1. Tôi có một bà chị, chính xác là hai, nhưng cứ đề cập đến một đi đã. (Ui, một đã là... quá nhiều!!!) Số là từ hồi lên cấp 3, tôi đỗ trường chuyên và lên thành phố học, bà chị tôi lúc đó đang học năm thứ 2 Đại học. Và thế là nghiễm nhiên, 2 chị em về “góp gạo thổi cơm chung". Ngày 2 chị em đoàn tụ, bố mẹ mừng vui, chị em hớn hở, ríu rít đi sắm sửa bao nhiêu thứ trong nhà, cho một cuộc sống "có chị có em"
Nhưng than ôi, cái "hạnh phúc mong manh" ấy chỉ đến và trú ngụ trong căn phòng trọ của chúng tôi chưa đầy ba tháng. Tôi nhận ra tôi là mặt trăng, còn bà ấy là mặt trời. Bắt đầu là những mâu thuẫn "nho nhỏ như con thỏ", kiểu:
- Bật đèn bàn mà học, mày để bóng neong chị không ngủ được. (Nhưng khổ nỗi là ánh vàng của đèn bàn làm tôi lờ đờ buồn ngủ chỉ sau 5 phút thì còn học nỗi gì???)
Rồi kiểu:
- Ra giặt quần áo đi kìa, ngâm một ngày rồi đấy!
Tại sao bà ấy lai nhăm nhe nói lúc tôi đang cáu vì giải bài Toán không ra? Thế là tôi xẵng giọng:
- Em đang bận, chị cứ để đấy, không phải giặt đâu mà lo.
Và thế là bà ấy cũng không vừa:
- À, lại còn thế, con gái gì mà… (Tất nhiên đằng sau chữ "mà" là vô số điều mà con gái không nên có!)
Rồi lại kiểu:
- Tại sao lại đi đầu trần dưới nắng thế kia? Muốn ốm phải không?
- Có mỗi một lần em quên mũ thôi mà. Chị làm gì mà nghiêm trọng thế?
Ngay lập tức:
- Có biết thương ai không hả? Ốm lăn ra đấy thì lại khổ chị, khổ bố mẹ... Lớn rồi mà không biết lo thân... blah blah...
Chưa hết:
- Tờ báo HHT em mua sáng nay chị có thấy đâu không?
- Tao cho cái Nga mượn rồi.
Đáng lẽ ra tôi cũng không "ki bo" đến mức phải hét ầm ĩ lên, nhưng đằng này, vấn đề không phải là cho ai mượn, vấn đề là bà ấy đáp lại bằng một giọng tỉnh bơ như không. Cứ như trêu ngươi ấy!
Mâu thuẫn được đẩy lên "cao trào" khi một hôm, sau một hồi quát tháo ầm ĩ về chuyện tôi bùng một tiết học ra ngồi net (để viết mail cho đứa bạn ở nhà. Lẽ nào bà ấy không có bạn ở quê nữa???) Thế là, không cần "thương xót" cái tài khoản còm cõi trong điện thoại, bà ấy phone ngay về papa&mama để "Đấy, bố mẹ xem, nó dám thế đấy…".
Hôm ấy, tôi tức tưởi khóc, không phải vì trận quát của bố mẹ ngay sau đó, mà vì tôi thấy tủi thân vô cùng. Chị em ở với nhau, ai lại đối xử với nhau như thế bao giờ?
Tôi trốn vào nhà tắm, vặn nước chảy thật to và rấm rứt khóc một mình. Tôi muốn được tự do. Tôi muốn "tự quyết" lấy cuộc sống của tôi. Ôi, tôi thật là ghen tị với mấy đứa bạn tôi, đi học xa nhà, chúng nó thuê một phòng trọ, tự ăn, tự ở, tự làm tất thảy những gì mình thích. Rồi trong lúc bi quan, tôi lại nghĩ đến câu nói tôi đọc được ở đâu đó và bây giờ nó "nhảy chồm" ra, cực kỳ hợp tình hợp cảnh: "Kẻ mạnh là kẻ làm được những gì mình thích, kẻ yếu là kẻ chỉ làm được những gì họ được cho phép làm". Ừ, bất hạnh thay, tôi là một kẻ yếu. Hic!
