từng ấy năm đọc báo hoa học trò mình chỉ thích mỗi câu chuyện này, một chút vui vui, một chút buồn buồn, một chút trẻ con, một chút mới lớn, một chút, một chút:59:
Lời xin lỗi nho nhỏ
Tự dưng Trâm đi ngang qua tôi trên phố đông người, thản nhiên không hề biết. Tôi hơi ngỡ ngàng và chưa kịp biết nên làm gì, thì tự dưng cứ guồng chân đạp đuổi theo. Thật lạ, như hai đầu nam châm trái dấu, Trâm đi trước, tôi theo sau, khoảng cách gần gần xa xa nhưng không sao chạm vào nhau được. Cuộc rượt đuổi âm thầm trên phố, mà tôi không biết vì sao.
***
Xin đừng vội nghĩ đây là mở đầu hoặc kết thúc của một chuyện tình, dù, ừ, có thể theo một cách nào đó, sự thật cũng không khác biệt mấy, Nếu bạn coi những mẩu tình củm tí hin có “tuổi thọ” tính bằng tuần là tình yêu đích thực thì đây hẳn là câu chuyện dành cho bạn, còn không thì đừng đọc thêm nữa làm gì.
Tôi nghĩ vẫn vơ rất nhiều những vế “nếu thì” như thế dọc con đường đi, vừa lái xe vừa hồi tưởng lại mẩu tình của mình. Câu chuyện bắt đầu từ hôm ấy…
***
- Ấy thích tớ à? – Trâm vừa lúc lắc hai bím tóc với cái mai hỉ nhi ngắn cũn cỡn xoà trên trán, vẻ mặt tò mò thật sự. Mặt Trân tròn tròn, mắt Trâm mở ra to to ( bình thường đôi măt ấy chỉ to … bình thường thôi, không phải kiểu mắt đen lay láy như mấy nàng tiểu thư trong truyện tranh, nhưng bây giờ chắc Trân đang cố… quyến rũ tôi nên mới long lanh như thế).
Tôi nghĩ ngợi trong giây lát, cái sự cân nhắc rất đơn giản thôi ấy mà, rồi lắc đầu:
- Không!
- Không à?
Trâm ngẩn ra. Rồi sẵn cái bút mực trong tay, Trân bặm môi vung một cái. Mực bắn tung toé, dính hết vào mặt, vào áo tôi. Tôi cũng nổi điên lên , chộp ngay quyển vở của Trâm trên bàn xé cái roạt. Roạt roạt! Chà, thật khó mà nói chuyện bằng lí lẽ khi người ta mới 8 tuổi lắm!
Đèn đỏ, chỉ dừng xe cách nhau 5m thôi mà Trâm không nhìn sang phía tôi, trong tay Trâm cũng không có cây bút mực nào cả. Ai lại cầm bút mực đi trên đường kia chứ! Nhưng mà này, đã có ai dùng bút mực làm vũ khí như cô bạn nhỏ của tôi chưa?
- Em thưa cô!
- Gì thế Trâm?
- Cô cho em đổi chỗ ạ!
Cả lớp đổ dồn mắt nhìn về bàn của tôi và Trâm. Cánh tay của Trâm vẫn giơ lên cương quyết, gần như một kiểu đe doạ “Đổi chỗ hay chết (đứng)” Máu nóng của tôi dồn lên mặt . Cô giáo hơi lưỡng lự trước đề nghị bất ngờ này, còn bạn bè thì xôn xao vì từ trước đến nay chúng nó vẫn nghĩ bọn tôi là một đôi rồi. Đôi kiểu đôi bạn cùng chiến ấy mà, từ cấp một tới giờ luôn kè kè bên nhau! Thế mà bây giờ Trâm phũ phàng làm bẽ mặt tôi trước bàn dân thiên hạ thế này, hỏi làm sao tôi không điên tiết! Đồ con gái chấp nhặt, tôi chỉ mới quên trực nhật mấy lần chứ gì mà to tát! Tức khí, tôi lắng lặng kéo dịch cái băng ghế đôi sang phía mình để khi Trâm ngồi xuống thì mông là điểm tiếp đất đầu tiên. Cái tiếng “oạch” đó thật là định mệnh, nó chứng kiến lời thề ” sinh ly tử biệt” chúng tôi tặng cho nhau để đánh dấu cho những ngày cuối cùng của tuổi 13.
