Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Khảo cổ học
Loài người có thể không tiến hóa từ tinh tinh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 11157" data-attributes="member: 7"><p>Bộ xương của một người tiền sử sống tại châu Phi cách đây 4,4 triệu năm cho thấy loài người không tiến hóa từ những sinh vật có hình dáng giống tinh tinh. Ngoài ra, lịch sử nhân loại đã bắt đầu sớm hơn một triệu năm.</p><p> </p><p>Bộ xương hóa thạch – có tên <em>Ardipithecus ramidus</em> nhưng gọi tắt là “Ardi” – được lắp ghép từ 125 mảnh xương. Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) cho biết, bộ xương có niên đại 4,4 triệu năm và hình dáng của nó khác xa loài người và các động vật linh trưởng hiện đại. </p><p> </p><p>Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng “Ardi” có thể là sinh vật thuộc họ người cổ xưa nhất mà giới khoa học từng phát hiện. Theo mô tả của họ thì đó là bộ xương của một cá thể cái thuộc loài <em>Ardipithecus ramidus</em>. Khu vực sinh sống của nó thuộc lãnh thổ Ethiopia ngày nay. "Ardi" cao khoảng 1,2 m và nặng 50 kg.</p><p>Theo <em>AP</em>, mẩu xương đầu tiên của “Ardi” được tìm thấy vào năm 1994 tại một nơi cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Kể từ đó tới nay các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 125 mẩu xương. Các nghiên cứu cho thấy sinh vật này leo trèo trên cây bằng cả 4 chi và dành khoảng một nửa cuộc đời trên cây. “Ardi” có thể bước bằng hai chân và vươn thẳng người khi di chuyển trên mặt đất. Răng của nó không dài và sắc như răng của tinh tinh hiện đại. Điều đó có nghĩa là chúng hiền lành hơn, vì răng là vũ khí lợi hại của tinh tinh trong các cuộc chiến. Nhưng não của nó (khá nhỏ) lại nằm ở vị trí giống hệt người hiện đại.</p><p>"Đây không phải hóa thạch bình thường. Nó không phải tinh tinh, cũng chẳng phải người. Tim White, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học California, nói.</p><p></p><p><em>Reuters</em> cho biết, trước khi tìm thấy “Ardi”, giới khoa học cho rằng “Lucy” – bộ xương của một loài khác có tên <em>Australopithecus afarensis</em> - mới là người tiền sử cổ xưa nhất từng được phát hiện. Hóa thạch đó có niên đại 3,2 triệu năm và được phát hiện vào năm 1974 tại một vị trí cách "Ardi" khoảng 70 km. Người ta từng coi "Lucy" là "tổ tiên của loài người" và là giai đoạn trung gian trong quá trình con người tiến hóa từ tinh tinh. Trước khi "Ardi" được phát hiện, </p><p></p><p>Tuy nhiên, “Ardi” có niên đại cao hơn “Lucy” tới hơn một triệu năm. Điều đó có nghĩa là lịch sử của loài người đã bắt đầu sớm hơn nhiều.</p><p> </p><p>"Nhiều nhà khoa học cho rằng loài người tiến hóa từ tinh tinh. Nhưng hóa thạch của Ardi cho thấy cả người và tinh tinh đều cùng tiến hóa từ một tổ tiên chung và tổ tiên chung đó xuất hiện sớm hơn chúng tưởng", White nhận xét.</p><p> </p><p>Theo <em>BBC</em>, kết quả phân tích gene của "Ardi" cho thấy loài người và tinh tinh (loài có quan hệ gần gũi nhất với chúng ta) bắt đầu tiến hóa theo hai hướng khác nhau cách đây 6-7 triệu năm. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng tổ tiên của loài người tách khỏi tinh tinh từ 4 triệu năm trước.</p><p> </p><p>Trong bài viết trên tạp chí <em>Science</em> (Mỹ), nhóm nghiên cứu cho rằng “Ardi” là một tổ tiên của loài người song hậu duệ của bà không tiến hóa thành tinh tinh hay bất kỳ loài linh trưởng nào khác. “Ardi” có đầu giống động vật linh trưởng và các ngón chân đối diện nhau để có thể leo trèo dễ dàng. Nhưng bàn tay, cổ tay và xương chậu cho thấy dáng đi của bà giống người hiện đại, chứ không lom khom như tinh tinh hay khỉ đột.</p><p> </p><p>“Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người. Các bộ phận của bộ xương này, như tay và chân, còn khá nguyên vẹn”, David Pilbeam, một chuyên gia làm việc tại Bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc của Đại học Harvard (Mỹ), khẳng định. Pilbeam không tham gia nhóm nghiên cứu của Đại học California.</p><p> </p><p>Còn nhà nhân chủng học C. Owen Lovejoy của Đại học Kent (Mỹ) phát biểu: "Hóa thạch này đảo lộn mọi hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người".</p><p></p><p>Khi được hỏi liệu "Ardi" có phải tổ tiên trực tiếp của con người hay không, Tim White cho rằng ông và cộng sự cần phải nghiên cứu thêm. Nhưng ông nhận xét: "Có thể Ardi không phải là tổ tiên chung của người và tinh tinh, nhưng là sinh vật có quan hệ gần gũi nhất với tổ tiên của chúng ta".