***
3. Vì thế nên hẳn mọi người sẽ hiểu tại sao nếu khi trước tôi sắp phát điên vì xì-trét thì bây giờ tôi suýt... điên thật vì SUNG SƯỚNG khi nghe tin bà ấy sẽ đi thực tập hẳn một tháng. Ôi, tự do muôn năm, muôn năm tự do!
Tối hôm trước, lúc bà ấy chuẩn bị lên đường, tôi tíu tít xếp quần áo cho bà ấy, nói chuyện ríu rít. Bà ấy dặn dò tôi những gì, mà thú thực là bây giờ, tôi cũng chả nhớ nữa. Đại khái là không được bỏ bữa, không được bùng tiết, không được ngâm quần áo trong chậu lâu quá, rồi lại phải biết chi tiêu tiết kiệm...
Một tháng tự do của tôi bắt đầu ngay sau đó.
Đầu tiên là tôi tha hồ tung tẩy sau mỗi buổi đi học về. Tôi đến nhà mấy đứa bạn, buôn chán rồi lại kéo chúng về nhà nấu nướng. Tôi có thể ngâm đồ đến lúc bắt buộc tôi phải giặt. Tôi thích ăn lúc nào thì ăn, thích ngủ lúc nào tôi muốn. Thích mua những thứ tôi thích. Nói tóm lại, Thích là Được!
Tôi cũng gần như "tuyệt giao" với bà ấy. Nhưng là tôi thôi. Còn bà ấy vẫn thường xuyên nhắn tin cho tôi, kiểu: "Ăn cơm chưa? Nấu cơm ăn hay đi ăn cơm bụi?", "Đi học thì nhớ mang mũ, lúc tối chị xem thời tiết thấy hôm nay Hà Nội nắng đến 36 độ", "Hết tiền tiêu chưa? Ngủ một mình có sợ không? Sợ thì cứ bật bóng neong mà ngủ…". Tôi vẫn có cảm giác là bà ấy… không chịu tha cho tôi dù đang cách xa nhau… 200km.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chẳng có dấu hiện gì báo trước, đoàng một cái, tôi lăn ra sốt, chỉ sau một lần quên mũ. Tệ hại là đúng thời điểm thi đội tuyển quốc gia đang đến hồi nóng bỏng. Tệ hại nữa là, sau quãng thời gian tung tẩy kiểu "Thích là Được", "ngân quỹ" của tôi bị hao hụt nghiêm trọng, chỉ còn đủ tiền mua một ít thuốc và một ít hoa quả. Dế của tôi thì đã bị “đói pin” hơn ba ngày. Không hề có một sms được gửi đến, không có một cuộc gọi nào. Tôi không đến được lớp, và dường như bị cô lập trong căn phòng đầy ắp tự do của mình!
Buổi sáng, tỉnh dậy, dù đầu óc, mình mẩy đều đau nhức nhưng tôi vẫn đến trường để dự thi. Tôi ngán ngẩm nhận ra chậu quần áo tôi ngâm từ… tuần trước vẫn án binh bất động trong nhà tắm. Hết sạch quần áo, tôi liếc sang chiếc quần Jean và chiếc áo màu vàng nhạt của bà ấy. Đây là bộ quần áo mà hôm đi Lạng Sơn chơi, bà ấy đã xách về cho tôi, nhưng tôi chê xấu không mặc. Thế là bà ấy mặc luôn.
Tôi thử nguyên bộ quần áo ấy. Đứng trước gương và ngắm nghía. Tôi nghe mũi mình cay cay khi trong tích tắc nhận ra rằng, tôi và bà ấy giống nhau biết bao! Đôi mắt này, cái trán dô này, cả cái miệng hơi hếch lên bướng bỉnh… Không! Giờ thì thực sự tôi muốn có bà ấy bên cạnh mình, bất kể tôi có ốm hay không?!