Hết đèn đỏ. Gần 2 phút đứng nhìn Trân giữa ánh nắng gay gắt khiến tôi hơi chói mắt, nhưng vẫn cố nhìn. Mối tình đầu trong vắt của tôi đó, vị tình cảm nửa ngọt ngào, nửa đăng đắng như cốc trà sữa mà người ta chỉ dám nhâm nhi từng chút, từng chút một. Tóc Trâm dài, ép, tỉa, uốn, nhuộm đủ cả, nhưng lúc nào cũng dài đến quá vai như cái hồi còn hai bím lúc lắc giống con bò vàng(đừng nói với Trâm là đã có lúc tôi ví Trâm như thế nhé). Mắt Trâm nheo nheo, cái mũ chun chun mà đã mấy lần tôi véo đến ngạt thở, phải la oai oái. Kỷ niệm đau thương và cảm động gợi lên nhẹ nhàng, như hồi nào ý nhỉ, một cánh đồng lạnh như căm, Trâm đã đánh tôi đến gãy cả thước kẻ chị thằng Minh mang từ Pháp về (thế mới bết công lực của Trâm thâm hậu!), rồi phải đền nó 20 nghìn. Hay như hôm thực hành mổ ếch năm lớp 8, tôi để nguyên cái sản phẩm tim còn đập thoi thóp ấy xuống ngăn bàn, để lúc tan học Trâm theo thói quen quờ tay vào tìm mũ thì… Hay tội ác thước kẻ là hậu quả trực tiếp sau điểm 10 Sinh của tôi nhỉ? Thời gian trôi qua rồi chẳng sao nhớ được, chỉ mang máng cái cảm giác nóng nảy xen lẫn buồn cười của tôi, một thằng bé ngờ nghệch kêu căng mà thôi…
Lên cấp 3, run rủi sao chúng tôi vẫn cùng lớp, cùng trường. Lớn có khác, dậy thì có khác, Trân “đổ đốn” hẳn, chuyển sang thần tượng mấy anh trai khối trên “hát hay múa đẹp”. Trâm cũng ra dáng hơn nhiều so với cái thằng tôi cẳng gà (cái thằng cẳng gà mà chỉ 2 năm sau Trâm có muốn gõ đầu cũng với không tới), tính khí thì thất thường hơn xưa nhiều. Tôi cười tự hỏi ngoài mình có ai chịu được cái tính ngang ngược kia, thế mà niểm an ủi đó không khiến tôi bớt tức giận mỗi lần thất Trâm hét như một con hâm vì một anh múa đẹp vừa lượn lờ trước cửa lớp. Đến 18 tuổi, chúng tôi dần xa nhau. Mãi.
- Mày như điên!
- Mày sĩ diện!
Câu đầu của tôi, câu sau của Trâm. Đoạn hội thoại không thể giãn lược thêm kết thúc ngắn gọn 12 năm nhìn mặt nhau hằng ngày của hai đứa, dứt khoát và chát xít. Thực ra còn một đoạn nữa phía trước: Tôi tự dưng thấy tập photo đề cương thi tốt nghiệp trong cặp, nét chữ của Trâm, tôi định cảm ơn thì lúc ấy Trâm đang khóc sướt mướt với bọn cùng lớp. Nhìn Trâm, tôi cũng thấy bùi ngùi, định xin lỗi tỗng thể 12 năm qua, nhưng cái lúc chỉ còn hai đứa thu dọn bàn thì mặt Trâm nặng trịch. Khó khăn lắm tôi mới mở lời được hai từ “Xin lỗi” (dù nhỏ thôi) thì Trâm càu nhàu: “Lầm bầm cái gì đây!” Thế là lại cáu loạn. Lại: “Mày như điên” và “Mày sĩ diện”. Rồi thôi.