</p><p> </p><p style="text-align: right"><strong>Theo Minh Long - VnExpress</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 11157, member: 7"] Bộ xương của một người tiền sử sống tại châu Phi cách đây 4,4 triệu năm cho thấy loài người không tiến hóa từ những sinh vật có hình dáng giống tinh tinh. Ngoài ra, lịch sử nhân loại đã bắt đầu sớm hơn một triệu năm. Bộ xương hóa thạch – có tên [I]Ardipithecus ramidus[/I] nhưng gọi tắt là “Ardi” – được lắp ghép từ 125 mảnh xương. Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) cho biết, bộ xương có niên đại 4,4 triệu năm và hình dáng của nó khác xa loài người và các động vật linh trưởng hiện đại. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng “Ardi” có thể là sinh vật thuộc họ người cổ xưa nhất mà giới khoa học từng phát hiện. Theo mô tả của họ thì đó là bộ xương của một cá thể cái thuộc loài [I]Ardipithecus ramidus[/I]. Khu vực sinh sống của nó thuộc lãnh thổ Ethiopia ngày nay. "Ardi" cao khoảng 1,2 m và nặng 50 kg. Theo [I]AP[/I], mẩu xương đầu tiên của “Ardi” được tìm thấy vào năm 1994 tại một nơi cách thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Kể từ đó tới nay các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 125 mẩu xương. Các nghiên cứu cho thấy sinh vật này leo trèo trên cây bằng cả 4 chi và dành khoảng một nửa cuộc đời trên cây. “Ardi” có thể bước bằng hai chân và vươn thẳng người khi di chuyển trên mặt đất. Răng của nó không dài và sắc như răng của tinh tinh hiện đại. Điều đó có nghĩa là chúng hiền lành hơn, vì răng là vũ khí lợi hại của tinh tinh trong các cuộc chiến. Nhưng não của nó (khá nhỏ) lại nằm ở vị trí giống hệt người hiện đại. "Đây không phải hóa thạch bình thường. Nó không phải tinh tinh, cũng chẳng phải người. Tim White, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học California, nói. [I]Reuters[/I] cho biết, trước khi tìm thấy “Ardi”, giới khoa học cho rằng “Lucy” – bộ xương của một loài khác có tên [I]Australopithecus afarensis[/I] - mới là người tiền sử cổ xưa nhất từng được phát hiện. Hóa thạch đó có niên đại 3,2 triệu năm và được phát hiện vào năm 1974 tại một vị trí cách "Ardi" khoảng 70 km. Người ta từng coi "Lucy" là "tổ tiên của loài người" và là giai đoạn trung gian trong quá trình con người tiến hóa từ tinh tinh. Trước khi "Ardi" được phát hiện, Tuy nhiên, “Ardi” có niên đại cao hơn “Lucy” tới hơn một triệu năm. Điều đó có nghĩa là lịch sử của loài người đã bắt đầu sớm hơn nhiều. "Nhiều nhà khoa học cho rằng loài người tiến hóa từ tinh tinh. Nhưng hóa thạch của Ardi cho thấy cả người và tinh tinh đều cùng tiến hóa từ một tổ tiên chung và tổ tiên chung đó xuất hiện sớm hơn chúng tưởng", White nhận xét. Theo [I]BBC[/I], kết quả phân tích gene của "Ardi" cho thấy loài người và tinh tinh (loài có quan hệ gần gũi nhất với chúng ta) bắt đầu tiến hóa theo hai hướng khác nhau cách đây 6-7 triệu năm. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng tổ tiên của loài người tách khỏi tinh tinh từ 4 triệu năm trước. Trong bài viết trên tạp chí [I]Science[/I] (Mỹ), nhóm nghiên cứu cho rằng “Ardi” là một tổ tiên của loài người song hậu duệ của bà không tiến hóa thành tinh tinh hay bất kỳ loài linh trưởng nào khác. “Ardi” có đầu giống động vật linh trưởng và các ngón chân đối diện nhau để có thể leo trèo dễ dàng. Nhưng bàn tay, cổ tay và xương chậu cho thấy dáng đi của bà giống người hiện đại, chứ không lom khom như tinh tinh hay khỉ đột. “Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người. Các bộ phận của bộ xương này, như tay và chân, còn khá nguyên vẹn”, David Pilbeam, một chuyên gia làm việc tại Bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc của Đại học Harvard (Mỹ), khẳng định. Pilbeam không tham gia nhóm nghiên cứu của Đại học California. Còn nhà nhân chủng học C. Owen Lovejoy của Đại học Kent (Mỹ) phát biểu: "Hóa thạch này đảo lộn mọi hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người". Khi được hỏi liệu "Ardi" có phải tổ tiên trực tiếp của con người hay không, Tim White cho rằng ông và cộng sự cần phải nghiên cứu thêm. Nhưng ông nhận xét: "Có thể Ardi không phải là tổ tiên chung của người và tinh tinh, nhưng là sinh vật có quan hệ gần gũi nhất với tổ tiên của chúng ta". [RIGHT][B]Theo Minh Long - VnExpress[/B][/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Khảo cổ học
Loài người có thể không tiến hóa từ tinh tinh
Top