Tôi không còn nhớ tôi đã như thế nào trong phòng thi với cái đầu nóng hơn 39 độ. Khi tôi lê bước về đến nhà, đã thấy bà ấy ngồi thu lu bên mâm cơm đã nấu sẵn, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc di động. Thoáng thấy tôi, bà ấy bật dậy như một chiếc lò xo và… lại quát ầm lên:
- Mày làm sao mà cả tuần liền không nghe điện thoại? Sao không nhắn tin cho chị? Chị tưởng mày nửa đêm bị ma bắt đi rồi, mày không biết là chị mày lo cho mày thế nào à? Đồ vô tâm, vô duyên…
Tôi không chú ý đến âm lượng cũng như nội dung những gì bà ấy bắn ra. Tôi nhìn chằm chặp vào bà ấy, lắp bắp hỏi:
- Hơ, em quên xạc pin… chị… chị về sớm thế? Sao không báo trước… em tưởng… một tháng…
- Sao? Tiếc nuối vì tự do kết thúc sớm quá à? - Bà ấy hùng hổ - Hừm… thì đúng là một tháng thật, nhưng sốt ruột quá, lại lo không biết mày ăn uống kiểu gì, lại thi cử đến nơi… Phải cố làm nhanh báo cáo rồi xin phép về trước mấy hôm… - Giọng bà ấy tự nhiên nhỏ dần đều. Xong, nhìn tôi chòng chọc:
- Trời, mày ốm đấy à? Chết, sao mà nóng thế này….
- Không, em có bị làm sao đâu, ngủ một giấc là khỏe ngay… Thôi, em đi rửa mặt rồi vào ăn cơm…
Tôi nói nhanh, lại chạy ào vào nhà tắm, lại xả nước thật to và khóc cho đến lúc cánh cửa nhà tăm bị lay ầm ầm và tiếng bà ấy thánh thót chót vót "trên quãng tám":
- Làm gì mà chậm như rùa thế? Ra ăn cơm rồi tao mua lá xông cho, chiều xông….
***
4. Tôi đã trượt vào đội tuyển quốc gia. Nhưng tôi biết, tôi đã vượt qua "cuộc thi tìm hiểu… bà chị mình" với số điểm xuất sắc được tính bằng yêu thương. Nhiều lúc tôi lại lẩn thẩn nghĩ, nếu bà ấy không… chịu xa tôi gần một tháng, nếu tôi không tung tẩy đến mức ốm lăn ra... thì có lẽ bây giờ, tôi vẫn sẽ là mặt trăng, bà ấy vẫn là… mặt trời
Bà chị khó tính ơi, có thể ngày mai, hai chị em mình vẫn chí choé, vẫn mặt nặng mày nhẹ với nhau, nhưng em biết rằng, có những thứ khi đã tìm được rồi sẽ không bao giờ mất đi được!
(sưu tầm )
Nhưng than ôi, cái "hạnh phúc mong manh" ấy chỉ đến và trú ngụ trong căn phòng trọ của chúng tôi chưa đầy ba tháng. Tôi nhận ra tôi là mặt trăng, còn bà ấy là mặt trời. Bắt đầu là những mâu thuẫn "nho nhỏ như con thỏ", kiểu:
- Bật đèn bàn mà học, mày để bóng neong chị không ngủ được. (Nhưng khổ nỗi là ánh vàng của đèn bàn làm tôi lờ đờ buồn ngủ chỉ sau 5 phút thì còn học nỗi gì???)
Rồi kiểu:
- Ra giặt quần áo đi kìa, ngâm một ngày rồi đấy!
Tại sao bà ấy lai nhăm nhe nói lúc tôi đang cáu vì giải bài Toán không ra? Thế là tôi xẵng giọng:
- Em đang bận, chị cứ để đấy, không phải giặt đâu mà lo.
Và thế là bà ấy cũng không vừa:
- À, lại còn thế, con gái gì mà… (Tất nhiên đằng sau chữ "mà" là vô số điều mà con gái không nên có!)
Rồi lại kiểu:
- Tại sao lại đi đầu trần dưới nắng thế kia? Muốn ốm phải không?
- Có mỗi một lần em quên mũ thôi mà. Chị làm gì mà nghiêm trọng thế?
Ngay lập tức:
- Có biết thương ai không hả? Ốm lăn ra đấy thì lại khổ chị, khổ bố mẹ... Lớn rồi mà không biết lo thân... blah blah...
Chưa hết:
- Tờ báo HHT em mua sáng nay chị có thấy đâu không?
- Tao cho cái Nga mượn rồi.