Con đường đã hết. Trâm dã rẽ vào cái ngỏ nhỏ xíu đi về nhà, cái ngõ mà nếu tôi theo vào thì Trâm sẽ biết ngay. Tôi đành dừng lại, quay xe đi, nhìn những vệt nắng to vàng hun chảy nhựa đường. Thôi chào 12 năm, chào cô bạn nhỏ, chào những ngốc nghếch kiêu căng tuổi thơ. Sắp lớn thật rồi, sắp chẳng còn ngốc nghếch được nữa đâu mà… Lần gặp tới (nếu có) của hai đứa biết đâu sẽ khác…
***
Cậu ấy đã quay xe về rồi. Không bao giờ đi hết con đường mà 12 năm qua vẫn còn dở dang… Không đuổi theo, không xuất hiện . Không bao giờ gật đầu nói “Có” với tình cảm của mình. Không bao giờ năn nỉ “Đừng” dù thật lòng rất muốn. Không bao giờ thôi trẻ con. Và không bao giờ xin lỗi…
À, có một lần xin lỗi. Mình đã chờ đợi bao nhiêu lâu chỉ một câu xin lỗi ấy thôi, nhưng cậu ấy nói nhỏ xíu. Thế nên mình vặn vẹo, chỉ để được nghe một lời xin lỗi to hơn, đàng hoàng hơn. Mà chẳng được. Thôi đành vậy, chào 12 năm, chào cậu bạn – chào mình, hai đứa lớn mà chưa lớn, chào những ngốc nghếch kiêu căng tuổi thơ. Sắp lớn thật rồi, sắp chẳng còn ngốc nghếch được nữa đâu mà… Lần gặp tới (nếu có) của hai đứa, biết đâu sẽ khác…
(HHT 718)
Lời xin lỗi nho nhỏ
Tự dưng Trâm đi ngang qua tôi trên phố đông người, thản nhiên không hề biết. Tôi hơi ngỡ ngàng và chưa kịp biết nên làm gì, thì tự dưng cứ guồng chân đạp đuổi theo. Thật lạ, như hai đầu nam châm trái dấu, Trâm đi trước, tôi theo sau, khoảng cách gần gần xa xa nhưng không sao chạm vào nhau được. Cuộc rượt đuổi âm thầm trên phố, mà tôi không biết vì sao.
***
Xin đừng vội nghĩ đây là mở đầu hoặc kết thúc của một chuyện tình, dù, ừ, có thể theo một cách nào đó, sự thật cũng không khác biệt mấy, Nếu bạn coi những mẩu tình củm tí hin có “tuổi thọ” tính bằng tuần là tình yêu đích thực thì đây hẳn là câu chuyện dành cho bạn, còn không thì đừng đọc thêm nữa làm gì.
Tôi nghĩ vẫn vơ rất nhiều những vế “nếu thì” như thế dọc con đường đi, vừa lái xe vừa hồi tưởng lại mẩu tình của mình. Câu chuyện bắt đầu từ hôm ấy…
***
- Ấy thích tớ à? – Trâm vừa lúc lắc hai bím tóc với cái mai hỉ nhi ngắn cũn cỡn xoà trên trán, vẻ mặt tò mò thật sự. Mặt Trân tròn tròn, mắt Trâm mở ra to to ( bình thường đôi măt ấy chỉ to … bình thường thôi, không phải kiểu mắt đen lay láy như mấy nàng tiểu thư trong truyện tranh, nhưng bây giờ chắc Trân đang cố… quyến rũ tôi nên mới long lanh như thế).
