của thầy Trần Bá Thiện được cộng đồng người khiếm thị trên mạng download và sử dụng miễn phí dưới dạng audio. Để chuyển giáo án từ dạng text sang audio, phải thu âm. Để cho người khiếm thị 3 miền có thể nghe và hiểu giáo án, thầy phải nhờ các bạn sinh viên tình nguyện thu nhiều bản audio với các giọng đọc khác nhau. Thầy Thiện đã được phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin” năm 2004, nhờ những đóng góp cho cộng đồng người khiếm thị.
Theo Dân trí.