Đáng lẽ ra tôi cũng không "ki bo" đến mức phải hét ầm ĩ lên, nhưng đằng này, vấn đề không phải là cho ai mượn, vấn đề là bà ấy đáp lại bằng một giọng tỉnh bơ như không. Cứ như trêu ngươi ấy!
Mâu thuẫn được đẩy lên "cao trào" khi một hôm, sau một hồi quát tháo ầm ĩ về chuyện tôi bùng một tiết học ra ngồi net (để viết mail cho đứa bạn ở nhà. Lẽ nào bà ấy không có bạn ở quê nữa???) Thế là, không cần "thương xót" cái tài khoản còm cõi trong điện thoại, bà ấy phone ngay về papa&mama để "Đấy, bố mẹ xem, nó dám thế đấy…".
Hôm ấy, tôi tức tưởi khóc, không phải vì trận quát của bố mẹ ngay sau đó, mà vì tôi thấy tủi thân vô cùng. Chị em ở với nhau, ai lại đối xử với nhau như thế bao giờ?
Tôi trốn vào nhà tắm, vặn nước chảy thật to và rấm rứt khóc một mình. Tôi muốn được tự do. Tôi muốn "tự quyết" lấy cuộc sống của tôi. Ôi, tôi thật là ghen tị với mấy đứa bạn tôi, đi học xa nhà, chúng nó thuê một phòng trọ, tự ăn, tự ở, tự làm tất thảy những gì mình thích. Rồi trong lúc bi quan, tôi lại nghĩ đến câu nói tôi đọc được ở đâu đó và bây giờ nó "nhảy chồm" ra, cực kỳ hợp tình hợp cảnh: "Kẻ mạnh là kẻ làm được những gì mình thích, kẻ yếu là kẻ chỉ làm được những gì họ được cho phép làm". Ừ, bất hạnh thay, tôi là một kẻ yếu. Hic!
***
3. Vì thế nên hẳn mọi người sẽ hiểu tại sao nếu khi trước tôi sắp phát điên vì xì-trét thì bây giờ tôi suýt... điên thật vì SUNG SƯỚNG khi nghe tin bà ấy sẽ đi thực tập hẳn một tháng. Ôi, tự do muôn năm, muôn năm tự do!
Tối hôm trước, lúc bà ấy chuẩn bị lên đường, tôi tíu tít xếp quần áo cho bà ấy, nói chuyện ríu rít. Bà ấy dặn dò tôi những gì, mà thú thực là bây giờ, tôi cũng chả nhớ nữa. Đại khái là không được bỏ bữa, không được bùng tiết, không được ngâm quần áo trong chậu lâu quá, rồi lại phải biết chi tiêu tiết kiệm...
Một tháng tự do của tôi bắt đầu ngay sau đó.
Đầu tiên là tôi tha hồ tung tẩy sau mỗi buổi đi học về. Tôi đến nhà mấy đứa bạn, buôn chán rồi lại kéo chúng về nhà nấu nướng. Tôi có thể ngâm đồ đến lúc bắt buộc tôi phải giặt. Tôi thích ăn lúc nào thì ăn, thích ngủ lúc nào tôi muốn. Thích mua những thứ tôi thích. Nói tóm lại, Thích là Được!
Tôi cũng gần như "tuyệt giao" với bà ấy. Nhưng là tôi thôi. Còn bà ấy vẫn thường xuyên nhắn tin cho tôi, kiểu: "Ăn cơm chưa? Nấu cơm ăn hay đi ăn cơm bụi?", "Đi học thì nhớ mang mũ, lúc tối chị xem thời tiết thấy hôm nay Hà Nội nắng đến 36 độ", "Hết tiền tiêu chưa? Ngủ một mình có sợ không? Sợ thì cứ bật bóng neong mà ngủ…". Tôi vẫn có cảm giác là bà ấy… không chịu tha cho tôi dù đang cách xa nhau… 200km.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chẳng có dấu hiện gì báo trước, đoàng một cái, tôi lăn ra sốt, chỉ sau một lần quên mũ. Tệ hại là đúng thời điểm thi đội tuyển quốc gia đang đến hồi nóng bỏng. Tệ hại nữa là, sau quãng thời gian tung tẩy kiểu "Thích là Được", "ngân quỹ" của tôi bị hao hụt nghiêm trọng, chỉ còn đủ tiền mua một ít thuốc và một ít hoa quả. Dế của tôi thì đã bị “đói pin” hơn ba ngày. Không hề có một sms được gửi đến, không có một cuộc gọi nào. Tôi không đến được lớp, và dường như bị cô lập trong căn phòng đầy ắp tự do của mình!