Tôi nghĩ ngợi trong giây lát, cái sự cân nhắc rất đơn giản thôi ấy mà, rồi lắc đầu:
- Không!
- Không à?
Trâm ngẩn ra. Rồi sẵn cái bút mực trong tay, Trân bặm môi vung một cái. Mực bắn tung toé, dính hết vào mặt, vào áo tôi. Tôi cũng nổi điên lên , chộp ngay quyển vở của Trâm trên bàn xé cái roạt. Roạt roạt! Chà, thật khó mà nói chuyện bằng lí lẽ khi người ta mới 8 tuổi lắm!
Đèn đỏ, chỉ dừng xe cách nhau 5m thôi mà Trâm không nhìn sang phía tôi, trong tay Trâm cũng không có cây bút mực nào cả. Ai lại cầm bút mực đi trên đường kia chứ! Nhưng mà này, đã có ai dùng bút mực làm vũ khí như cô bạn nhỏ của tôi chưa?
- Em thưa cô!
- Gì thế Trâm?
- Cô cho em đổi chỗ ạ!
Cả lớp đổ dồn mắt nhìn về bàn của tôi và Trâm. Cánh tay của Trâm vẫn giơ lên cương quyết, gần như một kiểu đe doạ “Đổi chỗ hay chết (đứng)” Máu nóng của tôi dồn lên mặt . Cô giáo hơi lưỡng lự trước đề nghị bất ngờ này, còn bạn bè thì xôn xao vì từ trước đến nay chúng nó vẫn nghĩ bọn tôi là một đôi rồi. Đôi kiểu đôi bạn cùng chiến ấy mà, từ cấp một tới giờ luôn kè kè bên nhau! Thế mà bây giờ Trâm phũ phàng làm bẽ mặt tôi trước bàn dân thiên hạ thế này, hỏi làm sao tôi không điên tiết! Đồ con gái chấp nhặt, tôi chỉ mới quên trực nhật mấy lần chứ gì mà to tát! Tức khí, tôi lắng lặng kéo dịch cái băng ghế đôi sang phía mình để khi Trâm ngồi xuống thì mông là điểm tiếp đất đầu tiên. Cái tiếng “oạch” đó thật là định mệnh, nó chứng kiến lời thề ” sinh ly tử biệt” chúng tôi tặng cho nhau để đánh dấu cho những ngày cuối cùng của tuổi 13.
Hết đèn đỏ. Gần 2 phút đứng nhìn Trân giữa ánh nắng gay gắt khiến tôi hơi chói mắt, nhưng vẫn cố nhìn. Mối tình đầu trong vắt của tôi đó, vị tình cảm nửa ngọt ngào, nửa đăng đắng như cốc trà sữa mà người ta chỉ dám nhâm nhi từng chút, từng chút một. Tóc Trâm dài, ép, tỉa, uốn, nhuộm đủ cả, nhưng lúc nào cũng dài đến quá vai như cái hồi còn hai bím lúc lắc giống con bò vàng(đừng nói với Trâm là đã có lúc tôi ví Trâm như thế nhé). Mắt Trâm nheo nheo, cái mũ chun chun mà đã mấy lần tôi véo đến ngạt thở, phải la oai oái. Kỷ niệm đau thương và cảm động gợi lên nhẹ nhàng, như hồi nào ý nhỉ, một cánh đồng lạnh như căm, Trâm đã đánh tôi đến gãy cả thước kẻ chị thằng Minh mang từ Pháp về (thế mới bết công lực của Trâm thâm hậu!), rồi phải đền nó 20 nghìn. Hay như hôm thực hành mổ ếch năm lớp 8, tôi để nguyên cái sản phẩm tim còn đập thoi thóp ấy xuống ngăn bàn, để lúc tan học Trâm theo thói quen quờ tay vào tìm mũ thì… Hay tội ác thước kẻ là hậu quả trực tiếp sau điểm 10 Sinh của tôi nhỉ? Thời gian trôi qua rồi chẳng sao nhớ được, chỉ mang máng cái cảm giác nóng nảy xen lẫn buồn cười của tôi, một thằng bé ngờ nghệch kêu căng mà thôi…
Lên cấp 3, run rủi sao chúng tôi vẫn cùng lớp, cùng trường. Lớn có khác, dậy thì có khác, Trân “đổ đốn” hẳn, chuyển sang thần tượng mấy anh trai khối trên “hát hay múa đẹp”. Trâm cũng ra dáng hơn nhiều so với cái thằng tôi cẳng gà (cái thằng cẳng gà mà chỉ 2 năm sau Trâm có muốn gõ đầu cũng với không tới), tính khí thì thất thường hơn xưa nhiều. Tôi cười tự hỏi ngoài mình có ai chịu được cái tính ngang ngược kia, thế mà niểm an ủi đó không khiến tôi bớt tức giận mỗi lần thất Trâm hét như một con hâm vì một anh múa đẹp vừa lượn lờ trước cửa lớp. Đến 18 tuổi, chúng tôi dần xa nhau. Mãi.
