Một vụ phun trào núi lửa khủng khiếp từng làm giảm mạnh số lượng sinh vật trên địa cầu thời tiền sử, song nó cũng góp phần giúp loài người đạt được trí tuệ như ngày nay.
Khi các siêu núi lửa phun trào, khí hậu trái đất thay đổi và cuộc sống đứng trước thử thách to lớn. Các nhà khoa học chứng minh rằng một sự kiện như thế từng xảy ra 74.000 năm trước, khi núi lửa khổng lồ Toba phun trào trên hòn đảo mà ngày nay người ta gọi là Sumatra (thuộc Indonesia). Lực phun của nó được cho là gấp 1.000 đến 10.000 lần ngọn St. Helen nổi tiếng ở Mỹ.
Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng hoạt động của núi lửa Toba tác động lớn tới quá trình tiến hóa của loài người, bởi dân số trên địa cầu từng giảm mạnh sau khi núi lửa hoạt động.
Alan Robock và Georgiy Stenchikov – hai nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) - và cộng sự dùng 6 mô hình giả lập về khí hậu để tìm hiểu tác động của núi lửa Toba. Một mô hình cho thấy quả đất từng trải qua một mùa đông kéo dài liên tục trong 10 năm. Tình trạng ấy có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và các hệ sinh thái toàn cầu.
Núi lửa Toba trên đảo Sumatra, Indonesia. (Ảnh: andaman.org)
Theo nhóm nghiên cứu, tro bụi của núi lửa Toba ngăn cản ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh. Một mùa đông lạnh lẽo kéo dài liên tục trong ít nhất 10 năm, khiến thực vật và động vật tuyệt chủng hàng loạt. Chỉ còn khoảng vài nghìn người sống sót sau mùa đông khủng khiếp ấy. Điều đó giải thích tại sao tất cả ADN ngày nay của con người đều gần giống nhau.
Dù loài người đã tiến hóa theo con đường khác so với động vật linh trưởng cách đây vài triệu năm, tất cả nhân loại ngày nay đều là con cháu của vài nghìn người còn sống sau thảm họa Toba. Trí thông minh của chúng ta chỉ có 74.000 năm – tương đương một cái chớp mắt trong tuổi đời của trái đất - để tiến hóa tới mức độ như ngày nay.
Các nhà khoa học chưa biết lần phun trào tiếp theo của siêu núi lửa Toba sẽ xảy ra khi nào, nhưng họ tính được rằng mỗi lần phun trào của nó cách nhau 50 đến 100 nghìn năm. Họ nhận định rằng sau một thảm họa giống như vụ phun trào của Toba, tổ tiên của chúng ta đã buộc phải từ bỏ lối sống đã hình thành từ nhiều thế hệ trước đó. Họ phải động não nhiều hơn trong hoạt động tìm kiếm thức ăn.
Nhiều chuyên gia thần kinh còn khẳng định, trí thông minh của loài người gồm khả năng học ngôn ngữ và lập kế hoạch đã tiến hóa mạnh để đối phó với những thỏa họa tương tự trong tương lai.
Theo KHOAHOC
Khi các siêu núi lửa phun trào, khí hậu trái đất thay đổi và cuộc sống đứng trước thử thách to lớn. Các nhà khoa học chứng minh rằng một sự kiện như thế từng xảy ra 74.000 năm trước, khi núi lửa khổng lồ Toba phun trào trên hòn đảo mà ngày nay người ta gọi là Sumatra (thuộc Indonesia). Lực phun của nó được cho là gấp 1.000 đến 10.000 lần ngọn St. Helen nổi tiếng ở Mỹ.
Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng hoạt động của núi lửa Toba tác động lớn tới quá trình tiến hóa của loài người, bởi dân số trên địa cầu từng giảm mạnh sau khi núi lửa hoạt động.
Alan Robock và Georgiy Stenchikov – hai nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) - và cộng sự dùng 6 mô hình giả lập về khí hậu để tìm hiểu tác động của núi lửa Toba. Một mô hình cho thấy quả đất từng trải qua một mùa đông kéo dài liên tục trong 10 năm. Tình trạng ấy có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và các hệ sinh thái toàn cầu.
Núi lửa Toba trên đảo Sumatra, Indonesia. (Ảnh: andaman.org)
Theo nhóm nghiên cứu, tro bụi của núi lửa Toba ngăn cản ánh sáng mặt trời khiến nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh. Một mùa đông lạnh lẽo kéo dài liên tục trong ít nhất 10 năm, khiến thực vật và động vật tuyệt chủng hàng loạt. Chỉ còn khoảng vài nghìn người sống sót sau mùa đông khủng khiếp ấy. Điều đó giải thích tại sao tất cả ADN ngày nay của con người đều gần giống nhau.
Dù loài người đã tiến hóa theo con đường khác so với động vật linh trưởng cách đây vài triệu năm, tất cả nhân loại ngày nay đều là con cháu của vài nghìn người còn sống sau thảm họa Toba. Trí thông minh của chúng ta chỉ có 74.000 năm – tương đương một cái chớp mắt trong tuổi đời của trái đất - để tiến hóa tới mức độ như ngày nay.
Các nhà khoa học chưa biết lần phun trào tiếp theo của siêu núi lửa Toba sẽ xảy ra khi nào, nhưng họ tính được rằng mỗi lần phun trào của nó cách nhau 50 đến 100 nghìn năm. Họ nhận định rằng sau một thảm họa giống như vụ phun trào của Toba, tổ tiên của chúng ta đã buộc phải từ bỏ lối sống đã hình thành từ nhiều thế hệ trước đó. Họ phải động não nhiều hơn trong hoạt động tìm kiếm thức ăn.
Nhiều chuyên gia thần kinh còn khẳng định, trí thông minh của loài người gồm khả năng học ngôn ngữ và lập kế hoạch đã tiến hóa mạnh để đối phó với những thỏa họa tương tự trong tương lai.
Theo KHOAHOC