Buổi sáng, tỉnh dậy, dù đầu óc, mình mẩy đều đau nhức nhưng tôi vẫn đến trường để dự thi. Tôi ngán ngẩm nhận ra chậu quần áo tôi ngâm từ… tuần trước vẫn án binh bất động trong nhà tắm. Hết sạch quần áo, tôi liếc sang chiếc quần Jean và chiếc áo màu vàng nhạt của bà ấy. Đây là bộ quần áo mà hôm đi Lạng Sơn chơi, bà ấy đã xách về cho tôi, nhưng tôi chê xấu không mặc. Thế là bà ấy mặc luôn.
Tôi thử nguyên bộ quần áo ấy. Đứng trước gương và ngắm nghía. Tôi nghe mũi mình cay cay khi trong tích tắc nhận ra rằng, tôi và bà ấy giống nhau biết bao! Đôi mắt này, cái trán dô này, cả cái miệng hơi hếch lên bướng bỉnh… Không! Giờ thì thực sự tôi muốn có bà ấy bên cạnh mình, bất kể tôi có ốm hay không?!
Tôi không còn nhớ tôi đã như thế nào trong phòng thi với cái đầu nóng hơn 39 độ. Khi tôi lê bước về đến nhà, đã thấy bà ấy ngồi thu lu bên mâm cơm đã nấu sẵn, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc di động. Thoáng thấy tôi, bà ấy bật dậy như một chiếc lò xo và… lại quát ầm lên:
- Mày làm sao mà cả tuần liền không nghe điện thoại? Sao không nhắn tin cho chị? Chị tưởng mày nửa đêm bị ma bắt đi rồi, mày không biết là chị mày lo cho mày thế nào à? Đồ vô tâm, vô duyên…
Tôi không chú ý đến âm lượng cũng như nội dung những gì bà ấy bắn ra. Tôi nhìn chằm chặp vào bà ấy, lắp bắp hỏi:
- Hơ, em quên xạc pin… chị… chị về sớm thế? Sao không báo trước… em tưởng… một tháng…
- Sao? Tiếc nuối vì tự do kết thúc sớm quá à? - Bà ấy hùng hổ - Hừm… thì đúng là một tháng thật, nhưng sốt ruột quá, lại lo không biết mày ăn uống kiểu gì, lại thi cử đến nơi… Phải cố làm nhanh báo cáo rồi xin phép về trước mấy hôm… - Giọng bà ấy tự nhiên nhỏ dần đều. Xong, nhìn tôi chòng chọc:
- Trời, mày ốm đấy à? Chết, sao mà nóng thế này….
- Không, em có bị làm sao đâu, ngủ một giấc là khỏe ngay… Thôi, em đi rửa mặt rồi vào ăn cơm…
Tôi nói nhanh, lại chạy ào vào nhà tắm, lại xả nước thật to và khóc cho đến lúc cánh cửa nhà tăm bị lay ầm ầm và tiếng bà ấy thánh thót chót vót "trên quãng tám":
- Làm gì mà chậm như rùa thế? Ra ăn cơm rồi tao mua lá xông cho, chiều xông….
***
4. Tôi đã trượt vào đội tuyển quốc gia. Nhưng tôi biết, tôi đã vượt qua "cuộc thi tìm hiểu… bà chị mình" với số điểm xuất sắc được tính bằng yêu thương. Nhiều lúc tôi lại lẩn thẩn nghĩ, nếu bà ấy không… chịu xa tôi gần một tháng, nếu tôi không tung tẩy đến mức ốm lăn ra... thì có lẽ bây giờ, tôi vẫn sẽ là mặt trăng, bà ấy vẫn là… mặt trời
Bà chị khó tính ơi, có thể ngày mai, hai chị em mình vẫn chí choé, vẫn mặt nặng mày nhẹ với nhau, nhưng em biết rằng, có những thứ khi đã tìm được rồi sẽ không bao giờ mất đi được!
(sưu tầm )