- Mày như điên!
- Mày sĩ diện!
Câu đầu của tôi, câu sau của Trâm. Đoạn hội thoại không thể giãn lược thêm kết thúc ngắn gọn 12 năm nhìn mặt nhau hằng ngày của hai đứa, dứt khoát và chát xít. Thực ra còn một đoạn nữa phía trước: Tôi tự dưng thấy tập photo đề cương thi tốt nghiệp trong cặp, nét chữ của Trâm, tôi định cảm ơn thì lúc ấy Trâm đang khóc sướt mướt với bọn cùng lớp. Nhìn Trâm, tôi cũng thấy bùi ngùi, định xin lỗi tỗng thể 12 năm qua, nhưng cái lúc chỉ còn hai đứa thu dọn bàn thì mặt Trâm nặng trịch. Khó khăn lắm tôi mới mở lời được hai từ “Xin lỗi” (dù nhỏ thôi) thì Trâm càu nhàu: “Lầm bầm cái gì đây!” Thế là lại cáu loạn. Lại: “Mày như điên” và “Mày sĩ diện”. Rồi thôi.
Con đường đã hết. Trâm dã rẽ vào cái ngỏ nhỏ xíu đi về nhà, cái ngõ mà nếu tôi theo vào thì Trâm sẽ biết ngay. Tôi đành dừng lại, quay xe đi, nhìn những vệt nắng to vàng hun chảy nhựa đường. Thôi chào 12 năm, chào cô bạn nhỏ, chào những ngốc nghếch kiêu căng tuổi thơ. Sắp lớn thật rồi, sắp chẳng còn ngốc nghếch được nữa đâu mà… Lần gặp tới (nếu có) của hai đứa biết đâu sẽ khác…
***
Cậu ấy đã quay xe về rồi. Không bao giờ đi hết con đường mà 12 năm qua vẫn còn dở dang… Không đuổi theo, không xuất hiện . Không bao giờ gật đầu nói “Có” với tình cảm của mình. Không bao giờ năn nỉ “Đừng” dù thật lòng rất muốn. Không bao giờ thôi trẻ con. Và không bao giờ xin lỗi…
À, có một lần xin lỗi. Mình đã chờ đợi bao nhiêu lâu chỉ một câu xin lỗi ấy thôi, nhưng cậu ấy nói nhỏ xíu. Thế nên mình vặn vẹo, chỉ để được nghe một lời xin lỗi to hơn, đàng hoàng hơn. Mà chẳng được. Thôi đành vậy, chào 12 năm, chào cậu bạn – chào mình, hai đứa lớn mà chưa lớn, chào những ngốc nghếch kiêu căng tuổi thơ. Sắp lớn thật rồi, sắp chẳng còn ngốc nghếch được nữa đâu mà… Lần gặp tới (nếu có) của hai đứa, biết đâu sẽ khác…
(HHT 718)